Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ gặp mặt toàn thể hội viên, nhằm ôn lại truyền thống của Liên hiệp Hội và cũng là dịp để giao lưu, động viên văn nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhân ngày truyền thống thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2018).
Ông Nguyễn Thái Sơn - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy -Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế
Đến tham dự buổi gặp mặt có ông Nguyễn Thái Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; ông Cao Chí Hải - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên Huế, cùng lãnh đạo của Liên hiệp Hội qua các thời kỳ và đông đảo văn nghệ sĩ.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phát biểu trong lễ kỷ niệm |
Cách đây 73 năm, tối 18/9/1945, hơn 50 văn nghệ sĩ Huế đã thống nhất thành lập Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên với Ủy ban Chấp hành Lâm thời do nhà phê bình Hoài Thanh làm Chủ tịch, gồm 4 ban: Văn học, Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc, Âm nhạc, Ca kịch. Sự ra đời của Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên, tổ chức tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay, hoạt động gắn kết với Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Trung bộ đặt tại Huế lúc ấy, đã mở đầu một thời kỳ mới của dòng chảy văn học nghệ thuật xứ Huế, đến nay dài trên 73 năm.
![]() |
Từ đó đến nay, văn học nghệ thuật Huế đã để lại những dấu ấn khó phai qua các thời kỳ đầy cam go, chuyển mình đổi mới của văn học nghệ thuật trên vùng đất xứ Huế. Tổ chức Hội đã chuyển đổi tên gọi từ Hội Văn học Nghệ thuật (1990 - 2005) thành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (2005 - 2010), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (2010 - 2015). Nhiều thế hệ văn nghệ sỹ Huế đa làm nên vóc dáng văn học nghệ thuật Huế đầy trí tuệ, nhân văn, mang tính tiên phong rõ nét, đóng góp vào nên văn hóa đặc sắc của Thừa Thiên Huế, của nền Văn học nghệ thuật nước nhà. Hoạt động của văn nghệ sĩ Huế không có không khí ồn ào mà trầm lặng hơn bởi tính cách Huế, song đó là sự trầm lặng của những con người chịu khó quan sát và ấp ủ sự khai mở sáng tạo.
![]() |
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật có đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo đang ngày càng phát triển, đến nay đã có 670 hội viên với tám hội chuyên ngành: Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Văn nghệ dân gian, Sân khấu, Kiến trúc, Nhiếp ảnh và Múa. Đến nay, có nhiều tên tuổi nổi tiếng, gặt hái được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế, đóng góp rất lớn vào nền văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại.
Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đang miệt mài sáng tạo, những tác phẩm của văn nghệ sĩ đang thể hiện khát vọng vươn tới cái đẹp. So với nguồn "văn mạch dằng dặc không dứt" (Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn) của 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, thì 73 năm vừa qua (1945 - 2018) chỉ là một khoảnh khắc, song khoảnh khắc đầy lịch sử ấy đang là căn nền cho những dự phóng mới của văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, đòi hỏi văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế phải không ngừng nỗ lực nhiều hơn.
Phương Anh
Chiều ngày 14/7, tại văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2016 nhằm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.
Sáng 13/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (khóa XV) nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; thảo luận và cho ý kiến về Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020.
Sáng 29/6, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 11/6, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Sáng 11/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”.
Năm 2016, thành phố Huế của Việt Nam cùng 127 thành phố đến từ 21 quốc gia khác trên khắp các châu lục được đưa vào chiến dịch mạng xã hội Thành phố Xanh tôi yêu do cộng đồng bình chọn của WWF tổ chức từ 26-4. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thành phố lọt vào danh sách này.
Sáng 28-5, hội đồng họ Phạm VN phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945) tại TP Huế.
Chiều ngày 18/5, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm bộ sưu tâp áo dài xưa mang tên “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” của Tiến sĩ Thái Kim Lan và nghệ thuật sắp đặt đa phương tiện của Veronika Witte.
Sáng ngày 07 tháng 5, Khoa ngữ văn, Trường đại học khoa học – Đại học Huế đã tổ chức cuộc hội thảo: Thành tựu văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016). Hội thảo là sự gặp gỡ của nhiều kiến giải, nhận định từ các nhà nghiên cứu phê bình văn học về những thành tựu của văn học Việt Nam kể từ năm 1986 cho tới nay.
Tối 24/4, tại giảng đường I, Trường đại học Sư phạm Huế đã diễn ra lễ Bế mạc Liên hoan Âm nhạc Bắc miền Trung năm 2016.
Sáng 24/4, Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc trưng bày “Cổ vật nghìn năm kể chuyện”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2016. Đây là lần đầu tiên những dụng cụ lao động, trang sức có niên đại hơn 2.000 năm, kết hợp cùng đồ gốm cổ triều Nguyễn được trưng bày phục vụ du khách tại Huế.
Sáng ngày 23/4, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2016.
Chiều ngày 21/4, tại Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra Lế khai mạc triển lãm sách với chủ đề “ Huế - Trăm năm đời sách”. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Festival Huế 2016 và kỷ niệm ngày sách Việt Nam 21/4.
Chiều ngày 1/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, những người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các cựu nữ sinh Huế đã tổ chức Chương trình văn nghệ “Hãy yêu nhau đi”.
Chiều ngày 30/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh "NIỆM" để tưởng nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhân 15 năm ngày mất của nhạc sỹ (01/4/2001 - 01/4/2016).
Hòa trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Bính Thân; hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 14, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội Thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016 với chủ đề “Xuân về trên quê hương vào tối ngày 21/2”.
Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Bộ môn Lý luận Văn học, Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp tổ chức nhân một năm ngày mất của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 20/2/2016 tại Phòng Hội thảo, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế.
Sáng ngày 28/01, tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt cộng tác viên, tặng thường tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2015.
Chiều ngày 17-01-2015 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A-Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra buổi tọa đàm Đinh Cường- Thi sĩ của hoài Niệm trong Hội Họa.
Chiều ngày 13/1, tại 26 Lê Lợi (thành phố Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2015 cho 16 tác phẩm, công trình của các tác giả là hội viên các Hội chuyên ngành.