NGUYỄN VĂN TOÀN
Té ra, cái thời nhân dân lao động làm chủ xã hội đã… xưa rồi Diễm. Và rằng, ở thời điểm hiện nay, VIP đã là một phần tất yếu của cuộc sống. Và họ cũng được dân gian nhìn nhận là những ông vua “con” ở cõi nhân tình thế thái khi sở hữu đầy ắp bao cơ man đô la và vàng bạc.
Ảnh: internet
Đẳng cấp thế nào mới là VIP?
VIP là gì? Theo các từ điển thông dụng thì VIP là chữ viết tắt của cụm từ Very Important Person, ám chỉ đến các “Nhân vật cực kì quan trọng”.
Như trong dịp Lễ Tết sắp đến, các siêu thị tranh nhau tặng thẻ VIP để câu những vị khách “sộp” đến mua sắm. Hay tại các khách sạn, nhà hàng, quán karaoke (hoặc bar, vũ trường), những ông chủ luôn chuẩn bị sẵn sàng những phòng VIP, những sự kiện VIP dành cho những khách chơi hạng “sang” lẫn rủng rỉnh túi tiền đến ăn chơi, nhảy nhót và tiêu xài xả láng những thứ kim tiền lấp láng. Hay chẳng hạn, dù chuyện bệnh viện quá tải mà báo chí bàn ra tán vào bấy lâu nay thì các VIP vẫn cứ thong dong bỏ ngoài tai. Vì đối với VIP, đó chỉ là những nỗi âu lo thường nhật của người nghèo. Bởi lẽ, chỉ cần phong bì, tiền hoa hồng lót tay cho bác sĩ là một bệnh nhân VIP nghiễm nhiên được điều trị tại phòng cá nhân theo tiêu chuẩn “năm sao” dành cho… Thượng Đế.
Tuy nhiên, nếu là VIP như kiểu này thì chẳng hơi đâu dư luận lên tiếng. Vì nói rõ ràng ra là: Cách tiêu xài của các VIP như trên chẳng qua là đang thực hiện quyền cá nhân về sở hữu tài sản theo đúng pháp luật. Nó cũng chẳng gây ra sự phản cảm đối với một ai. Nhất là đối với những người có trình độ hiểu biết về cách kiếm tiền và biết giữ mình trong sạch. Do đó, dù có thông tin một vị khách nào đó đến thuê một phòng trong một khách sạn năm sao với giá chục ngàn USD/đêm nhân dịp Noel hay Tết Dương Lịch thì thiên hạ cũng chỉ phớt lờ qua nó như là một tin tức giải trí đơn thuần.
Nhưng trên thực tế, trong cuộc sống hiện nay đã tồn tại rất nhiều loại VIP có khả năng gây “choáng”, “sốc” lẫn “giật mình” đối với dư luận. Dù sự định hướng dư luận của nó theo cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Khoe mẽ như Thạch Sùng, đốt tiền cỡ… công tử Bạc Liêu
Trong đám dân chơi, VIP luôn là “ngôi sao sáng nhất”, là “đầu tàu”, là “chủ xị” móc hầu bao. Và cách tiêu xài, khoe mẽ của các VIP cũng khiến những kẻ… không phải VIP luôn “tự ti” và tự đặt mình ở vị trí… chiếu dưới. Còn hiển nhiên, những người dân nghèo thì cứ… trải manh chiếu rách ra mà cố ước mơ về số tiền các VIP quẳng đi trong những lần “đốt tiền nấu trứng” mang tính chất kinh điển.
Lĩnh vực game online là một thí dụ. Hiện nay, các hãng game đua nhau cho ra đời những tính năng dành riêng cho các VIP. Nghĩa là, sau khi nộp đủ số tiền card cỡ… chục triệu thì ID của các công tử, đại gia sẽ nghiễm nhiên được các hãng game công nhận là ID VIP. Và vì cấp VIP càng cao, nhân vật càng trở nên pro (mạnh mẽ) nên mới có chuyện các VIP game than thở trên diễn đàn rằng: Tớ cào mấy trăm cái card giá 500.000 đồng đến “mỏi cả tay”. Không dừng lại ở đó, các VIP game còn sẵn sàng thuê con nghiện game “cày” game thâu đêm suốt sáng để đua top, giữ top. Rồi những lần công thành chiến của một bang tốn cả bạc triệu chỉ để giành những hư danh như Võ Lâm Minh Chủ, Tứ Đại Cao Thủ...
Nhưng xét cho cùng, khoe mẽ và tiêu xài trong “thế giới ảo” cũng chưa là “cái đinh” gì so với khoe mẽ và tiêu xài trong thế giới thực. Bởi trong thế giới thực, các VIP Việt đã trở thành biểu tượng của sự khoe mẽ giàu nghèo không kém gì cụ Thạch Sùng trong những câu chuyện cổ tích mà thuở bé chúng ta thường được nghe mẹ kể. Và hiện thực là, nhiều người trong xã hội, nhất là những người dân thấp cổ bé họng đã phải “choáng”, “sốc” lẫn “giật mình” về những kiểu cách tiêu xài hoang phí như công tử Bạc Liêu của những VIP Việt này. Chẳng hạn, những sim điện thoại VIP giá cỡ bạc tỉ cũng chẳng ăn thua gì với những đại gia yêu của lạ hay “ham thích”… làm từ thiện cho các chương trình đấu giá thuộc dạng Tết vì người nghèo.
Tiếp theo là các đại gia Việt với dàn xe… siêu giá trị trong chuyến hành trình xuyên Việt đã trở thành đề tài bàn ra tán vào trong mấy tháng mưa lũ đau thương về trước. Rồi có cả chuyện cười ra nước mắt lẫn “chuyện lạ Việt Nam” trong cộng đồng VIP Việt. Một vị công tử vì bức xúc người yêu hờn giận “một phút giây” đã ném cả nhẫn hột xoàn trị giá hàng chục triệu xuống sông cho… bỏ tức. Hay một vị công tử lấy điện thoại bạc tỉ để… đập nước đá uống bia mà không mảy may chớp mắt làm congdongvip choáng váng. Hành động khoe mẽ đó, như các vị công tử đã rêu rao trên các diễn đàn chẳng qua là để “chứng minh” về đẳng cấp VIP của mình cho thiên hạ một phen lác mắt.
VIP có lợi, VIP vô hại và VIP độc hại
Hai loại VIP nói trên, một thì có lợi cho thị trường, một thì chỉ gây ra sự phản cảm đối với dư luận chứ chẳng gây phiền hà đến một ai. Nghĩa là chúng là loại VIP có lợi và vô hại. Nhưng trên thực tế, những VIP thuộc hàng độc hại cũng không phải là không tồn tại ở xã hội Việt Nam hiện nay.
Lần theo những tin tức trên báo chí trong năm 2011 thì những VIP loại này không hiếm. Thậm chí chúng đã/đang/sẽ là những “con sâu” gặm nhắm dần nền tảng đạo đức và văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, các trường học VIP, lớp học VIP được mở ra tràn lan với quảng cáo “đao to búa lớn” là “đạt đẳng cấp quốc tế”, “chất lượng quốc tế”... Nhưng trên thực tế, dù học phí đến hàng chục triệu mỗi năm nhưng chất lượng đào tạo và bằng cấp của một số trường học VIP, lớp học VIP đã “lòi đuôi” ra là… chẳng VIP chút nào. Rồi nếu chúng ta nhìn ra ngoài xã hội, những VIP Sâu này cũng đầy rẫy ra đó. Nào là dịch vụ em út VIP, dịch vụ mát xa VIP, nhà nghỉ VIP… để phục vụ tối đa cho các đại gia rửng mỡ, hám của lạ và ưa thích những trò tiêu khiển vô bổ mất... tư cách.
Cuối cùng, dù có cố tình lãng quên những kiểu VIP nói trên thì chúng ta cũng phải nhớ đến loại VIP Sâu này. Đó là những quan chức cao cấp bị biến chất, thoái hóa với những hành vi tham nhũng, ăn hối lộ, hành dân, xa dân hay đánh cờ tướng đến bạc tỉ… mà báo chí đã nhắc đi nhắc lại trong suốt năm 2011 này. Thậm chí, đến những ngày cuối năm nay, khi lên mạng đọc tin tức, tôi lại được dịp “giật mình” khi đọc được cả tin một nữ quan chức hàng tỉnh cầm cố cả thẻ Đảng cho chủ mua nhà để làm tin vì trót lỡ bán ngôi nhà của mình đến… hai lần.
Nói chung, sau những chuyện sầu - thương - bi - thảm đến nao lòng đó, ta đã phần nào lượng vắc – xin để cảnh giác với những VIP Sâu đang tồn tại ngấm ngầm và phá hoại đạo đức trong xã hội chúng ta hiện nay. Và chắc hẳn, bên cạnh nền pháp quyền để “bắt sâu” thì cũng sẽ có những hiệp sĩ “bắt sâu” cho xã hội chúng ta đỡ “ngứa ngáy” mình mẩy. Nhất là khi chúng ta đã tôn vinh những “hiệp sĩ đường phố” là nhân vật của năm 2011.
Đôi điều suy nghĩ về VIP 2011
Dù năm 2011 là một năm của “cơn bão” lạm phát kinh tế, “con ma” đói nghèo tăng trưởng mạnh, thiên nhiên giận dữ và tai nạn giao thông kinh hoàng… thì cũng đã có những tấm gương VIP để dư luận xã hội nhìn vào và “choáng”, “sốc” lẫn “giật mình”, rồi cười ra nước mắt và tự nhủ phải sống cho qua ngày đoạn tháng vào cái năm bi cực này.
Năm 2011 u ám cũng sắp hết. Năm 2012 tươi sáng cũng sắp về. Mong sao trong năm mới, người dân ai ai cũng có được nhiều tiền bạc như các … VIP để thoát cảnh đói nghèo, lam lũ và dựng xây Đất nước giàu mạnh.
Còn nếu trong năm mới, vẫn còn đó những gam màu sáng tối do các VIP vẽ ra thì cũng chẳng sao. Báo chí lại sẽ có dịp để đưa những tin gây “choáng”, “sốc” lẫn “giật mình” đến với bạn đọc xa gần trong cả nước.
Huế, ngày 28/12/2011
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.