Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh: "Tấm gương Ðại tướng đã thôi thúc tôi viết"

08:28 09/12/2013

Những năm qua, có không ít các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng văn võ song toàn, một nhà chỉ huy quân sự, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng ta. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (1-1-1914 - 1-1-2014), nhà văn Trần Công Tấn đã kể những kỷ niệm về Ðại tướng đã thôi thúc ông viết cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người.

Ðã có nhiều sáng tác văn học nghệ thuật thể hiện được tình cảm của đồng chí, đồng bào dành cho Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh với những bài thơ rất xúc động của nhà thơ cách mạng Tố Hữu (Nhớ đồng, Tiễn đưa, Một con người...) và các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn khác như: Bảo Ðịnh Giang, Châu La Việt... hay những ký sự văn học của nhà báo Phan Quang, bộ tiểu thuyết Huế ngày ấy của Lê Khánh Căn với nhân vật chính được xây dựng từ nguyên mẫu của đồng chí Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh... cho đến các bản nhạc của các nhạc sĩ: An Thuyên, Quỳnh Hợp,... Trong số đó, cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người của nhà văn Trần Công Tấn được đánh giá là tác phẩm công phu, giàu tư liệu lịch sử về cuộc đời nhà cách mạng - vị tướng lỗi lạc Nguyễn Chí Thanh.

Nhà văn Trần Công Tấn cho tôi biết, ông từng là một người lính có may mắn sống gần Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Hòa Mỹ (Thừa Thiên - Huế). Năm 1954, từ chiến trường Lào và Cam-pu-chia trở về, Trần Công Tấn làm báo và điện ảnh quân đội dưới quyền chỉ huy của Ðại tướng. Ông kể lại: "Hồi ấy, tôi đã đến thăm anh Thanh ở Hà Nội. Anh dặn tôi phải cố mà viết lại những kỷ niệm đời lính của mình. Khi theo Bác Hồ về thăm sư đoàn tôi đóng quân gần Ðồng Hới, anh Thanh vẫn không quên người lính cũ của mình. Anh gọi tôi mang con gái đầu đến thăm anh và tặng quà. Năm 1961, anh Thanh vào chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã Ðại Phong. Dạo ấy, vào những ngày chủ nhật được nghỉ, anh lại gọi tôi đến nói chuyện, ăn cơm và đi chơi, thăm bạn bè, nhân dân trong vùng. Trong những ngày gặp gỡ ấy, anh không quên nhắc tôi phải viết lại các kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội. Nghe lời anh, tôi đã chịu khó tìm đọc sách, tài liệu và viết cật lực để rồi trở thành một nhà văn quân đội như hiện nay".

Khi thực hiện cuốn tiểu thuyết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, điều khó khăn đối với nhà văn Trần Công Tấn là ông phải viết về một nhân vật lịch sử mà quá nhiều người biết đến. Nhưng rồi xuất phát từ tình cảm quý trọng và cảm phục về những đóng góp to lớn của ông với Ðảng, với đất nước mà nhà văn quyết tâm cầm bút. Ông cho biết: "Vì kính trọng, cảm phục anh Thanh và cảm ơn anh đã quan tâm đến một người lính và xem như một người nhà, tôi rất muốn viết lại cuộc đời anh". Nhà văn đã công phu, cần mẫn, dành rất nhiều tâm huyết và thời gian để hoàn thành cuốn sách. Ông đã đọc, đã ghi chép lại tư liệu từ hàng trăm cuốn sổ tay của nhiều người cùng tài liệu từ các bạn văn, đồng chí, đồng đội và cả các tác phẩm của các nhà xuất bản viết về cuộc đời và sự nghiệp của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ông cũng đã tìm gặp lấy tư liệu từ các cấp ủy Ðảng ở Thừa Thiên - Huế, các huyện ủy Phong Ðiền, Quảng Ðiền, gặp những thân nhân trong gia đình Ðại tướng, nhân dân hai làng Niêm Phò, Nam Dương ở quê hương ông... để có được những tư liệu phong phú làm nên cuốn sách. Và rồi cuối cùng, sự tâm huyết, công phu ấy đã giúp nhà văn Trần Công Tấn có được một tác phẩm văn học dày dặn, một bộ sách tư liệu quý về sự nghiệp cách mạng và cuộc đời vị Ðại tướng được nhân dân, đồng chí, đồng đội kính yêu. Dựa trên tác phẩm Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người, nhiều văn nghệ sĩ đã có được các tư liệu để xây dựng nên những tác phẩm sân khấu, điện ảnh về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh sau này.

Với 542 trang in, cuốn sách của nhà văn Trần Công Tấn đã đưa bạn đọc về thăm hai miền quê nội, ngoại của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, dẫn dắt bạn đọc đi từ tuổi ấu thơ lấm lem bùn đất cho đến những năm tháng lao tù, những bước đường cách mạng và chặng đường gian lao qua hai cuộc kháng chiến của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh trên cương vị chỉ huy quân đội và một lãnh đạo Ðảng và cả những giây phút cuối đời của ông khi miền nam đang bước vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Ðược NXB Văn học xuất bản từ năm 2008, tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người có thể nói là một trong những tác phẩm thành công nhất trong loạt sách viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh thời gian qua.

 Theo TRƯƠNG NGUYÊN VIỆT (Nhân dân)
 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.