Chiều ngày 24/4/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Cécile Le Pham ( 53 Hàm Nghi) đã chính thức mở cửa đón tiếp, phục vụ công chúng đến tham quan.Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham được phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập theo Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ 5 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham có số lượng hiện vật lớn, có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật; đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình và nguồn gốc. Hơn 1.000 hiện vật được lưu trữ trong bảo tàng và còn tiếp tục được bổ sung trong thời gian đến - là kết quả của quá trình nghiên cứu, sưu tầm trong gần 30 năm của bà Cecile Le Pham (người Pháp gốc Việt) trên một không gian rộng từ gần 40 quốc gia thuộc 4 châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ).
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi khai trương |
Không gian trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham bao gồm bên trong tòa nhà 2 tầng và bên ngoài sân vườn với diện tích khoảng 400m2. Bảo tàng trưng bày và giới thiệu đến công chúng trong nước và bạn bè quốc tế những bộ sưu tập tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật của Việt Nam và các nước trên thế giới.
Không gian tầng 1 của Bảo tàng trưng bày chủ đề: Nghệ thuật pháp lam và Bộ sưu tập vật dụng trang trí của Việt Nam, Nhật Bản và Pháp. Nội dung trưng bày giới thiệu gần 200 hiện vật thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp được chế tác vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình chủ yếu là đồ trang trí, đồ thờ, đồ gia dụng bằng các chất liệu đá, đồng, gỗ, giấy, vải, gốm sứ, pháp lam.. với kỹ thuật chế tác thủ công tinh xảo, có nhiều giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật đặc sắc.
![]() |
Không gian tầng 2 trưng bày chủ đề: Nghệ thuật Phật giáo Á Đông - những tiếp cận đa chiều. Đây là nội dung trưng bày chính của Bảo tàng nhằm giới thiệu đến công chúng những tư liệu quý về lịch sử, văn hoá, mỹ thuật của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Với hơn 100 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo và 1 số tư liệu Hán Nôm thời Nguyễn, phác họa bức tranh lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á và cả sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hoá khác nhau từ Đông sang Tây, cho thấy nhiều phong cách đặc trưng và bản sắc nghệ thuật Phật giáo của nhiều quốc gia châu Á bằng những chất liệu đồng, bạc, ngọc, gỗ, gốm,.. thể hiện sự trường tồn và sức sống mãnh liệt của Phật giáo qua các giai đoạn. Các hiện vật cũng phản ánh vị trí đặc biệt của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Huế.
Bảo tàng mở cửa với hy vọng sẽ là điểm đến văn hoá độc đáo và hấp dẫn để công chúng trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá lịch sử văn hóa, quá trình giao lưu văn hoá Đông - Tây và tương tác, trải nghiệm các hoạt động liên quan đến văn hóa- nghệ thuật, những hoạt động phát triển thẩm mỹ, hội họa cho học sinh, sinh viên.
Một số hiện vật trưng bày tại bảo tàng:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Huế có thể trở thành đô thị sinh thái thiên nhiên và sinh thái nhân văn, đô thị sang về Dĩ vãng và giàu về Hiện tại, nếu ta nhận thức rõ và ra sức bênh vực cái cơ ngơi mà nó sở hữu.
SHO - Chiều ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Tổng kết trại sáng tác văn học nghệ thuật“ về đề tài "Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại văn phòng Liên hiệp hội, 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Hơn 50 tác phẩm thuộc các chuyên ngành gồm: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa... đã được sáng tác trong đợt này. Trại sáng tác khai mạc vào ngày 10/4 tại khách sạn Phong Lan, vườn quốc gia Bạch Mã, kéo dài trong 10 ngày bao gồm 4 ngày thực địa và 6 ngày hoàn thành tác phẩm tại nhà.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
SHO - Chiều ngày 10/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại vườn Quốc gia Bạch Mã, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Nhắc đến cố đô Huế, người ta không thể không kể tới các nhà vườn, bởi kiến trúc của nhà vườn Huế cũng có một lịch sử lâu đời trên 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô.
SHO - Tối 26/3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hoa tầm cao để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2015).
SHO - Hòa chung trong không khí tiến tới kỷ niệm thống nhất đất nước, sáng ngày 26/3 tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức Lễ mitting kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015) tại Sân vận động Tự Do, Thành phố Huế.
SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển” vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.
Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.
Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.
Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.
Nói thiệt thì o Huế của tôi cũng có uy lắm đấy, đừng tưởng là o hiền. Đôi lúc vui miệng tôi hỏi o: “Vậy chớ Kho Rèn ngoài nớ nó rèn cái giống gì vậy?”, thì o không trả lời mà trừng mắt nhìn tôi!!!