Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.
Chẳng hiểu vì sao cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống về văn học sử Nam bộ, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vốn được xem là hết sức độc đáo và phong phú, góp phần mở đầu và tạo nên diện mạo cho nền văn chương Việt Nam hiện đại. Sự thiếu hụt ấy được bù đắp một phần quan trọng bởi sự xuất hiện của tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành quý 4-2016. Công trình hiếm hoi và khác biệt này lập tức đã gây chú ý đối với những người quan tâm đến lịch sử văn học vùng đất mới phương Nam, nhất là trung tâm Sài Gòn - TPHCM.
Hai nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy thuộc hai thế hệ khác nhau, hiện cùng giảng dạy tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học KHXH-NV TPHCM và cùng mối quan tâm về “khoảng trắng” lâu nay của văn chương Nam bộ. PGS-TS Võ Văn Nhơn sinh năm 1956 ở Hóc Môn - Gia Định, còn thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thúy sinh năm 1987 ở Tây Ninh, mà theo nhận định của GS-TS Huỳnh Như Phương trong lời tựa sách: “Giữa họ có khoảng cách về tuổi tác, về nguồn đào tạo, lẫn về thị hiếu thẩm mỹ; đồng thời cũng có những điểm chung: niềm xác tín về phẩm chất và giá trị của văn chương phương Nam, tinh thần khách quan, sự cẩn trọng trong khoa học và ý thức trách nhiệm của người dạy học trước sự thật lịch sử mà mình muốn khẳng định và truyền đạt”.
Tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết là kết quả hơn 10 năm lặng lẽ nghiên cứu của hai tác giả, gồm 25 bài viết được chia làm hai phần. Phần thứ nhất gồm những bài viết mang tầm khái quát về những vấn đề cụ thể của văn học Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Báo chí Quốc ngữ Latinh với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam bộ, văn học dịch, ảnh hưởng của tiểu thuyết nước ngoài đối với sự hình thành và phát triển nền tiểu thuyết Quốc ngữ ở Nam kỳ, quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn Nam bộ, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết hành động, Hà Hương phong nguyệt - tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên, truyện và tiểu thuyết trên báo Nam Kỳ địa phận, mảng văn học trên báo Sống. Đồng thời, trong phần thứ nhất còn có bốn bài viết đáng chú ý khác: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đến tiểu thuyết ở đô thị Nam Bộ 1945-1954, Tác phẩm ký ở đô thị Nam Bộ 1945-1954, Một vài đặc điểm truyện của người viết trẻ ở TPHCM những năm đầu thế kỷ XXI, và đặc biệt là bài nghiên cứu công phu gây tiếng vang gần đây, được nhiều tờ báo đăng tải, trích dẫn: Văn học thị trường ở TPHCM.
Phần thứ hai của cuốn sách Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết gồm chân dung của một số nhà văn tiêu biểu của Nam bộ từ năm 1954 trở về trước, chủ yếu vẫn là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ Nhy, Nguyễn Chánh Sắt, Phan Thị Bạch Vân, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Trúc Hà, Lư Khê, Vũ Anh Khanh. Với những tư liệu được minh định công phu, dẫn chứng chính xác, hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy đã tái hiện chân dung những nhà văn có nhiều đóng góp mà lâu nay ít được nhắc đến, như Biến Ngũ Nhy - người viết truyện trinh thám đầu tiên ở Việt Nam; Lê Hoằng Mưu - nhà văn của những thử nghiệm táo bạo đầu thế kỷ XX; Một nhà văn nữ tranh đấu cho nữ quyền vào đầu thế kỷ XX: Phan Thị Bạch Vân; Vũ Anh Khanh - cây bút hàng đầu của dòng văn chương tranh đấu miền Nam 1945-1954, cùng những phát hiện, đính chính, bổ khuyết về hai nhà văn Trúc Hà, Lư Khê trong nhóm “Hà Tiên tứ tuyệt” và những tác giả, tác phẩm khác, cũng như mối quan hệ sâu sắc giữa báo chí với văn chương của Nam bộ từ buổi ban đầu…
Một điều thú vị nữa là tại Hội thảo “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới: Thực trạng và triển vọng” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức ở Hà Nội vào tháng 5-2015, bài viết Văn học thị trường ở TPHCM của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy là một tham luận gây được nhiều sự chú ý, trên cơ sở đó Viện Văn học nảy ra ý tưởng tổ chức Hội thảo “Thị trường văn học và văn học thị trường: Lý luận và thực tiễn” vào tháng 8-2016 cũng ở Hà Nội. Bài viết không chỉ cung cấp những dữ liệu đã được điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng mà còn thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học về một thực trạng đời sống văn học mang tính thời sự ở một trung tâm văn học lớn của cả nước: “Người ta lo lắng giới trẻ chìm đắm trong thị hiếu tầm thường, thấp kém, nhưng người ta cũng quên mất rằng không phải chỉ riêng giới trẻ, mà ở bất cứ lứa tuổi nào, số đông vẫn là những người không chuyên nghiệp, vì vậy không thể đòi hỏi họ đọc và yêu thích những thứ mà chỉ những người chuyên nghiệp, được trang bị kiến thức và kỹ năng tương ứng, mới có thể quan tâm”.
Với quan điểm như trên, tôi cũng cho rằng tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không thể đòi hỏi số đông người tìm đọc, nhưng đây là công trình nghiên cứu thực sự có giá trị trong quá trình khám phá, bổ khuyết về lịch sử văn chương Nam bộ, dù trong sách còn một số chân dung nhà văn thể hiện hơi sơ lược và cần bổ khuyết cho đầy đặn hơn, sắc nét hơn.
Theo Phan Phú Yên - SGGP
Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.
Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.
Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.
Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).
Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.
Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.
NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.
“Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.
Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.
Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.
Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).
Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).
Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.
Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.
Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.
Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...
Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.
Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.