Một bản sắc "Thần Kinh"

10:36 28/08/2008
VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.

Tập sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" (NXB Thuận Hoá – Chi hội Nhà văn Việt Nam Thừa Thiên Huế - 2002) phần nào là tiếng nói minh chứng và tổng kết cho sự đa dạng trong một bản sắc thần kinh.
Đời sống văn học chung của đất nước đã khẳng định rằng: vị trí của các nhà văn Thừa Thiên Huế là một dàn hợp xướng xứng đáng với chiều kích sang trọng riêng. Mười ba hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, mười ba chân dung gương mặt - cuộc đời - tác phẩm, đấy là bức tranh phác thảo vừa nổi bật từng cá tính chủ thể của người cầm bút, vừa hoà điệu trong dòng chảy những tầm nhìn và sự phong phú của các giá trị văn học nói chung. Như lời nói đầu của tập sách:"Đây là một cuộc điểm danh, thống kê, hiểu một cách khác là một dịp biểu dương thành tựu, mặc dù theo yêu cầu cao của xã hội, của ngay cả bản thân nhà văn, thành tựu đó chưa hẳn đã là rõ ràng và chắc chắn còn xa với đỉnh điểm của sự nghiệp văn chương”, vừa rất khiêm tốn, thành thật, vừa ghi nhận và tự hào, nên tập sách đã là địa chỉ tin cậy tập hợp chân dung các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, do chính các tác giả cung cấp.
Cùng với phần tiểu sử của mỗi nhà văn là lời tự bạch của từng người, cuối cùng là phần giới thiệu những tác phẩm được xem là tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của họ. Ta bắt gặp trang đầu tập sách chân dung rạng rỡ và đằm thắm của nhà thơ nữ Lâm Thị Mỹ Dạ. Sự rạng rỡ và đằm thắm như lời tự bạch "ánh sáng cuả cái đẹp đã dẫn dắt tôi" vô hình chung, cũng là phong cách đặc trưng cho hồn thơ của chị. Một cách thức trực cảm từ thế giới xung quanh bằng những vi tế nhạy bén khác thường của người phụ nữ, đi qua cảm hứng yêu thương để xâu chuỗi tất cả những tình yêu thành "chuyện cổ nước mình", thành "ném thia lia", "mưa... hay vòm cây long não thân thuộc, là những hình ảnh rất bình thường giữa đời sống mà trong cuộc đời đôi khi phải ân tình lắm mới có người để ý. Ta bắt gặp một nhà thơ Ngô Minh mộc mạc, nói giọng hồn nhiên mặn mòi của gió, của nắng, của những niềm yêu với biển. Đó quả là giọng thơ "đứa con của cát", chất chứa khí phách miền Trung rồi nặng lòng với Huế mà "Tìm tôi tìm Huê", làm nên một "đám cưới" lương duyên vì văn chương cùng cố đô. Mở rộng với lòng người, tên người, tên đất, với những địa danh và cảm xúc đất nước dào dạt là nhà thơ Vĩnh Nguyên, nhà thơ - nhà viết sử Nguyễn Đắc Xuân.. Hay tấm lòng "rực hồng biển lửa" và trào sôi nhiệt huyết tuổi trẻ nhưng không kém phần lãng mạn hào hoa của một thuở xuống đường, là chân dung của nhà thơ Võ Quê.. .Ít nói, lặng lẽ, kiệm lời, không cả tự bạch, lại thấy chân dung một hồn thơ ở phía khác, phía "Dòng sông một bờ" hay là "Mưa hai mặt", nơi mỗi câu thơ như đá tạc (ý của nhà thơ Thanh Thảo) một người - thơ Nguyễn Khắc Thạch...
Đan kết với chân dung các nhà thơ tài hoa, chân dung của các nhà văn hội viên tại Thừa Thiên Huế cũng đã phần nào nói lên sức sống mạnh mẽ của văn xuôi đương đại. Vừa độc đáo bởi sự mộc mạc, trữ tình, vừa hấp dẫn vì lối dẫn dắt như sống thật, viết thật, đấy là phong cách bút ký nhưng cũng rất mạnh tay ở thể truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Hà. Nhà văn nữ Hà Khánh Linh lại phác hoạ chân dung mình trong lòng bạn đọc, chân dung của một "Ngôi sao xanh" đắm đuối, mộng mơ nhưng không kém bạo liệt, khắc khoải; cũng như thơ của chị với tên thật nữ sĩ Nguyễn Khoa Như Ý. Muốn giải mã những tác phẩm của nhà văn Hồng Nhu, người đọc lại phải để hồn mình thật sự lang thang chìm đắm trong những hương vị tinh tế của sự thâm trầm, nhiều ẩn tượng từ đời sống, từ tác phẩm... cho những khao khát về triết lý đời sống con người mà không phải ai cũng dễ dàng thấu cảm. Chỉ với hai đoạn trích từ tiểu thuyết "Những cánh cửa đã mở", của nhà văn Nguyễn Khắc Phê và "Phía ấy là chân trời" của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, chúng ta lại có thể hình dung được chân dung của hai nhà văn chuyên về tiểu thuyết, với sự thâm nhập đời sống, vốn sống phong phú, cả những kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm mà đôi khi phải một đời cầm bút mới được trải nghiệm. Mong manh như một luồng sáng - đấy là cảm thức tôi muốn gọi tên khi đọc những tập truyện ngắn của nhà văn nữ Trần Thuỳ Mai, cũng như hai tác phẩm nhiều hư ảnh và lôi cuốn "Khói trên sông Hương", "Thương nhớ hoàng lan" mà chị đã lựa chọn và giới thiệu. Cùng nhiều bạn đọc, tôi mê cái chất ký lãng đãng mà rỡ ràng như những triết luận trong các tác phẩm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ở anh, điều gì hình như cũng có thể hồn nhiên chắt lọc thành ý niệm, như lời tự bạch về sự hư cấu khi anh vá chiếc áo khinh cừu thực tế - chiếc áo mà không ít lần đã sưởi ấm tâm hồn những người yêu Huế, yêu văn.
Thực tế hay sự mộng mơ của người đọc khi đến với những cá tính làm nên sự đa dạng của bản sắc thần kinh trong văn chương, đã bắt nguồn và khơi lên từ 13 chân dung nhà văn ấy. Tập sách thực sự còn là một tư liệu văn hoá, văn học quí. Mặc dù, do những khó khăn và khuôn khổ cuốn sách, tập sách chưa hiện diện đầu đủ một xâu chuỗi tiến trình văn học cố đô qua nhiều thế kỷ, nhưng sức hút và sự trang trọng vẫn thể hiện trong mỗi dòng chữ như những gì người đọc đã có trên tay. Đó là một đóng góp và ghi nhận lấp lánh vẻ đẹp của bản sắc thần kinh, với mỗi chân dung nhà văn là một nẻo về riêng biệt. Và cũng trong tinh thần cảm thấu mà ghi nhận ấy, người đọc sách mong mỏi bạn đọc sẽ thể tất cho những thiếu sót khi giới thiệu tập sách này, vì những điều kiện và khả năng để đề cập...
V.T
(nguồn: TCSH số 161 - 07 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.

  • MAI VĂN HOAN

    Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:

  • GIÁNG VÂN

    Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.

  • LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.

  • Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.

  • Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.

  • Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.

  • NGUYỄN VĂN MẠNH
     
    Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng

  • MAI VĂN HOAN

    Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.

  • Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.

  • Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

  • NHƯ MÂY

    Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
          Trích Tự truyện “Số phận không định trước”

    Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.

  • NGÔ MINH

    Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.