Vua Gia Long - Nguyễn Phúc Ánh
LTS: Được xuất bản từ đầu năm 1914 đến giữa năm 1944, bộ báo “Đô Thành Hiếu Cổ” Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H) gồm 122 tập với khoảng 15.000 trang sách. Bộ báo này hiện nay là một tài liệu quý vì dù thực dân Pháp dùng nó như một công cụ trong chính sách cai trị văn hoá của họ, trong đó vẫn có những tập, những bài nghiên cứu đúng đắn có giá trị văn hoá lịch sử. Bởi vậy chúng tôi sẽ lần lượt cho đăng tải một số bài dịch ra tiếng Việt những công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và lượng thông tin quan trọng đối với việc tìm hiểu lịch sử và văn hoá thành phố nói riêng và tình hình Bình Trị Thiên nói chung. Trong số này chúng tôi giới thiệu bài dịch đầu tiên của Phan Thuận An. Sau khi chiến thắng liên tiếp quân Trịnh và quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh, vị thân vương độc nhất và cuối cùng của nhà Nguyễn, đã làm lễ khải hoàn ở Huế vào mùa đông năm Nhâm Tuất (1802). Lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long, ông tổ chức một cuộc lễ ở Miếu thờ hoàng gia, một cuộc lễ long trọng gọi là lễ Hiển Phù (2). Để nói lên ý nghĩa của cuộc lễ ấy, vua đã ra lệnh đào thi hài của các vua Tây Sơn là Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ lên để nghiền nát và ném cho bay theo gió. Riêng những cái sọ của hai kẻ phản nghịch này thì để lại, nhưng đưa vào ngục thất (3) và để kín trong những cái vò. Theo một câu chuyện có tính cách lịch sử, thì ở Khâm đường có ba cái vò, hai cái nhốt những sọ của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ , cái thứ ba đựng hài cốt của Nguyễn Văn Lữ , hoặc của Nguyễn Quang Toản. Đó là điều người ta chưa biết được một cách chính xác. Ba cái vò này bị giam giữ trong những ngăn cách biệt nhau của Khám đường. Chúng bị xích lại và những cánh cửa của các ngăn ấy đều bị niêm phong. Mỗi tháng đều có một phái đoàn đặc biệt đến xem xét, xác nhận lại sự phong bế ấy . Những cái vò nầy đã trở thành đối tượng của một sự thờ cúng đặc biệt của những người lính được giao cho nhiệm vụ canh giữ Khám đường, giúp họ rất có hiệu lực trong việc tìm lại các tù nhân bỏ trốn. Chính các tù nhân cũng đã trông thấy nơi những người Tây Sơn hay nói đúng hơn nơi những hài cốt bị giam giữ trong những chiếc vò ấy và bị xiềng lại như họ - những thần linh mà họ tôn sùng với mục đích xin cho họ được che chở và được đỡ khổ hơn trong chế độ lao ngục. Vả lại, những cái vò này đã được gọi tên là ông Vò hay chúa Ngụy. Những cái vò ấy chắc đã biến mất vào thời kỳ xảy ra vụ âm mưu chiếm Huế năm 1885, các tù nhân trong khi đào thoát đã cố ý mang đi. Hiện nay còn tương truyền hai câu chuyện rất đặc biệt về vấn đề hài cốt của Tây Sơn. Chuyện thứ nhất do các bà trong nội cung kể lại, nói rằng một trong những cái sọ ấy đã hiện ra cho Đồng Khánh thấy ngay bên trong Hoàng cung. Khi ông vừa chợt nhận ra thì nó biến thành một con mèo rừng. Đồng Khánh là một tay thiện xạ, ông liền đưa súng nhắm bắn. Tức tốc, con mèo hóa ra thành một con gà vàng và sau khi nhảy lên trên một cái tủ trong cung điện thì nó biến mất. Sự hiện hình này đã gây bất hạnh cho vua Đồng Khánh là ông bị bệnh ngay và chết một cách nhanh chóng. Chuyện thứ hai, cũng khó tin như chuyện vừa rồi, kể rằng Thành Thái lúc còn nhỏ, trong khi dở nắp một trong những cái vò ấy ra để xem ở tại trong Hoàng thành gì đó, ông đã bị thần lực của Tây Sơn gây cảm xúc rất mạnh để trả thù và sức khỏe của ông vua trẻ này đã bị sa sút hẳn. Phan Thuận An dịch (2/8-83) ------------- 1. Thông báo đã đọc trong cuộc họp ngày 23 tháng 4-1914. 2. Trong nghi thức cử hành, cuộc lễ này bao gồm việc cúng tế để biểu dương những binh sĩ đã chết trong suốt thời kỳ chiến tranh và trình diện trước bàn thờ những tù binh chiến tranh cũng như các chiến lợi phẩm tịch thu được của kẻ thù. 3. Ngục thất là Khám đường ngày xưa: Vào năm thứ sáu triều Minh Mạng, vua đã sửa đổi danh từ Ngục thất nghĩa là nhà giam và cho thêm vào đó một trợ từ nữa là Khám đường (phòng thẩm tra tư pháp) thành ra Khám đường Ngục thất. |
TRẦN BẢO ĐỊNH
Vào giữa những năm 60, 70 của thế kỷ, lớp thanh niên ngày ấy không mấy ai là không thuộc một vài bài thơ của Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm...
Khi viết cũng như khi đọc một sự kiện hay một nhân vật lịch sử, có hai yếu tố quan trọng không thể không quan tâm, là thời điểm và địa điểm.
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều không chỉ là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho thể loại ngâm khúc mà đồng thời cũng là tác phẩm xuất sắc trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, có vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy ở Khoa Văn các trường đại học và cao đẳng.
ĐỖ MINH ĐIỀN
ĐỖ MINH ĐIỀN
PHẠM PHÚ PHONG (Đọc Văn học và cái Ác của Georges Bataille)
(Suy nghĩ và nhận xét về phần lý luận trong sách giáo khoa văn học lớp 12)
ĐỖ MINH ĐIỀN
NGUYỄN XUÂN HÒA
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam ta xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Phan Bội Châu, thì ở Trung Quốc cũng xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Trần Thiên Hoa.
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Thạch Lam là một trong mấy cây bút chủ chốt của Tự Lực Văn đoàn, là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo, nhưng trong khuynh hướng chung ấy, sáng tác của Thạch Lam có nhiều nét riêng.
NGUYỄN THÙY TRANG
Sau sự thành công của tập thơ Giấc mơ buổi sáng, Mùa xuân em yêu ra đời đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Lãm Thắng với đề tài thiếu nhi.
PHẠM PHÚ PHONG
Trần Huy Liệu (5/11/1901 - 28/7/1969) là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, một chính khách từng giữ các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi còn non trẻ.
ĐINH VĂN TUẤN
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
LÊ NHẬT KÝ
Sông Hương là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà thơ Việt Nam. Ngay từ thời trung đại, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của không ít nhà nho - thi sĩ như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ...
DƯƠNG PHƯỚC THU
LÊ NGUYỄN LƯU
Sợi xích chằng buộc mối tơ duyên giữa công chúa Huyền Trân và quốc vương Chế Mân năm 1306 đã đưa vào bản đồ Đại Việt một vùng sông núi thuộc hai châu Ô Rí (1), nhà Trần đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa, thường gọi chung Thuận Hóa.