Chiều 2/10, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020).
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn tại hội thảo
Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Nguyễn Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo dự còn có các đồng chí đại diện các Ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện thân nhân gia đình đồng chí Tố Hữu, cùng đông đảo các đại biểu, các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, hội thảo khoa học là hoạt động thiết thực Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu - người cộng sản kiên trung, nhà cách mạng tiêu biểu, nhà chính trị dày dạn kinh nghiệm, đồng thời là nhà thơ cách mạng tài năng, tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương người cộng sản trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đồng chí Tố Hữu cũng là “con chim đầu đàn” của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Ông đã có công góp phần khai sáng và dẫn dắt nền văn học cách mạng, truyền cảm hứng lan tỏa nhiệt tình cách mạng, niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Tố Hữu đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Tại hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 40 tham luận của các đại biểu, nhà nghiên cứu với nhiều thông tin tư liệu sống động về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Tố Hữu.
Hội thảo tập trung phân tích, đánh giá những đóng góp quan trọng của đồng chí Tố Hữu trong quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng Tháng Tám năm 1945; phân tích và làm nổi bật vai trò, đóng góp của đồng chí Tố Hữu trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trực tiếp là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng. Một số bài viết phân tích, đánh giá những hoạt động và cống hiến của đồng chí Tố Hữu giai đoạn sau khi nước nhà thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ đầu đổi mới toàn diện đất nước.
Trên phương diện một nhà thơ cách mạng, đồng chí Tố Hữu đã có công góp phần khai sáng, truyền cảm hứng và lan tỏa nhiệt tình cách mạng, niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; Tố Hữu đã chuyển tải chất thơ cách mạng vào thơ và dùng thơ để tuyên truyền cách mạng, để lại dấu ấn "Con chim đầu đàn của nền thi ca cách mạng Việt Nam". Hơn nửa thế kỷ sáng tác, nhà thơ đã để lại cho đời những tập thơ nổi tiếng, như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đàn, Ta với ta...
Từ những hoạt động và cống hiến to lớn của đồng chí Tố Hữu với Đảng và cách mạng Việt Nam, Hội thảo thống nhất khẳng định, đồng chí Tố Hữu là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người học trò gần gũi và ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều cương vị, lĩnh vực công tác, đồng chí Tố Hữu đều nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, một lòng, một dạ tận tụy vì sự nghiệp cách mạng. Cuộc đời và phầm chất cách mạng cao đẹp của đồng chí Tố Hữu mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo, học tập.
Nguyên Phương
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.