Lịch sử, nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận

10:46 13/04/2019

Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Tượng vua Lý Thái Tổ ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm

Với nước ngoài

Hiện tượng học sinh chán học sử, sợ thi sử không còn là thông tin gì mới lạ. Điều đáng ngạc nhiên là những người thầy dạy sử không tìm ra cách, hoặc không dám bứt phá cách dạy sử để học sinh yêu sử. Nếu cứ dạy sử bằng việc nêu sự kiện, rồi con số thì ai chả ngán ngẩm. Trong khi lịch sử là một tiến trình diễn biến, vận động của các nhân vật lịch sử trên nền sự kiện. Nếu chỉ coi trọng lịch sử như một môn học để giáo dục mà thiếu đi tính chất giải trí, thì học sử đáng sợ là phải.

Trong khi ngại học sử thì học sinh có khi lại thích xem những bộ phim về đề tài lịch sử. Người thích đọc sách thì say mê với truyện ngắn, tiểu thuyết chính sử và dã sử. Và gần đây lại nổi lên hiện tượng sáng tạo kiểu kỳ ảo (fantasy) với đề tài lịch sử. 

Từ rất sớm, con người đã lấy lịch sử làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Ở thế giới thì nêu không xuể. Từ những bản trường ca lịch sử được lưu lại hậu thế không bằng chữ viết mà bằng truyền miệng. Ví như: Trường ca Iliad. Đây là bản trường ca Hy Lạp cổ nhất và có lẽ hay nhất trong văn học Tây phương. Trường ca này đã tạo cảm hứng cho vô vàn tác phẩm nghệ thuật, từ hội họa, kiến trúc, thi ca cho đến tiểu thuyết, kịch nghệ, âm nhạc, điện ảnh. Cùng với trường ca Iliad, tác giả Homer (một người hát rong truyền thuyết) còn là tác giả của bộ trường ca đồ sộ khác là Odyssey. Tác phẩm Iliad có nội dung dựa trên các thần thoại về cuộc chiến thành Troy. Còn nội dung của Odyssey là trường ca kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Odyssey và hành trình trở về quê hương gian nan của người anh hùng này. Về tác giả Homer, có giả thuyết cho rằng ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 8 TCN. Hai tác phẩm nổi tiếng, Iliad và Odyssey của ông được ghi chép lại chính thức vào thế kỷ thứ VI TCN theo lệnh của Bạo chúa Athena lúc bấy giờ là Peisistratos. 

Đến lượt trường ca Iliad lại trở thành một đề tài lịch sử để điện ảnh khai thác. Năm 2004, David Benioff đã viết kịch bản và Wolfgang Petersen đạo diễn bộ phim “Troy”. Bộ phim chi phí hết khoảng 175 triệu USD, một con số kỷ lục của điện ảnh hiện đại. Thế nhưng, phần thưởng cho nhà đầu tư thật xứng đáng khi thu về hơn 497 triệu USD khi công chiếu trên toàn thế giới.

Thế nhưng, xét về phương diện văn học thành văn, sáng tác về lịch sử thì không thể không nói tới “Sử ký” của Tư Mã Thiên. “Sử ký” được Tư Mã Thiên viết từ năm 109 TCN đến năm 91 TCN phản ánh lịch sử Trung Hoa cổ đại trong hơn 2.500 năm từ thời Hoàng đế thần thoại cho tới thời tác giả sống. Để có tư liệu viết trong khoảng 20 năm, Tư Mã Thiên đã dành mấy chục năm đi nhiều nơi trên đất Trung Hoa, nơi diễn ra những sự kiện, xuất hiện nhân vật lịch sử. Ông cần mẫn ghi chép trên các thẻ tre. Những nhân vật lịch sử qua trang sách của ông hiện lên sống động. Thủ pháp tả nhân vật của ông đến ngày hôm nay hậu thế còn ngỡ ngàng. Có thể nêu những nhân vật được xây dựng ám ảnh bạn đọc như Hạng Vũ, Lưu Bang, Hàn Tín, Tần Thủy Hoàng, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Tô Tần, Trương Nghi, Khuất Nguyên, Tôn Tử, Ngô Khởi… Đặc biệt một nhân vật rất quan trọng đối với những nhà nghiên cứu lịch sử nước ta là Triệu Đà. Nhân vật này đến nay còn gây nhiều tranh cãi giữa triều đại chính thống của nước ta hay là ngoại xâm cướp nước của Thục Phán?. 

Chính vì có thế mạnh lưu giữ được nhiều bộ cổ sử, nên Trung Quốc ngày nay đã tận dụng để phát triển ngành công nghiệp điện ảnh kết hợp du lịch rất hiệu quả. Nhiều phim trường sau khi được sử dụng quay phim đã đón hàng triệu lượt khách tham quan.

Trong nước

Tác phẩm văn học về đề tài lịch sử nước ta đầu tiên có thể kể là “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp. Tác giả sống vào thời kỳ nhà Trần. Đến thời Lê, tác phẩm được Vũ Quỳnh và Kiều Phú san định lại. Tác phẩm thứ hai là “Truyền kỳ mạn lục” của tác giả Nguyễn Dữ. Sách được viết cuối thế kỷ 16. Cũng như “Lĩnh Nam chích quái” nhiều câu chuyện kể vừa chân thực vừa mang yếu tố huyền ảo, ly kỳ cuốn hút. Và gần đây, cách khai thác thác theo lối huyền ảo, ly kỳ này được gọi bằng cái tên “fantasy”. Nhà văn Nguyễn Đình Tú với tiểu thuyết “Bãi săn” là một ví dụ.

Đề tài về lịch sử thời kỳ trung đại và cận hiện đại được các nghệ sĩ Việt Nam khai thác nhiều. Việc xây dựng các nhân vật lịch sử vào truyện ngắn, tiểu thuyết, sân khấu hay điện ảnh từ lâu đã không còn là điều gì mới mẻ. Đầu thế kỷ XX, sau Phan Bội Châu với tác phẩm “Trùng Quang tâm sử” xuất hiện nhiều nhà văn viết lịch sử như Nguyễn Tử Siêu,  Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, Phạm Minh Kiên, Nguyễn Huy Tưởng, Khái Hưng, Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật… Càng về sau, lực lượng sáng tác càng đông đảo và bút pháp ngày một đa dạng, không đơn giản như lối văn biền ngẫu ban đầu. 

Qua văn học, có những nhân vật hiện lên thật sinh động ví như: Cao Bá Quát qua hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân; Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng; Thái sư Trần Thủ Độ trong “Bão táp cung đình” của nhà văn Hoàng Quốc Hải; Hồ Quý Ly trong tác phẩm Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh; Nhiếp chính Ỷ Lan trong “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo. Có những nhân vật lịch sử được sáng tạo trong nhiều loại hình nghệ thuật.

Ví như hình tượng anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi được thể hiện ở nhiều tác phẩm cả văn học và sân khấu. Về văn học có thể kể “Hội thề” của nhà văn Nguyễn Quang Thân; “Vằng vặc sao khuê” của nhà văn Hoàng Công Khanh; “Cuộc thăng trầm” của nhà văn Minh Giang. Về sân khấu có thể kể: vở kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Nguyễn Đình Thi; “Bí mật vườn Lệ Chi” của Hoàng Hữu Đản; “Oan khuất một thời” của NSƯT Lê Chức, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang…

Với số lượng hàng triệu trang sách sử, không thể nói sử Việt Nam ít ghi chép nên gây khó khăn cho người sáng tạo. vấn đề là nằm ở niềm đam mê. Đôi khi những khoảng trống trong lịch sử lại “kích thích” trí tưởng tượng của nghệ sĩ bay bổng sáng tạo. Đến đây lại cần bàn đôi chút về sự hư cấu và sự thật lịch sử. Có những tác phẩm hư cấu “giải thiêng” thần tượng theo chiều hướng đời thường hóa để cho nhân vật gần gũi hơn, nhưng lại cũng có những tác phẩm giải thiêng để hạ bệ thần tượng. Xin ví dụ về việc hư cấu, đưa nhân vật lịch sử anh hùng của dân tộc như người thường, thậm chí có những câu chữ hạ thấp, miệt thị danh nhân trong truyện ngắn “Kiếm sắc”, “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp gây phản cảm cho người đọc. 

Nếu như hư cấu và xây dựng nhân vật lịch sử trong những tác phẩm văn học có phần thuận lợi vì chỉ cần sự tưởng tượng của nhà văn thì trong tác phẩm điện ảnh, nhân vật và bối cảnh phải hiện lên mắt thấy, tai nghe được. Khi đó, ngoài vấn đề cốt truyện, trang phục, đạo cụ, bối cảnh thiên nhiên, kiến trúc nhà cửa của thời kỳ lịch sử đều được xây dựng một cách kỹ lưỡng. Đây là lực cản đối với tất cả các nhà làm phim trên thế giới. Để thực hiện được nhiều bộ phim lớn, người ta phải có trường quay. Trong điều kiện nghiên cứu về trang phục nước ta còn hạn chế, lại thêm phần không có trường quay chuyên nghiệp nên để thực hiện những bộ phim điện ảnh của thời gian đầu tìm tòi như “Đêm hội Long Trì” (đạo diễn Hải Ninh) rất giống phim sân khấu.

Gần đây, trong loạt phim lịch sử chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nếu để nói phim truyện nhựa thành công nhất theo ý kiến riêng của người viết là phim “Long thành cầm giả ca” (đạo diễn Đào Bá Sơn) sản xuất năm 2010. Kịch bản phim do Văn Lê viết trên cảm hứng về đại thi hào Nguyễn Du với tâm trạng và bối cảnh lịch sử tao loạn khi sáng tác bài “Long thành cầm giả ca”. Đó là khoảng thời gian 1813 -1814. Bối cảnh Thăng Long khi không còn là kinh đô đang bị rơi đi những vẻ đẹp. Và con người hiện lên trong phim không phải vua chúa mà là những trí thức đau đời, những nghệ sĩ mong manh như cô Cầm…

Việc sáng tạo hình tượng các danh nhân lịch sử trong sáng tạo điêu khắc cũng là điều cần bàn. Khi xã hội phát triển, nhiều đình, đền thờ các danh nhân đều muốn đúc hoặc tạc tượng thờ. Còn tại không gian đô thị, nhiều tượng danh nhân đã được dựng lên. Tượng vua Lý Thái Tổ ở khu vực Hồ Gươm là mẫu tượng tương đối thành công. Còn nhiều tượng danh nhân khác, nhà nghệ sĩ đều làm na ná như nhau: Tượng mắt nhìn xa xăm, tay cầm cuốn thư, tay nắm đốc kiếm…

Như vậy, lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật không hẳn là cái đã qua, cái không thể trở lại. Nó còn day dứt, thúc bách người nghệ sĩ sáng tạo mãi chừng nào con người trên trái đất còn tồn tại.

Theo Mạnh Thắng - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.

  • Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách  “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.

  • Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.

     

  • Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.

  • Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.

  • Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.

  • Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.

  • Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

  • Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...

  • Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí  tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.

  • NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.

  • Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.

  • Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.

  • Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.

  • Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.

  • Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai. 

  • Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành. 

  • Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.

  • PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc. 

  • Buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách Lời người Man di hiện đại - Người yêu tiếng Việt trọn đời (Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành) sẽ diễn ra lúc 18 giờ ngày 10.10 tại Thư viện Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội).