Không có cha...

14:52 24/01/2013

NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

Chiều hôm ấy mưa to lắm…
Được cô cho nghỉ sớm, tôi rời lớp học thêm vật lý và đi dạo cùng đứa bạn thân. Thấy lề đường ướt sũng mà trái tim tôi cũng ướt theo. Nhìn qua thấy đứa bạn đang nói chuyện điện thoại với cha của nó… thì ra, hơn nửa tuổi thơ này… tôi đã không có cha! Trời hôm nay thật lạnh nhưng chỉ lạnh bằng một góc nào thật nhỏ của tháng ngày trước, cái ngày mà cha tôi ra đi… nỡ để lại trước mắt đứa con gái bé nhỏ của ông một cái xác không hồn…

Ảnh: internet

Cái lạnh dằng xé da thịt tôi mất thôi! Bởi vì giờ tôi đã mãi đánh rơi một thói quen của mình từ nhiều năm về trước, đó là dù lạnh mấy cha vẫn quàng lên tôi chiếc áo ấm ca rô màu lính và đưa tôi đi khắp mọi nơi mà cha cho là niềm tự hào của xứ Huế này. Không đâu nhỉ?? Thói quen đó đã qua mất rồi, kể cả những lời yêu thương với cha khi xưa cũng bay theo tầm tay mất rồi. Tôi chỉ biết đổ lỗi cho số phận… và cái đời này đối với tôi thật vô thực vì nó quá bất công.


Dừng chân… ghé vào quán bánh quen thuộc thường tụ tập với bạn, tôi muốn mua một ít mang về nhà. Có lẽ tôi nhớ mùi của quán xá, cảm giác ấm áp bên những chiếc lò không phải của mình. Tôi cầm chiếc dù đặt xuống ghế nhựa… Trời đã tối từ lâu rồi, lại đang mưa nữa thế mà nãy giờ tôi chẳng buồn căng dù ra… Cũng chỉ là đơn giản thôi, những hạt nước mưa nhỏ bé trên khóe mắt của tôi này, sẽ chẳng ai biết rằng nó là nước mắt.

Tôi thật là một người quá suy nghĩ, đầu óc tôi chẳng bao giờ nghỉ ngơi kể từ khi trong tôi mang vết thương lòng, sự mất mát lớn nhất. Cha tôi cũng đi quá lâu, lâu lắm rồi mà... sao sự thân quen cứ níu lấy áo tôi. Nó khiến tôi khó chịu mỗi khi thở, và có cảm giác như nỗi buồn đan xen quá nhiều trong cuộc đời. Chắc bây giờ... tôi muốn có một người cha…

Khi tôi tưởng tượng lại cảnh còn bé, ngủ dậy mà giật mình khi đôi tay cha tôi lạnh ngắt, tôi hững hờ… nước mắt chảy và có lẽ tôi đang điên, điên theo cảm xúc… Và từ đó mà bàn tay tôi cứng hơn, nó cầm cây viết thật chắc chắn… nó viết ra sự thật, viết ra những ý tưởng mà trước kia tôi chưa hề hình dung đến. Và cũng vì thế mà tôi đã ngẩng cao đầu hơn, không phải là kiêu ngạo tỏ vẻ thanh cao mà chỉ là tôi thấy mình xứng đáng, mình phải sống tiếp. Tôi bất chợt, có lẽ là tôi muốn quên mất tuổi thơ của mình, quên hết những gì vừa đánh sau lưng mình mà bước tiếp.

Ai đó đã nói rằng: “Chết là bắt đầu cuộc sống cao quý hơn”. Tôi cũng hiểu ý này dù nó khác người, nhưng đối với tôi thật đớn đau. Cha tôi chết… và cái chết nó khắc trong tim tôi một vết sẹo sẽ chẳng ai có thể xóa được kể cả khi tôi tái sinh lần nữa.

Những bước chân mà tôi đi, ai đó đang dần nâng nó lên mà không hề cho tôi cảm giác đụng chạm. Mù quáng quá, tôi hận kẻ nào đang nắm thóp số phận. Tôi hận cái cảm giác lạnh lẽo của những bia mồ… cái sợ hãi lấn tới tôi xô đẩy tôi từng ngày. Tôi sợ cả cuộc đời này, mình không còn cơ hội để gọi tiếng “cha”. Tôi sợ mình sẽ quên mất từ đó, sẽ quên cả cách phát âm và ý nghĩa… Vì đã có lúc trong giấc mơ, tôi mơ mình hóa thân thành một con bướm trắng. Tôi từng bay đến một nơi gọi là địa ngục, tôi từng đối diện với thiên thần gãy cánh. Và khi đó thiên thần kể cho thân xác nghe về cõi âm ti… dù thấy sợ nhưng tôi vẫn len bước vào đó. Và ở đó, tôi đã thấy cha tôi. Thấy một người mà tưởng chừng như chưa bao giờ tan biến. Tôi dụi mắt nhìn vào hình hài nguyên vẹn đó mà ngỡ rằng sự thật cha đã đi (đó chỉ là một giấc mơ). Nhưng không, tôi thét lên vì sống mũi quá cay… Ở đây, tôi sẽ chẳng bao giờ sống được. Cái thứ không khí nuôi người sống ở trần gian nó khác nơi đây… toàn mùi hương tàn, bên cạnh những ai kia đang ngót mình giải mã từng sợi vải trắng. Cái vô hư mà tôi từng biết đến, nó vẫn nhẹ nhàng hơn nhiều, vì ở nơi mà cha đã đến… nó đã nhai nghiến mất hạnh phúc của bao người.

Khi tôi nhìn mưa, hạt mưa nhỏ nhưng với một màn mưa dày đặc đến thế, nó như thể vuốt mờ sự sống. Con bướm trắng tưởng tượng ấy, tôi từng thấy một con bướm trắng tinh sau những ý tưởng văn điên loạn này. Đó là khi tôi vô tình mở cửa sân phơi của nhà mới (khi nhà tôi vừa xây thêm tầng), tôi bắt gặp một con bướm trắng tinh, nó toát lên một sự thanh cao thật đặc biệt mà lần đầu tiên tôi cảm nhận được điều đó. Và đó cũng là lần đầu tiên, tôi thấy một con bướm đang bò, hay đang đi tướng của một con người. Không chỉ riêng tôi mà ngay cả chị bạn quen thân của tôi lúc đứng đó cũng thấy lạ. Con bướm trắng đó, một lúc lâu sau khi nó bò lui bò tới dưới nền thì cất cánh bay đi, tôi nhìn thật cao lên trời xem nó sẽ đi về hướng nào nhưng lối của nó là cửa sổ của tầng dưới. Tôi tính chạy xuống lầu, nhưng điều gì đó ngăn tôi lại, bắt tôi phải đi nơi khác. Tôi bỗng cảm thấy mệt mà lên giường nằm nghỉ. Tôi cũng lo nếu thấy chú bướm trắng đó lần nữa thì mình hay cả nó đều sẽ xao xuyến. Nó cũng giống chuyện trước đây, vì cứ hễ một thời gian là nhà tôi lại có một chú chim nhỏ quen thuộc bay vào.

Lang thang trên đường, tôi nghĩ mình là một chú mèo hoang đầy cảm xúc. Tôi tự thấy lạ cho mình, khi chính tôi khác với những đứa con gái khác???

Đó là một điều cha thường nói với tôi khi thấy tôi chơi mấy trò điện tử dành cho con trai, khi tôi chỉ vừa mới lên 5. Hạnh phúc cứ thoáng qua và gửi xuống tôi thật nhiều kỉ niệm ngày xưa ấy. Tôi nhớ nhất lúc tôi giận cha, nhăn mặt với cha, và bây giờ nhìn lại… tôi không có cha, tôi vẫn là một đứa trẻ không có cha… Với tôi, cha ở trong tim. Mỗi lúc ai hỏi tôi “cha cháu làm nghề gì?”, tôi đều trả lời cho họ tên và nghề nghiệp của cha, chứ chẳng bao giờ nói rằng cha tôi đã mất. Có chăng cũng chỉ là suy nghĩ của họ, họ thương hại tôi. Nhưng tôi vẫn còn ai đó trong trái tim, và sự thật này vẫn chưa hề bị đánh cắp.

Tại sao bây giờ tôi ít nhắc đến nhà, vì tôi nhói đau khi vừa bước vào cửa thì mình bị thức tỉnh hiện tại vì bức tượng của cha với nụ cười âu yếm nó, nó hóa đá từ lâu mất rồi… Và có lý do nào đó mà tôi luôn rất tự hào về gia đình? Vì bây giờ ở đó, tôi từng lớn lên và đã quá quen với từng bữa cơm của bà ngoại, tôi có một người anh trai tài giỏi, giàu tình cảm… và hơn bất kì ai, tôi có một người mẹ tuyệt vời nhất hành tinh.

Tôi vẫn luôn có động lực để sống tốt, vì tôi vẫn giống một người theo cái nhìn của mọi người, bờ môi cong và cặp mắt nhìn đời của tôi, nó buồn tự nhiên không ai nào thể tả…

(Suy nghĩ qua)

Xách bịch bánh vừa mua ở quán trên tay, tay còn lại, tôi nắm tay đứa bạn thân của mình:

- Phải về nhà nhanh thôi, trời đã tối mất rồi!


N.T.K.T
(SH287/01-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không còn nữa...

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                 Bút ký

    Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.

  • “Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
    Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.

  • VĨNH NGUYÊN

    Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm. 

  • NGUYÊN HƯƠNG  

    Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

  • TRU SA   

    Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

    Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.

  • BÙI KIM CHI

    Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                              Bút ký  

    Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?

  • LÊ BÁ ĐẢNG

    Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.

  • DƯƠNG THỦY
              Tùy bút  

    Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Một
    Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.

  • NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
                            Tạp bút

  • NGUYÊN SỸ
           Bút ký  

    Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.