Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.
Chẳng hiểu vì sao cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống về văn học sử Nam bộ, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vốn được xem là hết sức độc đáo và phong phú, góp phần mở đầu và tạo nên diện mạo cho nền văn chương Việt Nam hiện đại. Sự thiếu hụt ấy được bù đắp một phần quan trọng bởi sự xuất hiện của tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành quý 4-2016. Công trình hiếm hoi và khác biệt này lập tức đã gây chú ý đối với những người quan tâm đến lịch sử văn học vùng đất mới phương Nam, nhất là trung tâm Sài Gòn - TPHCM.
Hai nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy thuộc hai thế hệ khác nhau, hiện cùng giảng dạy tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học KHXH-NV TPHCM và cùng mối quan tâm về “khoảng trắng” lâu nay của văn chương Nam bộ. PGS-TS Võ Văn Nhơn sinh năm 1956 ở Hóc Môn - Gia Định, còn thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thúy sinh năm 1987 ở Tây Ninh, mà theo nhận định của GS-TS Huỳnh Như Phương trong lời tựa sách: “Giữa họ có khoảng cách về tuổi tác, về nguồn đào tạo, lẫn về thị hiếu thẩm mỹ; đồng thời cũng có những điểm chung: niềm xác tín về phẩm chất và giá trị của văn chương phương Nam, tinh thần khách quan, sự cẩn trọng trong khoa học và ý thức trách nhiệm của người dạy học trước sự thật lịch sử mà mình muốn khẳng định và truyền đạt”.
Tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết là kết quả hơn 10 năm lặng lẽ nghiên cứu của hai tác giả, gồm 25 bài viết được chia làm hai phần. Phần thứ nhất gồm những bài viết mang tầm khái quát về những vấn đề cụ thể của văn học Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Báo chí Quốc ngữ Latinh với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam bộ, văn học dịch, ảnh hưởng của tiểu thuyết nước ngoài đối với sự hình thành và phát triển nền tiểu thuyết Quốc ngữ ở Nam kỳ, quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn Nam bộ, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết hành động, Hà Hương phong nguyệt - tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên, truyện và tiểu thuyết trên báo Nam Kỳ địa phận, mảng văn học trên báo Sống. Đồng thời, trong phần thứ nhất còn có bốn bài viết đáng chú ý khác: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đến tiểu thuyết ở đô thị Nam Bộ 1945-1954, Tác phẩm ký ở đô thị Nam Bộ 1945-1954, Một vài đặc điểm truyện của người viết trẻ ở TPHCM những năm đầu thế kỷ XXI, và đặc biệt là bài nghiên cứu công phu gây tiếng vang gần đây, được nhiều tờ báo đăng tải, trích dẫn: Văn học thị trường ở TPHCM.
Phần thứ hai của cuốn sách Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết gồm chân dung của một số nhà văn tiêu biểu của Nam bộ từ năm 1954 trở về trước, chủ yếu vẫn là giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ Nhy, Nguyễn Chánh Sắt, Phan Thị Bạch Vân, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Trúc Hà, Lư Khê, Vũ Anh Khanh. Với những tư liệu được minh định công phu, dẫn chứng chính xác, hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy đã tái hiện chân dung những nhà văn có nhiều đóng góp mà lâu nay ít được nhắc đến, như Biến Ngũ Nhy - người viết truyện trinh thám đầu tiên ở Việt Nam; Lê Hoằng Mưu - nhà văn của những thử nghiệm táo bạo đầu thế kỷ XX; Một nhà văn nữ tranh đấu cho nữ quyền vào đầu thế kỷ XX: Phan Thị Bạch Vân; Vũ Anh Khanh - cây bút hàng đầu của dòng văn chương tranh đấu miền Nam 1945-1954, cùng những phát hiện, đính chính, bổ khuyết về hai nhà văn Trúc Hà, Lư Khê trong nhóm “Hà Tiên tứ tuyệt” và những tác giả, tác phẩm khác, cũng như mối quan hệ sâu sắc giữa báo chí với văn chương của Nam bộ từ buổi ban đầu…
Một điều thú vị nữa là tại Hội thảo “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới: Thực trạng và triển vọng” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức ở Hà Nội vào tháng 5-2015, bài viết Văn học thị trường ở TPHCM của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy là một tham luận gây được nhiều sự chú ý, trên cơ sở đó Viện Văn học nảy ra ý tưởng tổ chức Hội thảo “Thị trường văn học và văn học thị trường: Lý luận và thực tiễn” vào tháng 8-2016 cũng ở Hà Nội. Bài viết không chỉ cung cấp những dữ liệu đã được điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng mà còn thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học về một thực trạng đời sống văn học mang tính thời sự ở một trung tâm văn học lớn của cả nước: “Người ta lo lắng giới trẻ chìm đắm trong thị hiếu tầm thường, thấp kém, nhưng người ta cũng quên mất rằng không phải chỉ riêng giới trẻ, mà ở bất cứ lứa tuổi nào, số đông vẫn là những người không chuyên nghiệp, vì vậy không thể đòi hỏi họ đọc và yêu thích những thứ mà chỉ những người chuyên nghiệp, được trang bị kiến thức và kỹ năng tương ứng, mới có thể quan tâm”.
Với quan điểm như trên, tôi cũng cho rằng tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không thể đòi hỏi số đông người tìm đọc, nhưng đây là công trình nghiên cứu thực sự có giá trị trong quá trình khám phá, bổ khuyết về lịch sử văn chương Nam bộ, dù trong sách còn một số chân dung nhà văn thể hiện hơi sơ lược và cần bổ khuyết cho đầy đặn hơn, sắc nét hơn.
Theo Phan Phú Yên - SGGP
Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!, Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.
Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.
Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.
Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.
Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.
Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8.
Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).
Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.
Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...
Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.
Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.
Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.
Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.
Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời, Trên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.
Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.
Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.