Một bài thơ và ba bản dịch

14:23 27/01/2010
HỒNG DIỆUTrương Mỹ Dung đời Đường (Trung Quốc) có một bài thơ tình yêu không đề, được nhiều nhà thơ Việt Nam chú ý.

Ảnh: Internet

Nguyên văn bài thơ như sau (phiên âm):

                        VÔ ĐỀ
            Nhất áp xuân giao vạn lý tình
            Đoạn trường phương thảo đoạn trường oanh
            Nguyện tương song lệ đề vi vũ
            Minh nhật lưu quân bất xuất thành

Có thể dịch hay diễn giải bài thơ thế này:
(Trong buổi chia tay hôm nay) một chén (rượu) xuân mà mang tình nghĩa vạn dặm
(Đến) cỏ cây, (đến) chim oanh cũng đau xót
(Thiếp) xin lấy hai dòng nước mắt làm mưa nhỏ
Giữ chàng, không để chàng ngày mai đi khỏi thành

Tương truyền, tác giả bài thơ - Trương Mỹ Dung - là cô gái xinh đẹp. Một viên quan muốn chiếm nàng, bị nàng cự tuyệt, tìm cách để cha nàng phải đi tù. Viên quan trẻ Phan Trung biết chuyện, cứu cha nàng, và được ông gả con gái cho. Sắp đến ngày cưới, Phan Trung phải vâng lệnh quan trên đi làm công vụ. Trong bữa rượu tiễn đưa, Trương Mỹ Dung có bài thơ này.

Ở ta, bài thơ có nhiều bản dịch. Xin giới thiệu ba bản; và theo thời gian dịch mà tôi được biết, có thể xếp thứ tự như sau:

                        1
            Một chút men xuân, vạn dặm tình
            Nát lòng hoa cỏ, nát lòng oanh
            Nguyện đem nước mắt làm mưa lớn
            Mai sớm ngăn chàng khỏi xuất chinh
                                                YÊN HUY dịch

                        2
            Chén xuân chan chứa bao tình
            Cỏ thơm xơ xác, con oanh thẫn thờ
            Sớm mai chàng đã đi chưa
            Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàng
                                    NGUYỄN BÍNH dịch

                       
3
            Một chén xuân đưa, vạn dặm tình
            Não màu cỏ biếc, não lời oanh
            Xin đem dòng lệ làm mưa nhỏ
            Mai sáng bên đường níu bước anh
                        NGỌC LIÊN (NGÔ LINH NGỌC) dịch

Bản thứ nhất in trong tập kịch thơ Bùi Thị Xuân - Đặng Dung - Nguyễn Thị Kim của Yên Huy, Nhà xuất bản Quốc văn, Hà Nội in năm 1946. Bản thứ hai in trong một số tuyển tập thơ sau khi nhà thơ Nguyễn Bính qua đời (1966). Bản thứ ba in cùng với bản thứ hai trong tập thơ tình thế giới Lại nói về em, Hồng Diệu tuyển chọn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1988.

So sánh ba bản dịch này tưởng cũng có thể thấy được đôi điều hữu ích về nghệ thuật dịch thơ.

Tôi cho rằng bản thứ nhất được câu đầu; nó có một chút men xuân mà hai bản kia không có. Còn ba câu sau đều hỏng. Câu thứ hai, nguyên văn cùng là đoạn trường ca (đoạn trường phương thảo, đoạn trường oanh); dịch nát lòng oanh thì đúng vì chim oanh là động vật, nhưng dịch nát lòng hoa cỏ thì không ổn, vì hoa cỏ là thực vật... Câu thứ tư, nghĩa của mấy chữ xuất chinh (đi trận) của bản dịch hẹp hơn hẳn nghĩa của mấy chữ xuất thành (ra khỏi thành) ở nguyên bản: ra khỏi thành có thể đi làm nhiều việc, không nhất thiết chỉ đi trận. Sai đến tai hại là câu thứ ba. Hai chữ vi vũ mà dịch là mưa lớn thì vừa phản vừa thô. Phản ở chỗ vi (nhỏ) mà dịch ngược hẳn là lớn. Thô ở chỗ nước mắt thể hiện tình cảm con người vốn hiếm hoi, quý giá mà khi nhỏ lệ lại như mưa lớn (mưa lớn tất phải ào ào, xối xả)!

Bản thứ ba dịch rất sát nghĩa. Ở đây, câu thứ hai có sáng tạo, nhưng từ ngữ nhìn chung còn "thật thà" và ít chất thơ (não, mai sáng, níu bước). Câu thứ ba dịch hoàn toàn đúng nguyên văn, vi vũ = mưa nhỏ, nhưng thật ra là sai, vì trong nghĩa tinh vi của thơ, có thể hỏi: mưa nhỏ làm sao giữ người ta ở lại được?

Rất đặc sắc, là bản thứ hai, của nhà thơ Nguyễn Bính. Chỉ tiếc mỗi câu đầu, còn hơi sáo một chút. Ba câu sau thì thật đặc sắc. Xơ xác dùng cho cỏ, thẫn thờ dùng cho oanh là một sáng tạo đặc biệt để dịch hai chữ đoạn trường. Hai chữ vi vũ, nhà thơ không dịch sai là mưa lớn như bản thứ nhất, cũng không dịch sát mưa nhỏ như bản thứ ba, mà chỉ dịch mưa, thật là tài. Hai câu ba và bốn còn được đổi chỗ cho nhau để chuyển một cách phóng túng từ câu khẳng định ở nguyên bản thành câu nghi vấn ở bản dịch. Xuất thành (đi khỏi thành) được giản lược để dịch thành đi cũng hợp lý.

Như vậy là Nguyễn Bính còn thể hiện nghệ thuật thơ độc đáo của mình ở một bản dịch có thể nói là tài hoa.

H.D
(120/02-99)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.

  • TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.

  • VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)

  • NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.

  • YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:                “Những lo toan năm tháng đời thường                Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".

  • VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)

  • VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.

  • TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001

  • LÊ THỊ MỸ ÝĐọc tập truyện ngắn "NGƯỜI ƠI" - Lê Thị Hoài - NXB Thuận Hoá 2001

  • HỒNG DIỆUVâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.

  • HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)

  • UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).

  • LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.

  • Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.

  • 1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…

  • Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.

  • ...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...