Khám phá nhà của các văn hào

17:43 22/05/2008
"Một ngôi nhà, thậm chí còn hơn cả một phong cảnh, phản ánh tâm hồn", câu nói ấy của triết gia Gaston Bachelard gợi cho chúng ta về những ngôi nhà của các văn hào không đơn thuần chỉ neo vào thực tại – một khu vực, một thời đại, những đồ đạc và vật dụng cá nhân – mà còn neo vào trong sự tưởng tượng, nền văn hóa và ký ức của chúng ta. Một chuyến "Tour de France" ngắn sẽ đưa chúng ta tham quan mười ngôi nhà.

Bảo tàng Victor Hugo

Theo ước tính co khoảng 120 ngôi nhà của các văn hào theo đúng nghĩa của nó, hay nói cách khác đó nhà nhữung ngôi nhà mà các nhà văn đã từng sống. Nhưng nếu mở rộng ra những nơi có liên quan đến văn học, gồm cả thư viện và bảo tàng có trưng bày những tác phẩm của các nhà văn thì tổng cộng chúng ta có được 265 nơi – Sự phong phú này bao gồm tính rất đa dạng về địa điểm và địa vị xã hội của các nhà văn. Một số ngôi nhà thuộc quyền sở hữu cá nhân và do các cá nhân hay tổ chức quản lý, một số khác do nhà nước quản lý. Suốt 5 thế kỷ từ thời phục hưng đến nay chúng đều được tái hiện, dù thế kỷ 19 rõ ràng trội hơn hẳn. Di sản của chúng ta gồm tất các cả kiểu nhà, từ mái nhà tranh khiêm nhường ở Montmerency nơi Jean – Jacques Rousseau từng nương náu (ông đã buộc phải rời nơi này vào ban đêm để tránh những rắc rối kiện tụng do việc xuất bản tác phẩm Emile gây ra), cho đến biệt thự vùng Saint – Point ở quận Macon nơi Lamartine từng sống; từ căn hộ nhỏ của Boris Vian ở Pigalle, Paris, đến biệt thự Monte –Cristo  mà Alexandre Dumas đã ngông cuồng xây dựng ở Port – Marly.
Để tỏ lòng ton kính đến một con người quá vĩ đại – viện bảo tàng Victor Hugo sẽ là điểm khởi đầu chuyến "Tour de France" tham quan 10 ngôi nhà. Tòa lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 17 này năm ở tủng tâm Paris , vùng Place de Vosges. Nhà thơ đã chuyển đến đây khi ông đang ở đỉnh cao sự nghiệp, vào năm 1832. Chính tại nơi này ông đã sống cùng vợ con được 26 năm và viết nên những vở kịch vĩ đại và vui thú với những nhà văn nổi tiếng thuộc trào lưu lãng mạn. Khi còn sống trong ngôi nhà ở Hauteville lúc sống lưu vong ở Channel Island vùng Guernsey, Hugo đã buông thả những sở thích của mình với những đồ đạc cũ kỹ và những vật dụng thuộc thời trung cổ. Cách bài trí những căn hộ đã thay đổi và những vật dụng trong nhà đã bị phân tán, nhưng trong bảo tàng, lần đầu ra mắt công chúng năm 1903 và tân trang lại vào năm 1983, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được không khí của thế giới Victor Hugo, qua việc tái tạo lại cảnh trí mà ông đã thiết kế cho phòng của người yêu mình, Juliette Droute, và cả cho phòng ngũ cuối cùng của ông, Đại lộ ... Victor Hugo. Nhưng bảo tàng Victor Hugo đặc biệt có giá trị vì sự phong phú của các tác phẩm và lòng nhiệt tình của nhân viên phụ trách bảo tàng, người đã sắp xếp lại việc trưng bày nhằm tập trung vào mối liên hệ giữa Hugo và những tác phẩm sáng tạo đương thời.
Cũng ở Paris vào thời gian này, nhưng ở quận Passy, là ngôi nhà của văn hào vĩ đại khác của thế kỷ 19 – Honore de Banlzac. Sự so sánh này chỉ mang tính khai trí. Một nhà thơ đang trong vinh quang, một tiểu thuyết gia đang ngập mình trong những khoản nợ và luôn bị các chủ nợ săn đuổi. Được xây dựng một cách kỳ lạ, ngô nhà hai tầng kỳ thú này cho phép người phải sống dưới bút danh Balzac có thể trốn thoát bằng cửa sau hướng ra con đường chật hẹp phía dưới. Khi làm việc, ông đã viết suốt đêm, lưng hướng ra phía cửa sổ. Cái bàn nhỏ và tách cà phê gợi nhớ chúng ta về sự lao động miệt mài, gắng sức của tác giả cuốn La Comédie Humaine (Tấn trò đời). Thư viện đã lưu trữ tốt, đặc biệt những tờ báo và tạp chí của thời kỳ này; và khu vườn cho phép chúng ta liên tưởng về thời gian khi khu vực này của Paris vẫn còn là một vùng quê.

MA LỰC GIỮA SÁCH VÀ HIÊN THỰC
Gia đình của cha Marcel Proust đến từ vùng Chartes, nơi vào mùa hè họ sống trong nhà của một người dì, bà Elisabeth Amiot, mà sau này trong tác phẩm A la recherche du temps perdu (Tìm lại thời gian đã mất), Proust đã mượn cuộc đời bà đưa vào nhân vật dì Léonie bất tử. Những ký ức đổi thay của tiểu thuyết gia là phải biến thị trấn nhỏ của vùng Illiers thành vùng Combray thuở thơ ấu của ông. Bước vào ngôi nhà của dì Léonie là thâm nhập vào thế giới của tác phẩm Du côté de chez Swann. Tất cả đều ở đây – những đồ đạc được đánh bóng, gian phòng ngủ nơi ông vẫn nghe bước chân của mẹ mình trên cầu thang, cái kông khí cùng tỉnh lẻ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây, một số đã xúc động ứa nước mắt. Chắn chắc đây  là hình ảnh đẹp nhất về ma lực giữa sách và hiện thực mà trong chừng mực nào đó đã tác động đến điều này. Những bài thuyết trình và những bài giảng về di sản đã lôi cuốn và khích lệ sinh viên đánh giá đúng giá trị của nhà văn chịu nhiều gian khổ này, khi họ đi dạo ngoài trời (đến nhà thờ, xứ Precatelan, lâu đài vùng villebon) và ăn thử bánh madơlen nổi tiếng (một loại bánh xốp nhỏ) mà một cửa hàng bán bánh ngọt nhỏ ở Pháp tự cho là sản phẩm độc quyền của mình.
Trong vô số ngôi nhà mà Colette đã từng sống, không nơi nào có giá trị như một thư viện, do vậy cần xây dựng nên thư viện trong lâu đài vùng Saint – Sauveur – en – Puisaye, làng Burgundy nơi bà đã trải qua thời thơ ấu. Công việc này được giao phó cho Helene Mugot, một người thiết kế nội thất và ông đã thiết kế ngôi nhà rất đặc biệt hoàn toàn bất ngờ đối với nhà văn. Việc bà bác bỏ sự sao chép mang kiểu cách tôn kính, cách sử dụng hình ảnh, âm thanh, kiến trúc, ánh sáng và màu sắc đưa ra cái lý giải trong sáng và hiện đại về thế giới Colette. Trong thư viện, một bức tranh như thực về 1500 quyển sách sẽ giới thiệu những câu văn hay nhất của bà để du khách lựa chọn những cuốn sách yêu thích cho mình.
Làng Ferney đã có thời là một trong nhữung nơi nổi tiếng nhất ở Pháp. đối với nhân vật được xem là "chủ quán của Châu Âu" – "L'aubergiste de l'Europe) và từng sống ở làng Ain, cách biên giới Thụy Sĩ một quãng đường ngắn, thì đây là một sự phòng xa khôn ngoan chăng ? Ở Ferney, Voltainre, lúc này đã 60 tuổi, cuối cùng có thể đưa những ý tưởng của mình vào trong tác phẩm và vào lối sống xã hội, trồng cây, xây dựng nhà máy, cắt giảm thuế, sáng tác và biểu diễn trong rạp hát của mình. Nhà triết học này đã bảo vệ quyền tự do bộc lộ quan điểm và viết cuốn Dictionnaire philosophique (Từ điểm triết học) và Traité sur la tolerance (Tiểu luận về sự khoan dung).
Một thời gian dài thuộc quyền sở hữu cá nhân nên lâu đài đã thay đổi, nhưng vẻ đẹp của những khu vườn và những tòa biệt thự không hề bị phá hỏng. Nhà nước vừa mới mua lại tòa lâu đài này và Trung tâm trùng tu cơ bản. Từ ngày 16 tháng 12 năm 2000, một văn bản đã ký kết giữa nhà nước, vùng Rhône – Alpes và thị trấn Ferney –Voltaire đã đưa đến việc tái tạo nơi này thành trung tâm văn hóa, "Chủ quán của Châu Âu" và sẽ là nơi ở thường trú cho các họa sĩ sống lưu vong và bị ngược đại ở quê hương của họ.

CHUYẾN HÀNH HƯƠNG LÃNG MẠN
Lâu đài vùng Nohant đã thuộc về Hiệp hội các công trình nghệ thuật quốc gia từ năm 1952. Mở cửa cho công chúng vào tham quan từ năm 1961 nhưng gần đây nó mới được trùng tu. Du khách rất yêu thích ngôi nhà kiểu dáng lãng mạn này nơi George Sand đã từng sống và là nơi thường xuyên được nhiều vị khách nổ tiếng thăm, trong đó có Alfred de Musset, Fréderic Chopin, Franz Liszt, Eugene De lacroix. Nohan là kiểu nhà nguyên mẫu của nhà văn theo nghĩa truyền thống. Nét tâm tfnh trong công trình trung tu, cuộc đời nhiều biến động của George Sand và tính cách phức tạp của bà đã đưa mọi người hành hương đến Nohant, trung tâm của vùng Berry mà bà rất yêu thích, nơi của những buổi hòa nhạc Chopin và lễ hội Romantiques.
Nhũng người thừa kế của Francois Mauriac đã hiến tặng cùng đất Malagar cho Hội đồng khu vực Aquitaine vào năm1985. Phân xưởng sản xuất rượu, cách Bourdeaux không xa, là nơi trú ẩn yên bình cho nhà văn và chính nơi đây ông đã tìm lại được bản sắc mình và nguồn cảm hứng tác tác. Một biệt thư gia đình, những cây nho, hai kho chứa rượu, những căn nhà phụ và mộtmảnh đất cao tuyệt đẹp hướng ra thung lũng Garonne, Malagar trước hết và quan trọng nhất vẫn là một mảnh đất đẹp. Công việc trùng tu tuyệt vời đã biến nó thành trung tâm văn hóa, ngheien cứu và hội họp. Trung tâm Francois Mauriac sẽ là tâm điểm đặc biệt của hội nghị "Gặp gỡ các nước nói tiếng Pháp" năm 2001 tại Quebec .
Chúng ta sẽ đến thăm nhà của Pierre Loti ở Rochefort, Charente – Maritime, một ngôi nhà đachức năng, vừa là nhà bảo tàng vừa là nhà thư viện, và là một trong những nơi lạ lùng nhất ở nông thôn. Trong căn nhà gia đình vừa đơn sơ vừa trưởng giả này, ngài sĩ quan hải quân – tiểu thuyết gia Loti đã dựng nên một nhà hát vĩnh cửu, hướng công chúng vào những giấc mơ, sự huyễn hoặc và lòng hoài cổ của ông. Như một màn kịch, những cảnh diễn ra trên sân khấu phải vay mượn đồ đạc và rèm tro tường của thời Trung cổ, của Thổ Nhĩ Kỳ, của Trung Quốc và Nhật Bản, sự sao chép trang phục mà chính ông rất lấy làm thích thú khi mặc chúng. Tại đây ông đã tổ chức những buổi tiệc chiêu đãi hậu hỉ, nhưng chính ông lại sống trong một căn phòng nhỏ giản dị, và điều này đã ít nhiều cho chúng ta hiểu được một chân lý" trái tim còn có thể đổi thay hơn cả bầu trời lúc phân điểm".

NHÀ BẢO TÀNG, NHÀ THƯ VIỆN
Chuyến đi mang tính lịch sử viếng thăm nhà của các văn hào bắt đầ từ tỉnh Normandy đến Ile de France. Nó được đánh dấu qua 12 điểm dừng, kể cả lâu đài của Michelet, biệt thự kiểu Nga của Turgenev hay thung lũng chó sói của Chateaubriand. Vào năm 1951, Louis Aragon đã mua lại xưởng xay. Villeneuve ở Saint – Arnoult – en Yvelines như món quà "một mảnh đất Pháp" tặng vợ mình, bà Elsa Triolet, một nhà văn gốc Nga. Cả hai cùng làm việc bên nhau nhằm khôi phục lại cơ ngơi, cùng viết truyện, và đã cùng được chôn bên nhau sau khi mất. Thời gian dường như ngừng trôi – ngôi nhà đã được sửa chữa lại tuyệt vời, giống hệt như lúc Aragon mất, với nhà bếp lát đá màu thiên thanh, một cái bàn lớn làm bằng gỗ, nhà máy xay chạy bằng sức nước và hàng nghìn cuốn sách. Rất nhiều bài thuyết trình về Elsa Trolet và Aragon, những buổi hội thảo và triển lãm tác phẩm của các nhà thiết kế cũng như các họa sĩ trẻ về hai nhà văn này đã tạo nên những chương trình văn hóa giới thiệu rộng rãi đến công chúng.
Và điểm dừng cuối cùng sẽ là nhà của Emile Zola ở Médan, bên dòng sông Seine . Ông mua được ngôi nhà này là nhờ thành công của tác phẩm L'Assommoir ("Quán rượu"), và dường như nó là sản phẩm chưng cất của mối quan hệ giữa nhà văn với ngôi nhà của ông. Chính Zola là người thiết kế và kiến trúc sư. Ngôi nhà đã lớn lên cùng những tác phẩm của ông, ban đầu nó được mở rộng với tác phẩm nổi tiếng Nana và sau này là Germinal. Tại nơi này văn hào Zola đã viết trong sự yên bình, nơi ra đời những tác phẩm nghệ thuật và là nơi để sống hòa nhập với mọi người ở vùng nông thôn gần Paris, nó phản ánh sở thích, tính cách, óc thẩm mỹ và cách sống của ông. Một dự án trùng tu cơ bản đang được triển khai với người bảo trợ đầu tiên là ông Pierre Bergé.
Sẽ còn rất nhiều ngôi nhà của các nhà văn hào khác cần được đề cập đến. Trong những năm gầnđây, chúng ta đã quan tâm đến bởi chính sách trùng tu và những hoạt động nhằm đưa chúng thành những trung tâm thu hút vài nghìn khách du lịch mỗi năm. Tất cả được quảng bá qua các trung tâm nghiên cứu, thư viện, các Website, cửa hàng và phòng trà, kết hợp cả hai vai trò du lịch và văn học.
Bằng những hoạt động như vậy, những ngôi nhà này sẽ là điểm hút đối với cả trẻ em lẫn người lớn, và ngày càng phong phú hơn với nhữung buổi diễn trên sân khấu, những bài thuyết trình, những cuộc họp chuyên đề, những chuyến Tour thăm các di sản văn học, những nhóm đọc truyện. Rõ ràng nhà của các văn hào ở vào vùng đang đổi thay nhanh chóng. Chúng ta chỉ hy vọng rằng chúng sẽ không mất đi bản sắc nguyên thủy vốn mỏng manh như tờ giấy...

NHẬT CHUNG
(nguồn: TCSH số 149 - 07 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trên hành trình vòng quanh nước Mỹ và ghi lại những bức ảnh cho cuốn sách mang tên “American Farmer” (tạm dịch: Nông dân Mỹ) của mình, Paul Mobley đã rất sốc khi biết rằng trong số những người làm việc trên các cánh đồng mà anh từng đi qua, có rất nhiều người đã trên 100 tuổi. 

  • Mark Taimanov là trường hợp hiếm hoi trên thế giới khi cùng đạt tới đỉnh cao ở hai lĩnh vực là cờ vua và nhạc cổ điển.

  • TUỆ ĐAN    

    “Ngôn ngữ bị bão hòa và trở nên có sức sống thông qua thời gian”
                            (Jorge Luis Borges)

  • JEAN-PAUL SARTRE (Nhật Vương dịch)

    Jean-Paul Sartre (1905 - 1980), nhà văn Pháp, là một trong số những gương mặt tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh, thường được vinh danh là một trong số các triết gia hàng đầu của nền triết học Pháp thế kỷ XX.

  • TUỆ ĐAN

    Nguồn mạch của tác phẩm tuôn ra từ sự cô đơn của nó, từ đó nó bắt đầu và tìm kiếm một tác lực cho sự khởi đầu ấy.
                    (Maurice Blanchot)

  • YẾN THANH

    Thực thể Việt là một cấu trúc văn hóa động, trong đó nhiều yếu tố bản sắc chỉ được hình thành thông qua giao lưu với quốc tế, hấp thụ từ tinh hoa văn hóa nhân loại để biến “cái bên ngoài” trở thành “cái bên trong”.

  • LE VIEUX SIMON
                  Hồi ký

    Trong thời gian bị lưu đày ở đảo Réunion (1916 - 1945) hoàng tử Vĩnh San (tức cựu hoàng Duy Tân) đã có nhiều hoạt động văn hóa và chính trị.

  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Chiều ngày 13/10/2016, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã chính thức công bố giải Nobel Văn chương thuộc về nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ người Mỹ Bob Dylan với thông cáo giải thưởng được trao vì những phát kiến của ông trong việc tìm kiếm những cách diễn đạt thi pháp mới lạ cho truyền thống âm nhạc Mỹ.

  • Hòn đảo Cuba bé nhỏ và nghèo nàn hiện là một trong những nơi sản xuất ra các vũ công trẻ xuất sắc nhất thế giới. Nhà hát Ballet Hoàng Gia và Ballet Quốc gia Anh, San Francisco Ballet và New York City ballet đều có những diễn viên múa chính người Cuba. Làm thế nào một quốc gia nghèo nàn bị cô lập với 11 triệu dân có thể làm được điều đó?

  • Chúng ta đều biết rằng các nhân vật nổi tiếng thế giới như Albert Einstein, Benjamin Franklin, Natalie Portman, Ellen DeGeneres, Gandhi, Paul McCartney, Charles Darwin và Betty White cùng chia sẻ một điểm chung với nhau - đó chính là họ đều là những người có chế độ ăn dựa trên thực vật. Và có bao giờ bạn có hỏi lý do vì sao không?

  • Sau nhiều thế kỷ, các bức tường từng bảo vệ các Hoàng đế Trung Quốc trong Tử Cấm Thành đã bắt đầu suy yếu, gạch bị long ra và bề mặt đã có nhiều vết nứt.

  • TAMARA MOTYLEVA

    Nhờ Tạp chí Văn học Obozreniye đăng tải "Những tư tưởng không hợp thời" của Maxim Gorky, chúng ta đã có thể hiểu nội dung sự khác biệt giữa ông với Lênin và những người Bônsêvích trước và sau cách mạng tháng 10.

  • Cách đây 75 năm, ngày 7/11/1941, nhân kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười, nước Nga đã tổ chức một buổi diễu binh, bất chấp những khó khăn, phức tạp của thời chiến khi quân phátxít Ðức đang ở cửa ngõ Moskva.

  • TUỆ ĐAN

    Thân xác hiện hữu để rồi đem lại sức nặng và hình dạng cho sự tồn tại của chúng ta.
                            O. P.

  • Judith Lorber, sinh năm 1931, là giáo sư hưu giảng các môn Xã hội học và Phụ nữ học tại Trung tâm Tốt nghiệp thuộc Đại học Thành phố New York và Học viện Brooklyn. Bà là nhà lí thuyết nền tảng của kiến thiết xã hội về giới tính và đóng một vai trò then chốt trong việc tạo dựng và chuyển hóa ngành giới tính học.

  • PHẠM HỮU THU

    Trong gần một tháng được ở “xứ sở chuột túi”, tôi có dịp đi đó đi đây và tiếp xúc với nhiều người, chủ yếu là kiều bào ta ở vùng Cabramatta - nơi được mệnh danh là thủ phủ của người Việt ở Australia.

  • NGUYỄN THỊ TUYẾT

    Từ những chuyến tàu cưỡng bức xuyên Đại Tây Dương, người da đen đặt chân lên đất Mỹ với một nhân vị mới: người nô lệ. Toni Morrison ý thức sâu sắc về những cướp đoạt ấy, toàn bộ tác phẩm của bà không chỉ là lịch sử của người da đen (hơn ba thế kỷ) với tất cả những vấn đề khởi đi từ hệ lụy của màu da, mà quan trọng hơn, là nỗ lực mở ra một phả hệ mới, phả hệ của lòng nhân; và trên nền tảng bảo bối là bản sắc văn hóa, lịch sử tổ tiên, mỗi cá nhân phải giải thoát nhân vị nô lệ trong chính bản thân mình.

  • Ngày 17 tháng Chín vừa qua, tại Trung Tâm Nghệ thuật và Nghiên cứu Bétonsalon, thuộc trường đại học Paris VII-Didérot, thuộc quận XIII, Paris đã tổ chức triển lãm và hội thảo bàn tròn về các nghệ sỹ đương đại viễn xứ với chủ đề “Anywhere But Here”, trong đó có vua Hàm Nghi của Việt Nam.

  • Nữ văn sĩ nổi tiếng Chilê, Isabel Allende (Isabên Agiênđê) trả lời phóng viên tạp chí Cuba International (1987) trong chuyến đi thăm Cuba của bà.

  • BỬU Ý

    Nhìn học sinh ở Pháp, ta có cảm tưởng họ chơi và nghỉ nhiều hơn học.