Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
Nhiều nghệ sĩ trẻ của bộ môn chèo đam mê với nghề. Ảnh: Đào Anh
Tháng 6/2020, khi vừa chính thức được nhận vào Nhà hát Tuồng Việt Nam, nghệ sĩ trẻ sinh năm 1994 Nguyễn Đình Tiến đã phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Không có suất diễn, không có nguồn thu, sống xa gia đình, chỉ có đồng lương ít ỏi gần ba triệu đồng/tháng dành cho diễn viên hạng bốn, Tiến đành xoay xở làm thêm việc bán mỹ phẩm trực tuyến để trang trải cuộc sống. Còn Đặng Thị Thảo, nữ diễn viên 24 tuổi của Nhà hát Cải lương Việt Nam sau hai năm về nhà hát đã phải làm thêm công việc bán thời gian liên quan tư vấn, giới thiệu sản phẩm để đối phó đại dịch. Nhiều đồng nghiệp trẻ của họ ở các đơn vị nghệ thuật biểu diễn cũng phải quay sang làm đủ thứ nghề như chạy xe ôm, làm nhân viên giao hàng (shipper), bán đồ ăn online để kiếm sống.
Khi hoạt động nghệ thuật biểu diễn trực tiếp bị tê liệt trong “bão” Covid-19 cũng là lúc đời sống của các nghệ sĩ gặp vô vàn thách thức, nhất là những người giữ chức danh nghề nghiệp hạng bốn. Họ chủ yếu là những nghệ sĩ chưa có thâm niên, mức lương khởi điểm thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, cuộc sống bình thường vốn đã khó khăn cho nên càng chông chênh trong mùa dịch. Đó là lý do những nghệ sĩ là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ ở các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ 1/5/2021 đến 31/12/2021 đã được Nghị quyết số 68/NQ-CP xác định là đối tượng nhận mức hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người. Diễn viên Nguyễn Đình Tiến cho hay: Với nhiều người, đây có thể chỉ là số tiền nhỏ nhưng với những nghệ sĩ mới vào nghề, nhất là các nghệ sĩ theo nghệ thuật truyền thống, như tuồng - loại hình kén người xem, thì đây là khoản hỗ trợ đáng kể để nhẹ bớt gồng gánh áo cơm.
Lao động nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù. Để có được một tài năng nghệ thuật, nhất là đối với các loại hình kén khán giả như tuồng, chèo, cải lương, giao hưởng..., đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo kéo dài, bài bản từ nhỏ. Những nghệ sĩ trẻ dũng cảm đi theo con đường gìn giữ nghệ thuật cha ông phần lớn là những người có đam mê và tình yêu chân chính với di sản nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, nhiều đợt dịch ập đến, kéo dài, đời sống biểu diễn nghệ thuật bị ngưng trệ khiến tâm lý của các nghệ sĩ không khỏi hoang mang, xáo trộn. Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam và một số đơn vị khác đã có không ít diễn viên trẻ bỏ nghề. Trong bối cảnh ấy, theo đánh giá của đại diện lãnh đạo nhiều đơn vị nghệ thuật, chính sách hỗ trợ của Chính phủ không chỉ là sự tiếp sức mùa dịch mà còn góp phần “giữ chân” nghệ sĩ trẻ.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nước ta có hơn 2.000 viên chức là nghệ sĩ hạng bốn công tác ở khoảng 100 đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn, không bao gồm các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. Họ đa phần là những người trẻ được xác định sẽ trở thành một phần trong lực lượng nòng cốt của các đơn vị nghệ thuật. Bên cạnh biểu diễn, nhiều người trong số họ còn làm nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ những loại hình nghệ thuật làm nên chiều sâu văn hóa Việt Nam. Quan tâm tới họ cũng là vun đắp cho sự phát triển của văn hóa nghệ thuật. Nói như Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam: Trong lao động nghệ thuật, bên cạnh năng lực sáng tạo tốt còn cần có cảm xúc tốt. Nếu để những tài năng nghệ thuật, những nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú trong tương lai bỏ nghề là điều vô cùng đáng tiếc. Vì thế, mọi sự hỗ trợ, động viên trong lúc này đối với những người gặp khó khăn trong đại dịch đều là đúng đắn, cần thiết và vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.