Những năm qua, có không ít các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng văn võ song toàn, một nhà chỉ huy quân sự, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng ta. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (1-1-1914 - 1-1-2014), nhà văn Trần Công Tấn đã kể những kỷ niệm về Ðại tướng đã thôi thúc ông viết cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người.
Ðã có nhiều sáng tác văn học nghệ thuật thể hiện được tình cảm của đồng chí, đồng bào dành cho Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh với những bài thơ rất xúc động của nhà thơ cách mạng Tố Hữu (Nhớ đồng, Tiễn đưa, Một con người...) và các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn khác như: Bảo Ðịnh Giang, Châu La Việt... hay những ký sự văn học của nhà báo Phan Quang, bộ tiểu thuyết Huế ngày ấy của Lê Khánh Căn với nhân vật chính được xây dựng từ nguyên mẫu của đồng chí Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh... cho đến các bản nhạc của các nhạc sĩ: An Thuyên, Quỳnh Hợp,... Trong số đó, cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người của nhà văn Trần Công Tấn được đánh giá là tác phẩm công phu, giàu tư liệu lịch sử về cuộc đời nhà cách mạng - vị tướng lỗi lạc Nguyễn Chí Thanh.
Nhà văn Trần Công Tấn cho tôi biết, ông từng là một người lính có may mắn sống gần Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Hòa Mỹ (Thừa Thiên - Huế). Năm 1954, từ chiến trường Lào và Cam-pu-chia trở về, Trần Công Tấn làm báo và điện ảnh quân đội dưới quyền chỉ huy của Ðại tướng. Ông kể lại: "Hồi ấy, tôi đã đến thăm anh Thanh ở Hà Nội. Anh dặn tôi phải cố mà viết lại những kỷ niệm đời lính của mình. Khi theo Bác Hồ về thăm sư đoàn tôi đóng quân gần Ðồng Hới, anh Thanh vẫn không quên người lính cũ của mình. Anh gọi tôi mang con gái đầu đến thăm anh và tặng quà. Năm 1961, anh Thanh vào chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã Ðại Phong. Dạo ấy, vào những ngày chủ nhật được nghỉ, anh lại gọi tôi đến nói chuyện, ăn cơm và đi chơi, thăm bạn bè, nhân dân trong vùng. Trong những ngày gặp gỡ ấy, anh không quên nhắc tôi phải viết lại các kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội. Nghe lời anh, tôi đã chịu khó tìm đọc sách, tài liệu và viết cật lực để rồi trở thành một nhà văn quân đội như hiện nay".
Khi thực hiện cuốn tiểu thuyết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, điều khó khăn đối với nhà văn Trần Công Tấn là ông phải viết về một nhân vật lịch sử mà quá nhiều người biết đến. Nhưng rồi xuất phát từ tình cảm quý trọng và cảm phục về những đóng góp to lớn của ông với Ðảng, với đất nước mà nhà văn quyết tâm cầm bút. Ông cho biết: "Vì kính trọng, cảm phục anh Thanh và cảm ơn anh đã quan tâm đến một người lính và xem như một người nhà, tôi rất muốn viết lại cuộc đời anh". Nhà văn đã công phu, cần mẫn, dành rất nhiều tâm huyết và thời gian để hoàn thành cuốn sách. Ông đã đọc, đã ghi chép lại tư liệu từ hàng trăm cuốn sổ tay của nhiều người cùng tài liệu từ các bạn văn, đồng chí, đồng đội và cả các tác phẩm của các nhà xuất bản viết về cuộc đời và sự nghiệp của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ông cũng đã tìm gặp lấy tư liệu từ các cấp ủy Ðảng ở Thừa Thiên - Huế, các huyện ủy Phong Ðiền, Quảng Ðiền, gặp những thân nhân trong gia đình Ðại tướng, nhân dân hai làng Niêm Phò, Nam Dương ở quê hương ông... để có được những tư liệu phong phú làm nên cuốn sách. Và rồi cuối cùng, sự tâm huyết, công phu ấy đã giúp nhà văn Trần Công Tấn có được một tác phẩm văn học dày dặn, một bộ sách tư liệu quý về sự nghiệp cách mạng và cuộc đời vị Ðại tướng được nhân dân, đồng chí, đồng đội kính yêu. Dựa trên tác phẩm Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người, nhiều văn nghệ sĩ đã có được các tư liệu để xây dựng nên những tác phẩm sân khấu, điện ảnh về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh sau này.
Với 542 trang in, cuốn sách của nhà văn Trần Công Tấn đã đưa bạn đọc về thăm hai miền quê nội, ngoại của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, dẫn dắt bạn đọc đi từ tuổi ấu thơ lấm lem bùn đất cho đến những năm tháng lao tù, những bước đường cách mạng và chặng đường gian lao qua hai cuộc kháng chiến của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh trên cương vị chỉ huy quân đội và một lãnh đạo Ðảng và cả những giây phút cuối đời của ông khi miền nam đang bước vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Ðược NXB Văn học xuất bản từ năm 2008, tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người có thể nói là một trong những tác phẩm thành công nhất trong loạt sách viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh thời gian qua.
Theo TRƯƠNG NGUYÊN VIỆT (Nhân dân)
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.