Nếu như trào lưu Khai sáng thế kỉ 18 khởi nguồn từ một thiểu số tinh hoa rồi chầm chậm lan truyền ảnh hưởng ra khắp xã hội thì trào lưu Lãng mạn phổ biến hơn nhiều từ cội nguồn đến ảnh hưởng.
Frédéric Chopin biểu diễn tại nhà riêng ở Radzwill năm 1829 – Tranh: Henryk Siemiradzki, 1887
Không có trào lưu tri thức/nghệ thuật nào sánh bằng trào lưu lãng mạn về độ đa dạng, bền bỉ và vươn xa kể từ cuối thời kỳ Trung cổ. Từ sau Cách mạng Pháp 1789, trào lưu Lãng mạn bắt đầu lan tỏa khắp châu Âu, làm biến đổi nghệ thuật thi ca, tiểu thuyết, kịch nghệ, hội họa, điêu khắc... và âm nhạc. Trào lưu Lãng mạn được kết nối chặt chẽ với đời sống chính trị của thời đại, phản ảnh nỗi sợ hãi cũng như niềm khát vọng của con người. Đầu thế kỉ 19, nó là tiếng nói của cách mạng và đến cuối thế kỉ, nó là tiếng nói của quyền uy như là kết quả thắng lợi của giai cấp đã sinh thành, cổ vũ và tiếp nhận nó: giai cấp tư sản.
Vào đầu thế kỷ 19, phong cách Cổ điển Vienna như được minh họa trong tác phẩm của Haydn, Mozart và Beethoven đã thịnh hành khắp châu Âu. Phong cách này cung cấp một phương tiện rất thỏa đáng để đạt được các mục tiêu âm nhạc của thời đại mà hầu hết mọi nhà soạn nhạc đều viết theo một vài biến thể của nó. Song phong cách cũng có xu hướng trở thành một công thức đơn thuần trong tay các nhà soạn nhạc kém tài khéo hơn. Một phần vì lý do đó mà từ năm 1810 đến năm 1820, các nhạc sĩ thử nghiệm đã dần bắt đầu vươn tới các hướng đi mới.
Những biểu lộ ban đầu
Các nhạc sĩ không còn cảm thấy cần phải phối hợp mọi yếu tố trong âm nhạc của mình để duy trì các đề cương hình thức rõ ràng. Họ bắt đầu coi trọng các mục tiêu âm nhạc khác hơn là mục tiêu rõ ràng về hình thức. Thay vì tính điều độ, họ bắt đầu coi trọng những phẩm chất như tính bốc đồng và mới lạ. Chẳng hạn như họ có thể viết một chuỗi hợp âm bất thường cho dù chuỗi đó không góp phần vào xu hướng hòa âm tổng thể của tác phẩm.
Tương tự như vậy, nếu âm thanh của một nhạc cụ đặc thù có vẻ đặc biệt hấp dẫn trong suốt tiến trình một bản giao hưởng, họ có thể viết một đoạn độc tấu dài dành cho nhạc cụ này dù đoạn độc tấu đó làm bành trướng hình dạng bản giao hưởng.
Theo cách này hay cách khác, các nhà soạn nhạc thế kỉ 19 bắt đầu biểu lộ một nhãn quan Lãng mạn đối lập với nhãn quan Cổ điển về nghệ thuật. Các mục tiêu thẩm mỹ của chủ nghĩa Lãng mạn được coi trọng một cách đặc biệt ở Đức và Trung Âu. Các tác phẩm khí nhạc của Franz Schubert người Áo cũng như âm nhạc viết cho piano và opera của Carl Maria von Weber người Đức là những biểu lộ ban đầu của sự phát triển này trong âm nhạc.
Âm nhạc chương trình
Các nhà soạn nhạc lãng mạn thường lấy cảm hứng từ văn học, hội họa và các nguồn phi âm nhạc khác. Kết quả là âm nhạc chương trình, hay âm nhạc theo một dàn ý phi âm nhạc, được sáng tác một cách rộng rãi dẫn tới sự phát triển của thể loại thơ giao hưởng. Một bản thơ giao hưởng hay một thi phẩm bằng âm thanh từ nhạc cụ (tone poem) là một tác phẩm viết cho dàn nhạc, có một chương nhạc, trong đó một chương trình (programme) nào đó ngoài âm nhạc như thơ, hoạ mang lại cho tác phẩm yếu tố kể chuyện hoặc minh họa. Nhà soạn nhạc Pháp Hector Berlioz, nhà soạn nhạc Hungary Franz Liszt và nhà soạn nhạc Đức Richard Strauss là ba trong số những người đặc biệt nổi bật ở thể loại âm nhạc chương trình.
Biên chế dàn nhạc được hoàn thiện trong thời kỳ Lãng mạn và vẫn còn được áp dụng đến ngày nay. Các loại kèn đồng được bổ sung van điều chỉnh cao độ, các loại kèn gỗ được bổ sung các khóa nhạc tạo thuận lợi cho việc ký âm. Điều đó đã khuyến khích các nhà soạn nhạc thời kỳ Lãng mạn viết nhiều tác phẩm đề cao bộ đồng và bộ gỗ.
Ca khúc nghệ thuật
Thi ca các thế kỉ 18 và 19 đã tạo nền tảng cho các ca khúc nghệ thuật, trong đó nhà soạn nhạc dùng âm nhạc khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời thơ. Thể loại ca khúc nghệ thuật Đức được gọi là lied (số nhiều: lieder), một từ tiếng Đức có nghĩa đen là “bài ca”. Nhiều tác phẩm được sáng tác trong truyền thống lied, giống như truyền thống của khúc madrigal Ý ba thế kỉ trước, miêu tả một trong những thành quả phong phú nhất của cảm giác con người. Thành công nhất trong thể loại lied thế kỉ 19 là các nhà soạn nhạc Franz Schubert, Robert Schumann, Johannes Brahms, Hugo Wolf và Richard Strauss vào cuối thế kỉ.
Các phong cách opera
Trong thế kỷ 19, opera là một thể loại lý tưởng. Tại đây, tất cả các môn nghệ thuật được kết hợp với nhau để tạo ra các cảnh diễn lớn, các tình huống cảm xúc nhiều sức nặng và các cơ hội phô diễn giọng hát. Tại Pháp, Gasparo Spontini và Giacomo Meyerbeer hình thành phong cách gọi là grand opera. Một nhạc sĩ Pháp khác là Jacques Offenbach đã phát triển một phong cách opera hài hước gọi là opéra bouffe. Các nhà soạn nhạc opera Pháp quan trọng khác là Charles Gounod và Georges Bizet. Ở Ý, Gioacchino Rossini, Gaetano Donizetti và Vincenzo Bellini đã tiếp tục truyền thống bel canto (hát đẹp) Ý thế kỷ 18. Tại Ý vào nửa sau thế kỷ, Giuseppe Verdi đã bớt tập trung vào bel canto mà nhấn mạnh các giá trị kịch tính vốn có trong các mối quan hệ giữa con người. Còn Giacomo Puccini thì tập trung vào tình yêu ủy mị và các cảm xúc mãnh liệt. Tại Đức, Richard Wagner tạo ra một phong cách opera mà ông tự gọi là nhạc kịch (drama music), trong đó mọi khía cạnh của tác phẩm đều góp phần vào kịch tính trung tâm hay mục tiêu triết lý. Không giống như Verdi, người nhấn mạnh giá trị nhân văn, Wagner thường quan tâm nhiều hơn đến truyền thuyết, huyền thoại và các khái niệm như sự cứu chuộc. Wagner phát triển việc sử dụng các mẩu giai điệu và hòa âm ngắn được gọi là leitmotif (tiếng Đức: mô típ chủ đạo) để đại diện cho các nhân vật, các đối tượng, các khái niệm... Các mẩu nhạc này được lặp đi lặp lại trong các bè thanh nhạc hoặc dàn nhạc mỗi khi những thứ mà chúng đại diện tái xuất hiện trong hành động và suy nghĩ của nhân vật.
Tiếp tục truyền thống âm nhạc tuyệt đối
Trong suốt thế kỉ 19, truyền thống âm nhạc trừu tượng hay tuyệt đối vẫn được duy trì trong các bản giao hưởng và nhạc thính phòng. Schubert, Schumann, Brahms, Mendelssohn và Bruckner đã để lại những dấu ấn đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực này. Nhà soạn nhạc Nga Peter Ilyich Tchaikovsky đã viết các tác phẩm giao hưởng và thính phòng cũng như các vở opera và âm nhạc chương trình. Còn nhà soạn nhạc người Ba Lan Frédéric Chopin thì viết cho đàn piano các tác phẩm phi chương trình nhưng có hình thức kế thừa một cách tự do và phóng khoáng.
Trường phái dân tộc và các phong cách khác
Đến cuối thế kỷ, phong cách Lãng mạn đã thay đổi ngôn ngữ âm nhạc theo một số cách. Thị hiếu đối với các chuỗi hợp âm bất thường đã gây ra sự tan rã điệu thức. Các nhà soạn nhạc, đặc biệt là Wagner, đã tăng cường sử dụng gam bán cung - phong cách hòa âm với một tỉ lệ lớn các quãng nằm ngoài điệu thức phổ biến. Các phong cách âm nhạc dân gian lan truyền rộng rãi, đặc biệt là trong nhóm nhà soạn nhạc đến từ Nga, Czechoslovakia, Na Uy và Tây Ban Nha. Trong số các nhà soạn nhạc này có Mikhail Glinka, Modest Mussorgsky và Nikolay Rimsky-Korsakov người Nga; Antonín Dvořák và Bedřich Smetana người Czech; Edvard Grieg người Na Uy. Các nhà soạn nhạc về sau có sử dụng các yếu tố dân gian gồm Louis Moreau Gottschalk người Mỹ; Carl Nielsen người Đan Mạch; Jean Sibelius người Phần Lan; Manuel de Falla người Tây Ban Nha.
Các phong cách dân gian cùng với các hình thức khác được khám phá ra vào đầu thế kỉ 20 đã đưa trở lại nhiều quan niệm cũ hơn về hòa âm và nhịp điệu. Các nghiên cứu có tính hệ thống về lịch sử âm nhạc đã bắt đầu từ thế kỉ 19 cũng có hiệu quả tương tự. Với sự tan rã của điệu thức, sự gắn kết trong một tác phẩm âm nhạc ngày càng ít phụ thuộc vào trào lưu hòa âm mà phụ thuộc hơn vào sự tăng giảm của cường độ và mật độ âm thanh. Việc sử dụng âm thanh như một yếu tố cấu trúc trong âm nhạc là một đặc trưng của phong cách Pháp cuối thời kỳ Lãng mạn, được gọi là trường phái Ấn tượng mà Claude Debussy và Maurice Ravel đã phát triển. Các nhà soạn nhạc người Pháp khác làm việc theo phong cách châm biếm hơn gồm có Francis Poulenc và Erik Satie.
Thời kỳ Lãng mạn xuyên suốt thế kỉ 19 và kết thúc vào khoảng thời gian nổ ra Thế chiến thứ nhất. Nó là một trong ba thời kỳ thực hành phổ biến trong lịch sử âm nhạc, cùng với Baroque và Cổ điển. “Thực hành phổ biến” là khi nhiều quan niệm cấu thành nên âm nhạc cổ điển phương Tây được định hình, chuẩn mực hóa và hệ thống hóa và nhờ đó mà các nhà soạn nhạc dễ dàng truyền thông với nhau và với thính giả. Điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong thế kỉ 20 đầy biến động.
Các ngôi sao của thời kỳ Lãng mạn Trong tất cả các thể loại âm nhạc, sự độc đáo về biểu hiện được đánh giá rất cao. Điều này không chỉ tạo ra các phong cách cá nhân nhiều khác biệt mà còn tạo ra sự sùng bái cá nhân đối với các nghệ sĩ biểu diễn kiệt xuất và nhạc trưởng bậc thầy. Hai trong số những người nổi tiếng nhất là Franz Liszt và Nicolò Paganini. Một tên tuổi khác không thể không nhắc đến là Gustav Mahler, người đã viết các bản giao hưởng liên quan mật thiết đến đời sống cá nhân của mình. |
Nguồn: Ngọc Anh - Tia Sáng
VĂN CAO
Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.
TRƯƠNG QUANG LỤC
Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).
TRÀ AN
Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.
Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.
NGUYÊN CÔNG HẢO
Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.
Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?
Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.
Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.
Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.
Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.