Một bài thơ và ba bản dịch

14:23 27/01/2010
HỒNG DIỆUTrương Mỹ Dung đời Đường (Trung Quốc) có một bài thơ tình yêu không đề, được nhiều nhà thơ Việt Nam chú ý.

Ảnh: Internet

Nguyên văn bài thơ như sau (phiên âm):

                        VÔ ĐỀ
            Nhất áp xuân giao vạn lý tình
            Đoạn trường phương thảo đoạn trường oanh
            Nguyện tương song lệ đề vi vũ
            Minh nhật lưu quân bất xuất thành

Có thể dịch hay diễn giải bài thơ thế này:
(Trong buổi chia tay hôm nay) một chén (rượu) xuân mà mang tình nghĩa vạn dặm
(Đến) cỏ cây, (đến) chim oanh cũng đau xót
(Thiếp) xin lấy hai dòng nước mắt làm mưa nhỏ
Giữ chàng, không để chàng ngày mai đi khỏi thành

Tương truyền, tác giả bài thơ - Trương Mỹ Dung - là cô gái xinh đẹp. Một viên quan muốn chiếm nàng, bị nàng cự tuyệt, tìm cách để cha nàng phải đi tù. Viên quan trẻ Phan Trung biết chuyện, cứu cha nàng, và được ông gả con gái cho. Sắp đến ngày cưới, Phan Trung phải vâng lệnh quan trên đi làm công vụ. Trong bữa rượu tiễn đưa, Trương Mỹ Dung có bài thơ này.

Ở ta, bài thơ có nhiều bản dịch. Xin giới thiệu ba bản; và theo thời gian dịch mà tôi được biết, có thể xếp thứ tự như sau:

                        1
            Một chút men xuân, vạn dặm tình
            Nát lòng hoa cỏ, nát lòng oanh
            Nguyện đem nước mắt làm mưa lớn
            Mai sớm ngăn chàng khỏi xuất chinh
                                                YÊN HUY dịch

                        2
            Chén xuân chan chứa bao tình
            Cỏ thơm xơ xác, con oanh thẫn thờ
            Sớm mai chàng đã đi chưa
            Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàng
                                    NGUYỄN BÍNH dịch

                       
3
            Một chén xuân đưa, vạn dặm tình
            Não màu cỏ biếc, não lời oanh
            Xin đem dòng lệ làm mưa nhỏ
            Mai sáng bên đường níu bước anh
                        NGỌC LIÊN (NGÔ LINH NGỌC) dịch

Bản thứ nhất in trong tập kịch thơ Bùi Thị Xuân - Đặng Dung - Nguyễn Thị Kim của Yên Huy, Nhà xuất bản Quốc văn, Hà Nội in năm 1946. Bản thứ hai in trong một số tuyển tập thơ sau khi nhà thơ Nguyễn Bính qua đời (1966). Bản thứ ba in cùng với bản thứ hai trong tập thơ tình thế giới Lại nói về em, Hồng Diệu tuyển chọn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1988.

So sánh ba bản dịch này tưởng cũng có thể thấy được đôi điều hữu ích về nghệ thuật dịch thơ.

Tôi cho rằng bản thứ nhất được câu đầu; nó có một chút men xuân mà hai bản kia không có. Còn ba câu sau đều hỏng. Câu thứ hai, nguyên văn cùng là đoạn trường ca (đoạn trường phương thảo, đoạn trường oanh); dịch nát lòng oanh thì đúng vì chim oanh là động vật, nhưng dịch nát lòng hoa cỏ thì không ổn, vì hoa cỏ là thực vật... Câu thứ tư, nghĩa của mấy chữ xuất chinh (đi trận) của bản dịch hẹp hơn hẳn nghĩa của mấy chữ xuất thành (ra khỏi thành) ở nguyên bản: ra khỏi thành có thể đi làm nhiều việc, không nhất thiết chỉ đi trận. Sai đến tai hại là câu thứ ba. Hai chữ vi vũ mà dịch là mưa lớn thì vừa phản vừa thô. Phản ở chỗ vi (nhỏ) mà dịch ngược hẳn là lớn. Thô ở chỗ nước mắt thể hiện tình cảm con người vốn hiếm hoi, quý giá mà khi nhỏ lệ lại như mưa lớn (mưa lớn tất phải ào ào, xối xả)!

Bản thứ ba dịch rất sát nghĩa. Ở đây, câu thứ hai có sáng tạo, nhưng từ ngữ nhìn chung còn "thật thà" và ít chất thơ (não, mai sáng, níu bước). Câu thứ ba dịch hoàn toàn đúng nguyên văn, vi vũ = mưa nhỏ, nhưng thật ra là sai, vì trong nghĩa tinh vi của thơ, có thể hỏi: mưa nhỏ làm sao giữ người ta ở lại được?

Rất đặc sắc, là bản thứ hai, của nhà thơ Nguyễn Bính. Chỉ tiếc mỗi câu đầu, còn hơi sáo một chút. Ba câu sau thì thật đặc sắc. Xơ xác dùng cho cỏ, thẫn thờ dùng cho oanh là một sáng tạo đặc biệt để dịch hai chữ đoạn trường. Hai chữ vi vũ, nhà thơ không dịch sai là mưa lớn như bản thứ nhất, cũng không dịch sát mưa nhỏ như bản thứ ba, mà chỉ dịch mưa, thật là tài. Hai câu ba và bốn còn được đổi chỗ cho nhau để chuyển một cách phóng túng từ câu khẳng định ở nguyên bản thành câu nghi vấn ở bản dịch. Xuất thành (đi khỏi thành) được giản lược để dịch thành đi cũng hợp lý.

Như vậy là Nguyễn Bính còn thể hiện nghệ thuật thơ độc đáo của mình ở một bản dịch có thể nói là tài hoa.

H.D
(120/02-99)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THỊ MAI(Nhân đọc tập thơ “Ra ngoài ngàn năm” của nhà thơ Trương Hương - NXB Văn học – 2008)

  • LÊ HUỲNH LÂMDạo này, thỉnh thoảng tôi nhận được tin nhắn “nhìn đời hiu quạnh”, mà theo lời thầy Chạy đó là câu của anh Định Giang ở Vỹ Dạ mỗi khi ngồi nhâm nhi. Khi mắc việc thì thôi, còn rảnh rang thì tôi đến ngồi lai rai vài ly bia với thầy Chạy và nhìn cổ thành hắt hiu, hoặc nhìn cội bồ đề đơn độc, nhìn một góc phố chiều nguội nắng hay nhìn người qua kẻ lại,… tất cả là để ngắm nhìn cõi lòng đang tan tác.

  • THU NGUYỆTLTS: Tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới chuyên môn đánh giá cao như một hiện tượng văn học trong thời gian gần đây. Giữa lúc đông đảo bạn đọc đang hứng vị với hiện tượng này thì có một hiện tượng khác “ngược chiều” đã gây sốc dư luận.Để bạn đọc Sông Hương có thêm thông tin, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến sau đây.

  • HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

  • BÙI VIỆT THẮNGTôi có theo dõi “vụ việc Nguyễn Ngọc Tư” đăng tải trên báo Tuổi trẻ (các số 79, 80, và 81 tháng 4 năm 2006) thấy các ý kiến khen chê thật ngược chiều, rôm rả và quyết liệt. Kể ra không có gì lạ trong thời đại thông tin mọi người đều có quyền cập nhật thời sự, nhất là trong lĩnh vực văn chương vốn rất nhạy cảm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ“Người kinh đô cũ” (NKĐC - NXB Hội Nhà văn, 2004) là tác phẩm thứ 14 của nhà văn Hà Khánh Linh, cũng là tác phẩm văn học dày dặn nhất trong số tác phẩm văn học của các nhà văn ở Thừa Thiên - Huế sáng tác trong khoảng 20 năm gần đây.

  • HỒ THẾ HÀ   Trong cuộc đời mỗi con người, điều sung sướng nhất là được hiểu biết, khám phá và sáng tạo để ý nghĩa tồn sinh không ngừng được khẳng định và nâng lên những tầm cao mới. Theo đó, những thang bậc của nhận thức, nhân văn, của thành quả lao động lại biến thành những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lấp lánh lời giải đáp.

  • TÔ VĨNH HÀNếu có thể có một miền thơ để mà nhớ mong, khắc khoải; tôi tin mình đã tìm được rồi, khi đọc Mưa Kim Cương của nhà thơ Đông Hà (Nxb Thuận Hoá, Huế, tháng 11.2005). Sợi dây mảnh mục như các khớp xương đan chằng, xéo buốt, chơi vơi; được giăng giữa hai bờ lở xói của cuộc đời. Trên cao là “hạt” kim cương thô ráp và gan lỳ hơn cả là đá nữa, nhưng lại giống với thân hình thần Vệ Nữ đang rơi, đang rơi, nhọn sắc, dữ dằn... Minh hoạ ở trang bìa xanh và sâu thẳm như những trang thơ.

  • TRẦN THANH HÀLGT: Có thể nói rằng, “Tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết của Milan Kundera được xem như là một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý trong văn học Châu Âu hiện đại”. Mỗi cuốn tiểu thuyết cô đọng của nhà văn, mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới hiện đại và vị trí con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và mối quan hệ liên cá nhân, “các chủ đề sắc sảo và các tính cách con người sinh động được kết hợp với những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu”.

  • HOÀNG VĂN Đọc Hoang thai ta có thể hình dung ra xã hội Ba Lan đương đại và những vấn đề nẩy sinh trong xã hội này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGặp nhà văn - dịch giả Đoàn Tử Huyến - một người “chơi” sách có hạng ở đất Hà Thành - tại nhà sách lớn của Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây mới khai trương trên khu Cầu Giấy, trước ngày hội thảo về tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, tôi hỏi: “Có đúng là ông đã nói trên một tờ báo rằng “Một tác phẩm kiệt xuất như “Nghệ nhân và Margarita” (NNVM) mà chưa có một nhà phê bình Việt Nam nào sờ đến cả! “Đúng vậy không?” Đoàn Tử Huyến cười nhăn cả mũi: “Thì đúng vậy chứ sao!”

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Hoạ mi năm ngoái - Thơ Trần Kim Hoa, NXB Văn học, 2006)

  • LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)

  • VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)

  • NGÔ MINHLTS: Ngày 13-2-2007, Bộ Văn hoá Thông tin đã công bố quyết định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được là 1 trong 47 nhà văn được giải thưởng nhà nước với chùm tác phẩm: Đề tặng một giấc mơ (tập thơ 1988), Trái tim sinh nở ( tập thơ - 1974), Bài thơ không năm tháng (tập thơ - 1983). Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, TCSH xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Ngô Minh về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

  • BÙI VIỆT THẮNGVịt trời lông tía bay về (*) là sự lựa chọn có thể nói rất khắt khe của chính nhà văn Hồng Nhu, rút từ cả chục tập và chưng cất ba mươi truyện ngắn tiêu biểu của gần trọn một đời văn. Con số 33 là ít những không là ít vì nhà văn ý thức được sâu sắc quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật ngôn từ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 33 truyện được chọn lọc trong tập sách này có thể gọi là “tinh tuyển truyện ngắn Hồng Nhu”.

  • PHẠM PHÚ PHONGPhạm Đương có thơ đăng báo từ khi còn là sinh viên khoá bốn, khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Huế. Đó là thời kỳ anh sinh hoạt trong câu lạc bộ văn học của thành đoàn Huế, dưới sự đỡ đầu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (lúc này vừa rời ghế Bí thư thành đoàn, sang làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vừa mới thành lập.)

  • HÀ KHÁNH LINHNgười lính chiến trở về bỏ lại một phần thân thể của mình trên trận mạc, tựa vào gốc nhãn hoang bên vỉa hè lầm lụi kiếm sống, thẳng ngay, chân thật, khiêm nhường.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNTrong Ngày Thơ Việt vừa qua, một tuyển tập thơ “nặng hàng trăm năm” đã được đặt trang trọng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Rất nhiều những bài thơ xứng đáng với danh xưng hay nhất thế kỷ XX đã “biện lý do” vắng mặt, và ngược lại. Đấy là một trong nhiều sự thật được đa phần dư luận kiểm chứng. Cũng là một góc nhìn khá rõ nét, Sông Hương xin giới thiệu ba bài viết của Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Qúy và Phước Giang về tuyển tập thơ “nặng ký” trên.