Sáng ngày 16/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học “ Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”.
Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 400 năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc những di sản văn hỏa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Huế là thủ phủ của các chúa Nguyễn và là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn đã đạt được nhiều thành quả to lớn, góp phần quan trọng xây dựng cố đô Huế trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của đất nước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Hội thảo “Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy” được tổ chức là hoạt động nhằm mục đích tổng kết quá trình nghiên cứu, đánh giá về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn trên các phương diện: Giá trị di sản, quá trình nghiên cứu, khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, từ đó xây dựng một chiến lược toàn diện về bảo tồn bền vững, phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại.
|
Hội thảo đã lựa chọn 55 bài tham luận trong số 70 bài của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước. Các tham luận đều là những bài viết công phu, thể hiện tâm huyết và tri thức sâu rộng của các tác giả trên nhiều lĩnh vực. Các bài tham luận được chia làm ba nội dung chính: Triều Nguyễn với các di sản văn hóa cung đình; Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình tại Cố đô huế; Một số định hướng chiến luộc cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cố đô Huế.
Phát biểu tại Hội thảo, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh: Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa - nghệ thuật tầm quốc gia và quốc tế năm 2016 của Thừa Thiên Huế, Hội thảo diễn ra trong thời điểm chúng ta đang rất vui mừng và tự hào về cố đô Huế vừa trở thành nơi hội tụ của 5 di sản với 3 loại hình khác nhau là: Di sản vật thể, di sản phi vật thể và di sản tư liệu. Do vậy, việc tổ chức Hội thảo lần này sẽ giúp các nhà quản lý và chuyên môn có cơ hội nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề liên quan đến công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn trong những thập niên gần đây. Qua Hội thảo, sẽ giúp cho chính quyền, các ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế mà trực tiếp là đơn vị quản lý nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ các giá trị của di sản, làm cơ sở cho việc xây dựng, banh hành các chính sách, chiến lược mới để bảo tồn, gìn giữ và phát huy tài nguyên văn hóa phong phú và độc đáo của cố đô Huế.
Đồng thời, chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý và tất cả quý vị đại biểu với tâm huyết của mình về các di sản của vùng đất cố đô Huế sẽ đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhàm bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, giúp Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển dịch vụ - du lịch, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam.
PA
Chiều ngày 14/7, tại văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2016 nhằm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.
Sáng 13/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (khóa XV) nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; thảo luận và cho ý kiến về Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020.
Sáng 29/6, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 11/6, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Sáng 11/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”.
Năm 2016, thành phố Huế của Việt Nam cùng 127 thành phố đến từ 21 quốc gia khác trên khắp các châu lục được đưa vào chiến dịch mạng xã hội Thành phố Xanh tôi yêu do cộng đồng bình chọn của WWF tổ chức từ 26-4. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thành phố lọt vào danh sách này.
Sáng 28-5, hội đồng họ Phạm VN phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945) tại TP Huế.
Chiều ngày 18/5, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm bộ sưu tâp áo dài xưa mang tên “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” của Tiến sĩ Thái Kim Lan và nghệ thuật sắp đặt đa phương tiện của Veronika Witte.
Sáng ngày 07 tháng 5, Khoa ngữ văn, Trường đại học khoa học – Đại học Huế đã tổ chức cuộc hội thảo: Thành tựu văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016). Hội thảo là sự gặp gỡ của nhiều kiến giải, nhận định từ các nhà nghiên cứu phê bình văn học về những thành tựu của văn học Việt Nam kể từ năm 1986 cho tới nay.
Tối 24/4, tại giảng đường I, Trường đại học Sư phạm Huế đã diễn ra lễ Bế mạc Liên hoan Âm nhạc Bắc miền Trung năm 2016.
Sáng 24/4, Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc trưng bày “Cổ vật nghìn năm kể chuyện”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2016. Đây là lần đầu tiên những dụng cụ lao động, trang sức có niên đại hơn 2.000 năm, kết hợp cùng đồ gốm cổ triều Nguyễn được trưng bày phục vụ du khách tại Huế.
Sáng ngày 23/4, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2016.
Chiều ngày 21/4, tại Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra Lế khai mạc triển lãm sách với chủ đề “ Huế - Trăm năm đời sách”. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Festival Huế 2016 và kỷ niệm ngày sách Việt Nam 21/4.
Chiều ngày 1/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, những người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các cựu nữ sinh Huế đã tổ chức Chương trình văn nghệ “Hãy yêu nhau đi”.
Chiều ngày 30/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh "NIỆM" để tưởng nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhân 15 năm ngày mất của nhạc sỹ (01/4/2001 - 01/4/2016).
Hòa trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Bính Thân; hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 14, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội Thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016 với chủ đề “Xuân về trên quê hương vào tối ngày 21/2”.
Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Bộ môn Lý luận Văn học, Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp tổ chức nhân một năm ngày mất của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 20/2/2016 tại Phòng Hội thảo, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế.
Sáng ngày 28/01, tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt cộng tác viên, tặng thường tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2015.
Chiều ngày 17-01-2015 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A-Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra buổi tọa đàm Đinh Cường- Thi sĩ của hoài Niệm trong Hội Họa.
Chiều ngày 13/1, tại 26 Lê Lợi (thành phố Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2015 cho 16 tác phẩm, công trình của các tác giả là hội viên các Hội chuyên ngành.