VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".
Ảnh: internet
Thân sinh của Ưng Bình là Tiểu thảo Hường Thiết. Với hàm Hiệp tá Đại học sĩ, Hường Thiết có nhiều sáng tác giá trị như: "Tứ tự ca" (viết về lịch sử Việt Nam kể từ thời Hồng Bàng); "Liên nghiệp hiên thi tập” (chữ Hán); "Vẽ một bản đồ nước Việt Nam” (từ thời Hồng Bàng đến năm 1900, bản mộc lưu tại Viện bảo tàng cách mạng, Hà Nội đã được công bố trong Bulletin des amis du vieux de Hué)
Thân mẫu Ưng Bình là bà Nguyễn Thị Huệ, thông thạo chữ Hán, có nhiều bài thơ nôm được truyền tụng như "Nhớ quê", "Thượng cầm hạ thú" (mỗi câu thơ đều có tên cầm và thú), "Xuất gia"...
Ưng Bình đỗ cử nhân hán học năm 1909; tốt nghiệp trường Quốc học Huế, am hiểu tường tận tiếng Pháp, đỗ đầu kỳ thi ký lục năm 1904. Giòng dõi "cành vàng lá ngọc", học hành đỗ đạt, ông ra làm quan, khi về hưu với hàm Thượng Thư, Hiệp Tá đại học sĩ. Tuy hưu trí, ông vẫn được cử làm Viện trưởng Viện Trung kỳ niên khóa 1939-1940, Hội trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ Trung kỳ 1940-1945.
Làm quan suốt cả đời người nhưng Ưng Bình không màng danh lợi; Hơn thế nữa, ông sợ danh lợi, ghét nịnh hót, luồn cúi: "Ghét cụm bèo trôi che bóng nước, Giận chòm mây nổi khuất vành trăng"(1). Phẩm hàm, và chức tước của triều đình và Nhà nước Pháp bảo hộ ban cho, ông tỏ thái độ xem thường đến mức châm biếm. Thêm một chức tước đối với ông, giống như: "Hàng ghế nhích lên năm bảy tấc"; thăng một ngạch bậc quan trường chỉ là "Thẻ bài thêm lớn một vài ly”.
Làm quan, Ưng Bình chỉ giàu, rất giàu về bầu rượu túi thơ, câu hò điệu hát; đời sống vật chất lại khá thanh bạch: "Khoa danh có sẵn, quan quyền có; Của cải không gì, ruộng đất không". Coi thường, khinh ghét danh lợi nhưng phải làm quan. Cho nên, khi được về hưu, Ưng Bình xem như là một hạnh phúc vì "Lưng tôm khỏi phải cúi lòn". Với khí tiết đó, ông lại nhìn đời quan trường của mình mà rất đỗi tự hào: "...Thuở ra sân khấu không làm rộn, Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi".
Những năm ở quan trường, trị nhậm nhiều nơi, có dịp đi đây đi đó, giao du rộng, cảnh quan đất nước trải mở dưới tầm mắt, sáng tác của Ưng Bình theo đó mà phát triển. Thể loại bao trùm là thơ cổ, xướng họa xoay quanh một chữ TÌNH: Tình nước non, tình người, tình bằng hữu thâm giao... Thời gian về hưu rỗi rảnh, mối quan hệ giữa nhà thơ với sinh hoạt dân gian có điều kiện gắn bó, nên bên cạnh thơ cổ, Ưng Bình phát triển mạnh sáng tác các thể loại hò ca, xướng hát. Đây cũng là thời kỳ nhà thơ tiếp xúc sâu với văn học dân gian, đồng thời nhiều sáng tác của nhà thơ được nhân dân lao động tiếp nhận, trở thành văn học dân gian.
Sự nghiệp sáng tác thơ ca của Ưng Bình rất phong phú, được lưu truyền khá rộng rãi. Về chữ Việt có trên 1000 bài, thơ chữ Hán có "Lộc Minh thi tập" gồm 227 bài; hát bộ có vở tuồng "Lộ Địch" dựa một phần theo cốt truyện Le Cid của nhà văn Pháp P.Corneille, được công diễn nhiều lần trong những năm 1937-1938, vở tuồng "Tào Lao" lấy cốt truyện cổ. Thơ ca, tuồng của ông, một số đã được xuất bản gồm Tình Thúc Giạ (1942); Đời Thúc Giạ (1961); Bán buồn mua vui (1954); Lộ Địch (xuất bản lần đầu năm 1936 - tái bản năm 1959). Tiếng Hát Sông Hương (1972).
Thơ ca của Ưng Bình có giá trị nhiều mặt về nội dung tư tưởng cũng như về nghệ thuật. Qua những bài như Vịnh hòn non bộ, Đêm trung thu thăm lầu ông Hoàng, Chim khóc tổ, Cơm độc lập nước tự do, Bản đồ nước Việt Nam, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Phan Thanh Giản, Phu xe đối đáp, Cám cảnh người hành khất, Ngày xuân ở Vỹ Dạ, qua những bài đề vịnh danh lam thắng cảnh(2), Ưng Bình Thúc Giạ Thị tỏ rõ một tấm lòng đối với non sông đất nước, đối với dân nghèo thật đáng quý trọng.
Thơ ca của Ưng Bình nhìn chung phóng khoáng, tao nhã, hàm súc, hồn nhiên; một số bài, nhất là thơ chữ Hán, khá điêu luyện, ý và tứ thơ phảng phất hồn thơ thịnh Đường.
Thơ ca của Ưng Bình Thúc Giạ Thị có nhiều bài, nhất là những câu hò, điệu hát đã đi vào sinh hoạt của nhân dân xứ Huế từ mấy chục năm nay một cách thâm trầm, bền vững. Nội dung của những câu hò điệu hát đó được thể hiện bằng thứ văn chương bình dân, theo ngôn từ của nhân dân lao động, nhiều bài, nhiều câu đã khái quát hóa cuộc sống lao động, sản xuất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ đến cao độ được nhân dân tiếp nhận và truyền khẩu, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của chị chèo đò, anh cầm chày giã gạo hoặc của khách du lịch đêm trăng vui chơi giải trí bằng thuyền trên dòng sông Hương đầy thơ mộng.
Mặt khác, Ưng Bình đã khéo vận dụng ca dao, tìm thi hứng từ văn học dân gian để sáng tác thơ ca. Với hai câu: "Lu ly nửa nước nửa dầu, Nửa thương cha mẹ nửa sầu nhơn duyên", ông đã làm bài thơ cổ động dùng hàng nội hóa; với câu ca dao: "Cua nói có, vọ nói không, cơ chi có miểu giữa đồng, Hai ta thề thốt kẻo lòng ngại nghi", ông đã làm bài thơ "Nói nên dạ ở không nên..."; từ câu ca dao: "Rồi mùa toóc rả rơm khô, Bạn về quê bạn biết mô mà tìm", ông đã làm nên bài thơ với những câu đầy tình tứ: "Kẻ đi người ở gây thương nhớ, Mông quạnh đồng không gẫm chán chê".
Ưng Bình còn rất sành, quý trọng và say mê ca nhạc dân tộc, nhất là về ca Huế, tuồng, nhiều làn điệu dân ca của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Đối với dân ca miền Bắc, ông đánh giá:
"Cô đào Thanh thật sành nghề hát nói,
Cô đào Nghệ khéo kể khúc tỳ bà,
Chốn Long Biên đủ điệu huyền ca,
Cô đào tơ hát giỏi, chị đào già vẫn hay".
Đối với dân ca miền Trung, nơi Ưng Bình đặt tất cả tâm hồn và gắn bó cuộc đời hào hoa phong nhã của mình, ông tán dương:
"Điệu hát dễ dàng là điệu hò khoan xứ Huế,
Không pha tiếng quyển, không nệ tiếng đàn,
Miễn làm sao giọng hát du dương,
Tình kia nghĩa nọ đôi đường phân minh"
Đối với dân ca miền Nam, nhiều người đương thời đã bài xích điệu cải lương, còn ông lại tán thưởng đề cao:
"Khổng Minh tọa lầu là câu ca cổ bản,
Bạch Vân Tôn cát là điệu hát ngày xưa,
Bạn cải lương ra rạp đến giờ,
Nhạc Âu văn Á đổi cuộc cờ thêm vui."
Đối với các nghệ nhân, ông nhìn họ với tất cả tấm lòng ái mộ chân thành, rất mực tôn trọng. Nhiều bài thơ ca tặng nghệ nhân hoặc làm tại chỗ cho nghệ nhân trình bày, ông đã viết với bao lời hay, ý đẹp.
Thật ít có nhà thơ nào hiểu rõ, đề cao dân ca và ca sĩ dân gian như Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Ông xứng đáng với danh hiệu thi hào - nghệ sĩ mà người đời mến tặng.
Huế, Xuân Nhâm Thân
V.H
(TCSH48/03&4-1992)
-----------------
1. Những câu ngoặc kép trong bài này được trích từ Tuyển tập thơ ca Ưng Bình Thúc Giạ Thị, 450 trang, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1992 (đang ấn hành)
2. Xem “Ưng Bình Thúc Giạ Thị”: Thơ ca. Nhà xuất bản Thuận hóa, 450 trang, Huế, 1992.
MAI VĂN HOAN
Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
(Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:
GIÁNG VÂN
Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.
LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.
Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.
Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.
Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.
TRẦN HOÀI ANH
NGUYỄN VĂN MẠNH
Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng
MAI VĂN HOAN
Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.
Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.
Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
NHƯ MÂY
Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trích Tự truyện “Số phận không định trước”
Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.
NGÔ MINH
Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.
NGUYÊN HƯƠNG
Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.
GIÁNG VÂN
Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.