Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, đại diện các sở ban ngành cùng các nhà nghiên cứu văn hóa,lịch sử Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế nhấn mạnh: Để cụ thể hóa nghị quyết 05-NQ/TU của Thành ủy Huế về việc “Tuyên truyền, giáo dục, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống và phong tục tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021 -2025 và nhưng năm tiếp theo” nhằm bảo tồn, phát huy và và lan tỏa các giá trị tinh hoa văn hóa, cốt cách con người Huế, góp phần chuyển hóa các giá trị văn hóa Huế thành động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc tìm ra giải pháp để phát huy hệ giá trị của phong tục, tập quán và văn hoá con người Huế là hết sức cấp bách và quan trọng, cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là đòi hỏi cấp thiết trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình “Đô thị di sản đặc thù”, mà thành phố Huế hiện nay đóng vai trò là lõi trung tâm của mô hình đô thị đó.
Với nỗ lực, quyết tâm xây dựng thành phố Huế "Văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc" trên cơ sở bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, hội thảo nhằm tập hợp, cô đọng một số đặc điểm con người Huế nổi bật và phong tục, tập quán Huế phổ thông nhằm nhìn nhận, thảo luận những giá trị đặc sắc cần lưu truyền, những điểm cần sửa đổi cho phù hợp hơn với cuộc sống đương đại, làm cơ sở cho việc định hướng tuyên truyền, xây dựng lối sống văn minh, giàu bản sắc.
![]() |
Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo đã nhận được 11 tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bàn về các đặc điểm tính cách nổi trội và văn hóa ứng xử của con người Huế; đặc điểm gia đình và dòng họ trong việc giữ gìn giá trị văn hóa con người Huế, tục lệ gả cưới, thai sản thờ cúng, các thủ tục ma chay và những vấn đề cần thay đổi; phát huy giá trị tinh thần của người Huế trong quá trình đô thị hóa; …Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã làm rõ thêm các giá trị đặc trưng của tính cách con người Huế; phát huy các giá trị của con người Huế đồng thời đề xuất các giải pháp cần triển khai để nâng cao giá trị tinh thần con người Huế.
Theo Dịch giả, Nhà văn Bửu Ý: “Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu biến thiên của thời tiết và đời sống, tế bào nền tảng của xã hội là gia đình, riêng ở Huế có thể nói là trụ được tương đối bền vững. Ông bà, cha mẹ, con cháu…chung sống với nhau dưới một mái nhà là hình ảnh bắt gặp rất nhiều ở Huế. Những giá trị tinh thần, tâm linh được gìn giữ: tưởng nhớ những người thân đã qua đời qua những ngày húy kỵ, đề cao lễ nghĩa, tôn ti trật tự, sự vâng lời và nhất là lòng hiếu thảo.
Về giáo dục, Thành phố Huế đặc hưởng những thiết chế đào tạo và giáo dục từ xa xưa như Quốc Tử Giám. Rồi Huế trở thành thành phố đại học kể từ 1957 theo sự ra đời của Viện Đại học Huế. Huế xưa nay nổi tiếng là thành phố của học sinh, về số lượng cũng như về thành tích học tập. Về xã hội, Huế đã từng là kinh đô của cả nước gần một thế kỷ rưỡi, cho nên đã xây dựng một lớp người có lối sống riêng. Lớp người này thiên về tình cảm hơn là duy lý, trọng đạo lý hơn là bằng cấp, tình nghĩa hơn là địa vị, tiền tài, nặng lòng với đời sống tinh thần, tâm linh hơn là đời sống vật chất. Huế đã từng có những địa điểm văn hóa và giải trí đã bị xóa sổ trên bản đồ địa chính của thành phố Huế, đó là Sở Bách Thú; Nhà hát Bà Tuần; Nhà hát Vĩ Dạ; Hội Quảng Tri. Hoặc một điểm mạnh khác của Huế mà ta cũng đánh mất đó là Ngoại ngữ, Huế có đại học dạy nhiều ngoại ngữ khác nhau, nhưng sự lan tỏa ra xã hội chưa tương xứng, các sản phẩm và ấn phẩm bằng ngoại ngữ vẫn được trông chờ. Diễn đàn văn hóa trở nên thiếu vắng, càng ngày càng thưa thớt, Đây là hoạt động văn hóa, khoa học, nghiên cứu rất cần được tổ chức thường xuyên để huy động và đánh thức giới đăng đàn trong đó có các nhân vật tại chỗ cũng như các khách vãng lai và luôn cả lớp tuổi người nghe trong thành phố…
![]() |
Đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế phát biểu khai mạc Hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng: Điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội hình thành nên tính cách của người Huế “Từ những điều kiện xã hội đặc thù của xứ Huế, đặc biệt là là điều kiện của vùng đất biên viễn ban đầu, tiến tới là thủ phủ của xứ Đàng Trong và kinh đô thống nhất của cả nước, cư dân Huế đã từng bước dung hợp, sáng tạo và kết tinh được những giá trị văn hóa độc đáo, tạo thành bản sắc văn hóa Huế, làm nền tảng hình thành tính cách riêng của người Huế, với một số yếu tố nổi trội đặc biệt”.
Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa đã đưa ra quan điểm hội nhập văn hóa của người Huế trong giai đoạn mới là “Bản sắc văn hóa Huế và tính cách của người Huế không phải là một thực thể bất biến; không phải không có những điểm đã lỗi thời, đã trở thành yếu tố cản trở. Thời đại đã đổi khác, mỗi thời đại đều có những nhu cầu và khát vọng mới, tính cách con người Huế cũng cần phải được sàng lọc để giữ lại và phát huy, phát triển những tinh hoa vốn có; đồng thời cần được bồi đắp thêm những giá trị mới, sáng tạo mới để gắn kết quá khứ với hiện tại, làm cho gia tài của Huế xưa ngày một giàu có hơn, nhưng vẫn giữ mãi được chất Huế, để mỗi thời tính cách của người Huế mỗi đậm đà bản sắc văn hóa Huế”.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phát biểu tại hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã bày tỏ những băn khoăn “Sau khi mở rộng thành phố Huế, chắc chắn rằng sẽ gặp một số khó khăn trong qui định thống nhất về đời sống văn hóa cư dân đô thị. Hiện nay, một số phong tục tập quán lâu đời của cư dân vùng ven đô vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Những lệ tuc xưa, hay qui ước văn hóa nông thôn mới vẫn được người dân thực hiện trong các hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng. Song các phong tục tập quán về cưới, tang, giỗ chạp…vẫn còn những vấn đề bất cập.
Tiến trình tổ chức đời sống văn hóa trong môi trường văn minh đô thị là việc làm bền bỉ và lâu dài. Ngoài những qui định của luật pháp, đòi hỏi chính quyền phải đề ra những biện pháp chặt chẽ hơn trong việc thực hiện việc cưới, tang, giỗ chạp… Đồng thời phải đề ra mức thưởng, phạt thích đáng để chính quyền, tổ chức, đoàn thể tăng cường việc vận động và hướng dẫn người dân tuân thủ pháp luật và qui ước văn hóa đô thị”.
Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, để phát huy hiệu quả các giá trị tinh thần con người Huế cần bồi dưỡng ý thức cộng đồng, chú trọng tiếp thu cái mới thể hiện mạnh mẽ tính quyết đoán, ý chí phấn đấu vươn lên; Tăng cường tuyên truyền nâng cao dân trí, nếp sống cư dân đô thị, tạo điều kiện cho mọi người thể hiện năng lực của mình; Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ cả kinh tế và văn hóa; Mở rộng giao lưu nhằm tiếp thu tinh hoa các vùng miền trong nước và thế giới; Phát huy vai trò của cơ quan, đoàn thể trong định hướng tổ chức các phong trào hoạt động.
Phương Anh
Chiều ngày 3/5, tại số 96 đường Trương Gia Mô, Tp Huế đã diễn ra Lễ khai trương Công ty cổ phần in ấn & quảng cáo Tân Phát. Tới dự có đông đảo các ban ngành lãnh đạo, người thân, bằng hữu, đối tác, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.
Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm 2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang vẻ đẹp cung đình xứ Huế.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, chiều ngày 1/5 tại công viên Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi - Huế, đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghề truyền thống.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc “Sức sống mới” của Câu lạc bộ Âm nhạc Trung tâm văn hóa thành phố Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 29/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.
Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.
Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.
Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.
KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN
Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.
Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.
Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.
180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành
Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về Festival Nghề truyền thống Huế 2013 và các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/41973 - 12/42013), UBND thành phố Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Festival Nghề truyền thống Huế vào chiều ngày 25/4 tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam, số 5 đường Hà Nội, Huế.
Chiều ngày 24/ 4, tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013. Tới dự có đông đảo các văn nghệ sỹ, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.
Chiều 11/4, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế tổ chức buổi lễ trao tặng số tiền bán tranh từ triển lãm tranh “Hướng thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành cho một số cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt và các tổ chức hoạt động từ thiện trên địa bàn.