Khai trương Bảo tàng Mỹ thuật Cécile Le Pham

08:39 25/04/2023

Chiều ngày 24/4/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Cécile Le Pham ( 53 Hàm Nghi) đã chính thức mở cửa đón tiếp, phục vụ công chúng đến tham quan.Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.

Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham được phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập theo Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ 5 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham có số lượng hiện vật lớn, có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật; đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình và nguồn gốc. Hơn 1.000 hiện vật được lưu trữ trong bảo tàng và còn tiếp tục được bổ sung trong thời gian đến - là kết quả của quá trình nghiên cứu, sưu tầm trong gần 30 năm của bà Cecile Le Pham (người Pháp gốc Việt) trên một không gian rộng từ gần 40 quốc gia thuộc 4 châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ).

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi khai trương


Không gian trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham bao gồm bên trong tòa nhà 2 tầng và bên ngoài sân vườn với diện tích khoảng 400m2. Bảo tàng trưng bày và giới thiệu đến công chúng trong nước và bạn bè quốc tế những bộ sưu tập tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Không gian tầng 1 của Bảo tàng trưng bày chủ đề: Nghệ thuật pháp lam và Bộ sưu tập vật dụng trang trí của Việt Nam, Nhật Bản và Pháp. Nội dung trưng bày giới thiệu gần 200 hiện vật thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp được chế tác vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình chủ yếu là đồ trang trí, đồ thờ, đồ gia dụng bằng các chất liệu đá, đồng, gỗ, giấy, vải, gốm sứ, pháp lam.. với kỹ thuật chế tác thủ công tinh xảo, có nhiều giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật đặc sắc.

 


Không gian tầng 2 trưng bày chủ đề: Nghệ thuật Phật giáo Á Đông - những tiếp cận đa chiều. Đây là nội dung trưng bày chính của Bảo tàng nhằm giới thiệu đến công chúng những tư liệu quý về lịch sử, văn hoá, mỹ thuật của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Với hơn 100 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo và 1 số tư liệu Hán Nôm thời Nguyễn, phác họa bức tranh lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á và cả sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hoá khác nhau từ Đông sang Tây, cho thấy nhiều phong cách đặc trưng và bản sắc nghệ thuật Phật giáo của nhiều quốc gia châu Á bằng những chất liệu đồng, bạc, ngọc, gỗ, gốm,.. thể hiện sự trường tồn và sức sống mãnh liệt của Phật giáo qua các giai đoạn. Các hiện vật cũng phản ánh vị trí đặc biệt của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Huế.

Bảo tàng mở cửa với hy vọng sẽ là điểm đến văn hoá độc đáo và hấp dẫn để công chúng trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá lịch sử văn hóa, quá trình giao lưu văn hoá Đông - Tây và tương tác, trải nghiệm các hoạt động liên quan đến văn hóa- nghệ thuật, những hoạt động phát triển thẩm mỹ, hội họa cho học sinh, sinh viên.
 

Một số hiện vật trưng bày tại bảo tàng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Số báo này xuất bản cũng nhằm vào những ngày Liên hiệp Hội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập. Bài “70 năm, một dòng chảy văn học nghệ thuật nối tiếp văn mạch của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa sẽ điểm lại diễn trình 70 năm đáng tự hào của văn nghệ xứ Huế. 

  • Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).

  • Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.

  • Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học

  • Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...

  • Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.

  • Hệ thống thơ văn trên di tích Huế có một phần rất lớn là Ngự chế thi của vua Minh Mạng, trong đó, đặc biệt tại Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng) là nơi có nhiều thơ của nhà vua được chạm khắc, trang trí để lưu truyền cho hậu thế.

  • Từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2015, trại sáng tác văn học Phong Điền năm 2015 đã diễn ra tại vùng Ngũ Điền do Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức.

  • Câu chuyện này lại có liên quan đến một sự kiện diễn ra cách nay đúng một 150 năm, đó là câu chuyện sứ đoàn đầu tiên của nước ta sang Pháp (1863 - 1864)...

  • Trên các đền đài, lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn tại cố đô Huế xuất hiện hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán. Hệ thống di sản tư liệu độc đáo này vừa được giải mã để đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.

  • Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.

  • Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.

  • Cung đường hình chữ S dẫn du khách lên Bạch Mã, chơi vơi gió, chơi vơi mây và chơi vơi tất cả mọi xúc giác…

  • Huế vốn là đất kinh kỳ, có rất nhiều thú vui tao nhã. Những thú vui đó đã tạo cho Huế một bản sắc riêng mà "chẳng nơi nào có được". Ngủ đò trên dòng sông Hương là một trong những thú vui như thế.

  • Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới vừa ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện A Lưới năm 2015. 

  • Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.

  • Ngôi chùa hàng trăm năm được đánh giá có kiến trúc và khung cảnh đẹp nhất xứ Huế.

  • Trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP Huế có một khu lăng mộ đồ sộ được gọi là lăng Cơ Thánh. Đây chính là lăng của ông Nguyễn Phúc Luân (1733 - 1765) - cha đẻ của Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Lăng mộ của đấng thân sinh vua Gia Long còn được dân gian gọi là lăng Sọ, vì dưới mộ chỉ chôn cất hộp sọ của người quá cố.

  • Những nốt xăm trên trán, mí mắt của người dân tộc Ka Tu thuộc huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) đã hình thành từ lâu đời. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, uy lực của dân tộc và trở thành nét giá trị văn hóa mang đậm bản sắc cộng đồng dân tộc. Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thực tế, để hiểu hơn về tính độc đáo xung quanh tục xăm hình đầy bí ẩn của đồng bào Ka Tu.

  • Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.