Khám phá nhà của các văn hào

17:43 22/05/2008
"Một ngôi nhà, thậm chí còn hơn cả một phong cảnh, phản ánh tâm hồn", câu nói ấy của triết gia Gaston Bachelard gợi cho chúng ta về những ngôi nhà của các văn hào không đơn thuần chỉ neo vào thực tại – một khu vực, một thời đại, những đồ đạc và vật dụng cá nhân – mà còn neo vào trong sự tưởng tượng, nền văn hóa và ký ức của chúng ta. Một chuyến "Tour de France" ngắn sẽ đưa chúng ta tham quan mười ngôi nhà.

Bảo tàng Victor Hugo

Theo ước tính co khoảng 120 ngôi nhà của các văn hào theo đúng nghĩa của nó, hay nói cách khác đó nhà nhữung ngôi nhà mà các nhà văn đã từng sống. Nhưng nếu mở rộng ra những nơi có liên quan đến văn học, gồm cả thư viện và bảo tàng có trưng bày những tác phẩm của các nhà văn thì tổng cộng chúng ta có được 265 nơi – Sự phong phú này bao gồm tính rất đa dạng về địa điểm và địa vị xã hội của các nhà văn. Một số ngôi nhà thuộc quyền sở hữu cá nhân và do các cá nhân hay tổ chức quản lý, một số khác do nhà nước quản lý. Suốt 5 thế kỷ từ thời phục hưng đến nay chúng đều được tái hiện, dù thế kỷ 19 rõ ràng trội hơn hẳn. Di sản của chúng ta gồm tất các cả kiểu nhà, từ mái nhà tranh khiêm nhường ở Montmerency nơi Jean – Jacques Rousseau từng nương náu (ông đã buộc phải rời nơi này vào ban đêm để tránh những rắc rối kiện tụng do việc xuất bản tác phẩm Emile gây ra), cho đến biệt thự vùng Saint – Point ở quận Macon nơi Lamartine từng sống; từ căn hộ nhỏ của Boris Vian ở Pigalle, Paris, đến biệt thự Monte –Cristo  mà Alexandre Dumas đã ngông cuồng xây dựng ở Port – Marly.
Để tỏ lòng ton kính đến một con người quá vĩ đại – viện bảo tàng Victor Hugo sẽ là điểm khởi đầu chuyến "Tour de France" tham quan 10 ngôi nhà. Tòa lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 17 này năm ở tủng tâm Paris , vùng Place de Vosges. Nhà thơ đã chuyển đến đây khi ông đang ở đỉnh cao sự nghiệp, vào năm 1832. Chính tại nơi này ông đã sống cùng vợ con được 26 năm và viết nên những vở kịch vĩ đại và vui thú với những nhà văn nổi tiếng thuộc trào lưu lãng mạn. Khi còn sống trong ngôi nhà ở Hauteville lúc sống lưu vong ở Channel Island vùng Guernsey, Hugo đã buông thả những sở thích của mình với những đồ đạc cũ kỹ và những vật dụng thuộc thời trung cổ. Cách bài trí những căn hộ đã thay đổi và những vật dụng trong nhà đã bị phân tán, nhưng trong bảo tàng, lần đầu ra mắt công chúng năm 1903 và tân trang lại vào năm 1983, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được không khí của thế giới Victor Hugo, qua việc tái tạo lại cảnh trí mà ông đã thiết kế cho phòng của người yêu mình, Juliette Droute, và cả cho phòng ngũ cuối cùng của ông, Đại lộ ... Victor Hugo. Nhưng bảo tàng Victor Hugo đặc biệt có giá trị vì sự phong phú của các tác phẩm và lòng nhiệt tình của nhân viên phụ trách bảo tàng, người đã sắp xếp lại việc trưng bày nhằm tập trung vào mối liên hệ giữa Hugo và những tác phẩm sáng tạo đương thời.
Cũng ở Paris vào thời gian này, nhưng ở quận Passy, là ngôi nhà của văn hào vĩ đại khác của thế kỷ 19 – Honore de Banlzac. Sự so sánh này chỉ mang tính khai trí. Một nhà thơ đang trong vinh quang, một tiểu thuyết gia đang ngập mình trong những khoản nợ và luôn bị các chủ nợ săn đuổi. Được xây dựng một cách kỳ lạ, ngô nhà hai tầng kỳ thú này cho phép người phải sống dưới bút danh Balzac có thể trốn thoát bằng cửa sau hướng ra con đường chật hẹp phía dưới. Khi làm việc, ông đã viết suốt đêm, lưng hướng ra phía cửa sổ. Cái bàn nhỏ và tách cà phê gợi nhớ chúng ta về sự lao động miệt mài, gắng sức của tác giả cuốn La Comédie Humaine (Tấn trò đời). Thư viện đã lưu trữ tốt, đặc biệt những tờ báo và tạp chí của thời kỳ này; và khu vườn cho phép chúng ta liên tưởng về thời gian khi khu vực này của Paris vẫn còn là một vùng quê.

MA LỰC GIỮA SÁCH VÀ HIÊN THỰC
Gia đình của cha Marcel Proust đến từ vùng Chartes, nơi vào mùa hè họ sống trong nhà của một người dì, bà Elisabeth Amiot, mà sau này trong tác phẩm A la recherche du temps perdu (Tìm lại thời gian đã mất), Proust đã mượn cuộc đời bà đưa vào nhân vật dì Léonie bất tử. Những ký ức đổi thay của tiểu thuyết gia là phải biến thị trấn nhỏ của vùng Illiers thành vùng Combray thuở thơ ấu của ông. Bước vào ngôi nhà của dì Léonie là thâm nhập vào thế giới của tác phẩm Du côté de chez Swann. Tất cả đều ở đây – những đồ đạc được đánh bóng, gian phòng ngủ nơi ông vẫn nghe bước chân của mẹ mình trên cầu thang, cái kông khí cùng tỉnh lẻ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây, một số đã xúc động ứa nước mắt. Chắn chắc đây  là hình ảnh đẹp nhất về ma lực giữa sách và hiện thực mà trong chừng mực nào đó đã tác động đến điều này. Những bài thuyết trình và những bài giảng về di sản đã lôi cuốn và khích lệ sinh viên đánh giá đúng giá trị của nhà văn chịu nhiều gian khổ này, khi họ đi dạo ngoài trời (đến nhà thờ, xứ Precatelan, lâu đài vùng villebon) và ăn thử bánh madơlen nổi tiếng (một loại bánh xốp nhỏ) mà một cửa hàng bán bánh ngọt nhỏ ở Pháp tự cho là sản phẩm độc quyền của mình.
Trong vô số ngôi nhà mà Colette đã từng sống, không nơi nào có giá trị như một thư viện, do vậy cần xây dựng nên thư viện trong lâu đài vùng Saint – Sauveur – en – Puisaye, làng Burgundy nơi bà đã trải qua thời thơ ấu. Công việc này được giao phó cho Helene Mugot, một người thiết kế nội thất và ông đã thiết kế ngôi nhà rất đặc biệt hoàn toàn bất ngờ đối với nhà văn. Việc bà bác bỏ sự sao chép mang kiểu cách tôn kính, cách sử dụng hình ảnh, âm thanh, kiến trúc, ánh sáng và màu sắc đưa ra cái lý giải trong sáng và hiện đại về thế giới Colette. Trong thư viện, một bức tranh như thực về 1500 quyển sách sẽ giới thiệu những câu văn hay nhất của bà để du khách lựa chọn những cuốn sách yêu thích cho mình.
Làng Ferney đã có thời là một trong nhữung nơi nổi tiếng nhất ở Pháp. đối với nhân vật được xem là "chủ quán của Châu Âu" – "L'aubergiste de l'Europe) và từng sống ở làng Ain, cách biên giới Thụy Sĩ một quãng đường ngắn, thì đây là một sự phòng xa khôn ngoan chăng ? Ở Ferney, Voltainre, lúc này đã 60 tuổi, cuối cùng có thể đưa những ý tưởng của mình vào trong tác phẩm và vào lối sống xã hội, trồng cây, xây dựng nhà máy, cắt giảm thuế, sáng tác và biểu diễn trong rạp hát của mình. Nhà triết học này đã bảo vệ quyền tự do bộc lộ quan điểm và viết cuốn Dictionnaire philosophique (Từ điểm triết học) và Traité sur la tolerance (Tiểu luận về sự khoan dung).
Một thời gian dài thuộc quyền sở hữu cá nhân nên lâu đài đã thay đổi, nhưng vẻ đẹp của những khu vườn và những tòa biệt thự không hề bị phá hỏng. Nhà nước vừa mới mua lại tòa lâu đài này và Trung tâm trùng tu cơ bản. Từ ngày 16 tháng 12 năm 2000, một văn bản đã ký kết giữa nhà nước, vùng Rhône – Alpes và thị trấn Ferney –Voltaire đã đưa đến việc tái tạo nơi này thành trung tâm văn hóa, "Chủ quán của Châu Âu" và sẽ là nơi ở thường trú cho các họa sĩ sống lưu vong và bị ngược đại ở quê hương của họ.

CHUYẾN HÀNH HƯƠNG LÃNG MẠN
Lâu đài vùng Nohant đã thuộc về Hiệp hội các công trình nghệ thuật quốc gia từ năm 1952. Mở cửa cho công chúng vào tham quan từ năm 1961 nhưng gần đây nó mới được trùng tu. Du khách rất yêu thích ngôi nhà kiểu dáng lãng mạn này nơi George Sand đã từng sống và là nơi thường xuyên được nhiều vị khách nổ tiếng thăm, trong đó có Alfred de Musset, Fréderic Chopin, Franz Liszt, Eugene De lacroix. Nohan là kiểu nhà nguyên mẫu của nhà văn theo nghĩa truyền thống. Nét tâm tfnh trong công trình trung tu, cuộc đời nhiều biến động của George Sand và tính cách phức tạp của bà đã đưa mọi người hành hương đến Nohant, trung tâm của vùng Berry mà bà rất yêu thích, nơi của những buổi hòa nhạc Chopin và lễ hội Romantiques.
Nhũng người thừa kế của Francois Mauriac đã hiến tặng cùng đất Malagar cho Hội đồng khu vực Aquitaine vào năm1985. Phân xưởng sản xuất rượu, cách Bourdeaux không xa, là nơi trú ẩn yên bình cho nhà văn và chính nơi đây ông đã tìm lại được bản sắc mình và nguồn cảm hứng tác tác. Một biệt thư gia đình, những cây nho, hai kho chứa rượu, những căn nhà phụ và mộtmảnh đất cao tuyệt đẹp hướng ra thung lũng Garonne, Malagar trước hết và quan trọng nhất vẫn là một mảnh đất đẹp. Công việc trùng tu tuyệt vời đã biến nó thành trung tâm văn hóa, ngheien cứu và hội họp. Trung tâm Francois Mauriac sẽ là tâm điểm đặc biệt của hội nghị "Gặp gỡ các nước nói tiếng Pháp" năm 2001 tại Quebec .
Chúng ta sẽ đến thăm nhà của Pierre Loti ở Rochefort, Charente – Maritime, một ngôi nhà đachức năng, vừa là nhà bảo tàng vừa là nhà thư viện, và là một trong những nơi lạ lùng nhất ở nông thôn. Trong căn nhà gia đình vừa đơn sơ vừa trưởng giả này, ngài sĩ quan hải quân – tiểu thuyết gia Loti đã dựng nên một nhà hát vĩnh cửu, hướng công chúng vào những giấc mơ, sự huyễn hoặc và lòng hoài cổ của ông. Như một màn kịch, những cảnh diễn ra trên sân khấu phải vay mượn đồ đạc và rèm tro tường của thời Trung cổ, của Thổ Nhĩ Kỳ, của Trung Quốc và Nhật Bản, sự sao chép trang phục mà chính ông rất lấy làm thích thú khi mặc chúng. Tại đây ông đã tổ chức những buổi tiệc chiêu đãi hậu hỉ, nhưng chính ông lại sống trong một căn phòng nhỏ giản dị, và điều này đã ít nhiều cho chúng ta hiểu được một chân lý" trái tim còn có thể đổi thay hơn cả bầu trời lúc phân điểm".

NHÀ BẢO TÀNG, NHÀ THƯ VIỆN
Chuyến đi mang tính lịch sử viếng thăm nhà của các văn hào bắt đầ từ tỉnh Normandy đến Ile de France. Nó được đánh dấu qua 12 điểm dừng, kể cả lâu đài của Michelet, biệt thự kiểu Nga của Turgenev hay thung lũng chó sói của Chateaubriand. Vào năm 1951, Louis Aragon đã mua lại xưởng xay. Villeneuve ở Saint – Arnoult – en Yvelines như món quà "một mảnh đất Pháp" tặng vợ mình, bà Elsa Triolet, một nhà văn gốc Nga. Cả hai cùng làm việc bên nhau nhằm khôi phục lại cơ ngơi, cùng viết truyện, và đã cùng được chôn bên nhau sau khi mất. Thời gian dường như ngừng trôi – ngôi nhà đã được sửa chữa lại tuyệt vời, giống hệt như lúc Aragon mất, với nhà bếp lát đá màu thiên thanh, một cái bàn lớn làm bằng gỗ, nhà máy xay chạy bằng sức nước và hàng nghìn cuốn sách. Rất nhiều bài thuyết trình về Elsa Trolet và Aragon, những buổi hội thảo và triển lãm tác phẩm của các nhà thiết kế cũng như các họa sĩ trẻ về hai nhà văn này đã tạo nên những chương trình văn hóa giới thiệu rộng rãi đến công chúng.
Và điểm dừng cuối cùng sẽ là nhà của Emile Zola ở Médan, bên dòng sông Seine . Ông mua được ngôi nhà này là nhờ thành công của tác phẩm L'Assommoir ("Quán rượu"), và dường như nó là sản phẩm chưng cất của mối quan hệ giữa nhà văn với ngôi nhà của ông. Chính Zola là người thiết kế và kiến trúc sư. Ngôi nhà đã lớn lên cùng những tác phẩm của ông, ban đầu nó được mở rộng với tác phẩm nổi tiếng Nana và sau này là Germinal. Tại nơi này văn hào Zola đã viết trong sự yên bình, nơi ra đời những tác phẩm nghệ thuật và là nơi để sống hòa nhập với mọi người ở vùng nông thôn gần Paris, nó phản ánh sở thích, tính cách, óc thẩm mỹ và cách sống của ông. Một dự án trùng tu cơ bản đang được triển khai với người bảo trợ đầu tiên là ông Pierre Bergé.
Sẽ còn rất nhiều ngôi nhà của các nhà văn hào khác cần được đề cập đến. Trong những năm gầnđây, chúng ta đã quan tâm đến bởi chính sách trùng tu và những hoạt động nhằm đưa chúng thành những trung tâm thu hút vài nghìn khách du lịch mỗi năm. Tất cả được quảng bá qua các trung tâm nghiên cứu, thư viện, các Website, cửa hàng và phòng trà, kết hợp cả hai vai trò du lịch và văn học.
Bằng những hoạt động như vậy, những ngôi nhà này sẽ là điểm hút đối với cả trẻ em lẫn người lớn, và ngày càng phong phú hơn với nhữung buổi diễn trên sân khấu, những bài thuyết trình, những cuộc họp chuyên đề, những chuyến Tour thăm các di sản văn học, những nhóm đọc truyện. Rõ ràng nhà của các văn hào ở vào vùng đang đổi thay nhanh chóng. Chúng ta chỉ hy vọng rằng chúng sẽ không mất đi bản sắc nguyên thủy vốn mỏng manh như tờ giấy...

NHẬT CHUNG
(nguồn: TCSH số 149 - 07 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VALENTIN HUSSON    

    Trước hết, ta phải hướng sự chú ý đến động từ “cách ly” khi mà với tư cách là một ngoại động từ, nó có nghĩa là sự vứt bỏ ra khỏi một giới hạn; trong khi với tư cách là một nội động từ, nó hướng đến sự ràng buộc để ở lại trong một vài giới hạn nhất định. Nó vừa nói lên cả sự vứt bỏ lẫn sự rút lui; vừa hiện diện vừa vắng mặt.

  • HIỀN LÊ

    Hiroshi Sugimoto (sinh năm 1948 tại Tokyo) là nhà kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia người Nhật.

  • Palomar là tác phẩm hư cấu cuối cùng của Italo Calvino (1923 - 1985), một trong những nhà văn lớn nhất của Ý ở thế kỉ 20, xuất bản tháng 11 năm 1983.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN  

    Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương.

  • JEAN-CLET MARTIN   

    Trong thời điểm cách ly và tự cách ly này, thế giới tái khám phá ra chiều kích mang lại cho nó một phương hướng nhất định.

  • Slavoj Žižek, nhà triết học người Slovenia, được mệnh danh là “nhà triết học nguy hiểm nhất ở phương Tây” hiện nay. Ông nổi tiếng với tác phẩm Đối tượng trác tuyệt của ý thức hệ (The Sublime Object of Ideology, 1989), ở đó ông đã kết hợp quan niệm duy vật Marxist và phân tâm học Lacan để hướng đến một lý thuyết về ý thức hệ.

  • MARKUS GABRIEL   

    Trật tự thế giới bị lung lay. Một loại virus đang lây lan trên quy mô vô hình của vũ trụ mà ta không hề biết được những chiều kích thực sự của nó.

  • ĐỖ LAI THÚY  

    M. Bakhtin (1895 - 1975), nhà nghiên cứu văn học Nga - Xô viết có tầm ảnh hưởng bậc nhất ở Việt Nam. Ông là nhà lý luận tiểu thuyết. Người phát hiện/minh ra tiểu thuyết đa âm, tính đối thoại, nguyên tắc thời-không, tính nghịch dị và văn học carnaval hóa…

  • THÁI THU LAN

    Émile Zola là một nhà văn hiện thực lớn nhất đồng thời cũng phức tạp nhất của nước Pháp ở cuối thế kỷ thứ 19, là người sáng lập lý luận về chủ nghĩa tự nhiên, là một tấm gương lao động không mệt mỏi, là một chiến sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm chống chiến tranh phi nghĩa, chống quyền lực tàn bạo và bênh vực quần chúng lao động nghèo khổ.

  • NGUYỄN TÚ ANH - TRẦN KỲ PHƯƠNG

    Trong nghệ thuật Ấn Độ cũng như nghệ thuật Chàm, hình tượng con chuột luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, đó là con chuột nhà hay chuột nhắt (mouse), chứ không phải chuột cống.

  • ANĐRÂY GOCBUNỐP (Tiến sĩ ngôn ngữ học Liên Xô)

    Gần đây đã có những khám phá rất có ý nghĩa ở Washington và London, trong những cuốn sách đã yên nghỉ trên các kệ sách thư viện trong cả bốn thế kỷ nay.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Jen học trước tôi hai năm, đàn chị. Cô là thường trú, PGY- 4, tôi là PGY- 2. Trong nghề chúng tôi, hơn nhau một năm đã là tình thầy trò, huống gì hơn hai.

  • LƯU TÂM VŨ
                hồi ký

    LTS : Nhà văn Lưu Tâm Vũ sinh năm 1942, tốt nghiệp sư phạm Bắc Kinh năm 1961, sau đó dạy học nhiều năm ở Bắc Kinh. Truyện ngắn đầu tay Chủ nhiệm lớp đoạt giải thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978, được coi là tác phẩm mở đầu cho văn học thời kỳ mới.

  • Cách đây 40 năm khi nhà xuất bản Morrow and Avon chi 5 triệu đô la cho James Clavell, tác giả những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Hồng Kông ngày ấy, Đại tướng quân, Whirlwind, giới xuất bản ở Mỹ choáng váng. Nhưng bây giờ tiền nhuận bút đã vượt xa kỷ lục ấy.

  • ALAN BURNS      

    William Carlos Williams cũng như bất cứ người nào, đến rất gần với việc nhận thức ra lý tưởng mới của chủ nghĩa hình tượng, nhất là trong những bài thơ như “The Great Figure” và “The Red Wheelbarrow”.

  • Đây là một câu chuyện về di dân được viết theo chương trình “Dự án chiếc giày” (The Shoe Project) được khởi xướng thành lập bởi tiểu thuyết gia Katherine Govier, Toronto, Canada. Chương trình này bao gồm việc giúp các phụ nữ di dân viết một câu chuyện 600 từ về kinh nghiệm di dân của mình và lên một sân khấu nhỏ để trình diễn (đọc) câu chuyện đó trước những khán giả trong vùng. “Dự án chiếc giày” được thực hiện ở Antigonish với sự giúp đỡ của tiểu thuyết gia Anne Simpson và nhà biên kịch Laura Teasdale.

  • NHƯ QUỲNH DE PRELLE  

    Tôi đã từng mơ ước về quê nhà để đọc thơ tiếng Việt, để thổn thức cùng thi ca tiếng Việt. Thế mà, ở nơi này, giữa trái tim châu Âu và trong lòng bạn bè quốc tế, tiếng Việt của tôi ngân lên giữa những nhịp điệu, những giọng nói hoàn toàn khác. Và tôi đi đọc thơ, tự bao giờ tôi cũng tự chuyển ngữ những bài thơ của chính mình với bạn đọc ở đây. Đi đọc thơ, bao điều thú vị và những mới mẻ.

  • HÂN QUY

    (Phỏng vấn nhà báo lão thành LÉO FIGUÈRES)

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Một người bạn cũ ở Mỹ kể với tôi rằng gần mười năm nay anh không đi du lịch xa, cũng không về Việt Nam, mặc dù nhớ. Tôi hỏi lý do, anh bảo vì sợ nỗi buồn chán khi phải ngồi trên máy bay mười mấy giờ.