Lì xì, chuyện nhỏ mà không nhỏ

09:55 06/02/2015

Tưởng lì xì con trẻ là... chuyện nhỏ, nhưng thật ra có rất nhiều điều đáng bàn quanh câu chuyện lì xì đầu năm.

Không bao giờ thừa khi dạy trẻ ứng xử có văn hóa vớ i tục lì xì. Ảnh minh họa

Khi hỏi trẻ con thích gì ngày tết, phần lớn các bé đều trả lời: thích được lì xì nhất. Ngay cả các bé còn nhỏ, dù chưa ý thức chuyện tiền bạc, chưa biết xài tiền, nhưng khi được người lớn lì xì, cũng tỏ ra háo hức, muốn có phần như các anh chị mình.

Khi người lới cũng chạy theo tiền

Chị H là giáo viên một trường tiểu học ở Tân Bình than thở: tết đến biết bao nhiêu khoản phải lo, ngay cả chuyện lì xì cũng cả một vấn đề. Chị bảo “họ lì xì con mình bạc trăm, mình cũng phải lì lại bạc trăm mới xứng”. Hay “lì xì ít tiền, không chỉ tụi nhỏ chê mình ki bo, mà người lớn cũng tỏ ra xem thường”... Thế là chị cố gắng đầu tư cho khoản lì xì năm mới khá bộn so với khả năng tài chính của mình.

Không ít người cùng suy nghĩ như chị H, ai cũng tự giao “chỉ tiêu” để “thi đua” với người khác. Chính điều đó vô tình tác động vào trí óc còn non nớt của trẻ: chờ tết để “kiếm tiền”!

Trẻ con nghĩ gì nói nấy, thích điều gì thì sẵn sàng chờ đợi, và thể hiện niềm yêu thích của mình ngay lập tức. Không lạ gì khi rất nhiều bé vừa nhận được tiền lì xì đã vội vàng mở ra xem, còn bình phẩm ít/nhiều, thể hiện thái độ ngay trên nét mặt, khiến người lì xì nhiều khi “đứng hình”. Hay có bé đọc vanh vách lời chúc mừng khi vừa nhận lì xì, kiểu “cho có”, vô cảm; hoặc mở bì lấy tiền, rồi vứt phong bì ngay tại chỗ...

Lì xì luôn cần văn hóa

Một người mẹ khác chia sẻ điều thú vị về cách dạy con quanh chuyện lì xì. Chị kể: ngay khi con còn nhỏ, sáng mùng một chị lì xì cho các con sớm. Chị bỏ vào phong bì mấy đồng tiền lẻ, thật phẳng. Chị không quên chúc con mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi.

Với chị, giáo dục ngay khi con còn nhỏ, để các con quen với “nếp” lì xì ít, giúp các con hiểu rằng, ngay cả ba mẹ là người thân cận nhất, lại lì xì khiêm tốn, thì đừng mong chờ những đồng tiền “lớn” từ người khác.

Mặt khác, cần dạy trẻ hiểu rằng tiền lì xì thể hiện sự quan tâm, phong tục tập quán của người Việt, nên không nhất thiết phải nhiều, và trẻ con đừng có ý định “hốt” tiền ngày tết.

Chị bảo, những đồng tiền lì xì thường là tiền phẳng, mới. Qua đó, chị muốn các con mình biết trân trọng đồng tiền, biết nâng niu, gìn giữ, chứ đừng bạ đâu “gùi” đó, như cách mà nhiều bé thường làm. Bây giờ, chị rất yên tâm khi các bé nhà mình đã tỏ ra lịch sự và biết ơn khi được nhận lì xì, biết nhận phong bì bằng hai tay, không mở phong bì trước mặt người lớn, và có những lời chúc tết đáng yêu.

Cha mẹ cần giúp con quản lý tiền lì xì

Nhiều trẻ chưa có tính cẩn thận, hiếu động, vứt phong bì lung tung, hoặc trẻ em nhỏ chưa biết giữ tiền, bố mẹ nên giữ bao lì xì hộ con. Với nhiều bé, quan niệm tiền được lì xì là sở hữu riêng, nên muốn làm gì tùy thích. Không ít phụ huynh cũng chiều theo ý con, để con thoải mái chi tiêu mà không có sự kiểm soát.

Sau tết, rất nhiều trẻ dùng tiền lì xi để chơi game, mua sắm, ăn quà, làm những việc vô bổ. Tiền lì xì nhiều hay ít, ba mẹ nên giúp con sử dụng sao cho ý nghĩa. Chẳng hạn nuôi heo đất, mua sách vở, dụng cụ học tập...

Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em rất mong đón tết để được tiền mừng tuổi, ba mẹ nên cân nhắc để bé có quyền lựa chọn, nếu đó là nhu cầu chính đáng.

 
Theo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.

  • Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.

  • Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...

  • ĐẶNG PHÚC

    Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao. 

  • Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.

  • Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.

  • Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.

  • Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.

  • Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

  • Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội. 

  • Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao. 

  • Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…

  • Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.

  • “Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.

  • Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

  • Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

  • Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

  • Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

  • Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.