Những ngọn núi linh thiêng trên mảnh đất di sản miền Trung thường gắn liền với những huyền thoại đẹp, mang âm hưởng tiêu dao. Tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, bạn hãy thực hiện chuyến du hành tâm linh khám phá một trong số những ngọn núi linh thiêng, đó là Bạch Mã Sơn.
Nằm ở vị trí giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, núi Bạch Mã mang trong mình biết bao điều kỳ thú.
Cao gần 1.500m, đỉnh Bạch Mã từng được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ví như “ngọn núi ảo ảnh” – một ngọn núi như ảo ảnh sa mạc, thấy và gặp rồi, vậy mà định chạm vào thì nó bỗng chốc tan biến. Ðể lên được tới đỉnh, phải leo qua nhiều quãng dốc. Từ trên đỉnh núi, bạn như vượt lên trên mây bởi mây chỉ bay lưng chừng núi. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả không gian rộng lớn toàn cảnh đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và cả ánh sáng huyền ảo của Cố đô Huế, thành phố Đà Nẵng lúc đêm về. Ngay trong các căn biệt thự cổ trên đỉnh Bạch Mã, bạn cũng có thể nhìn ra một vùng rừng núi chập chùng và lãng đãng mây, bầu trời lồng lộng và biển mênh mông. Được thiên nhiên ưu đãi, Bạch Mã quanh năm khí hậu mát mẻ, ôn hòa tương tự như Sapa hay Đà Lạt.
Hành trình đến Bạch Mã mang lại nhiều cảm xúc khó tả khi bạn phiêu lưu khám phá những bí ẩn nằm sâu trong lòng núi. Trên núi có con suối trong vắt, nhiều ngọn thác ngoạn mục, Ngũ Hồ tuyệt đẹp – nơi có năm hồ nước nối tiếp nhau được hình thành từ một con suối lớn với hình dáng uốn lượn, mỗi hồ một vẻ, trông vô cùng đẹp mắt. Hay thác đỗ quyên cao 400m quanh năm tung nước trắng xóa xuống các khe suối đỏ rực màu hoa đỗ quyên hòa cùng thác Bạc giống như một dải lụa trắng lấp lánh giữa núi rừng xanh bạt ngàn.
Từ thời Pháp thuộc, người ta đã biết đến Bạch Mã như một khu nghỉ mát, an dưỡng tuyệt vời của miền Trung với một hệ thống gồm 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông... được xây dựng nhằm phục vụ việc tham quan, nghỉ dưỡng của giới quan chức người Pháp và nhà giàu thời bấy giờ. Ngày nay, tại Bạch Mã, những biệt thự cổ kiểu Pháp chỉ còn lại dấu tích đổ nát do chiến tranh và thời gian tàn phá. Tận dụng những biệt thự ít bị hư hỏng, người ta trùng tu, tôn tạo thành khu nghỉ ngơi dành cho du khách. Biệt thự thường chỉ cao hai tầng với cầu thang vòng và hành lang khá rộng mát, cửa sổ lớn quay ra phía đỉnh núi, sàn gỗ mát mẻ, thoáng đãng.
Bạch Mã nay trở thành điểm hành hương mới tại miền Trung kể từ khi xuất hiện Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, công trình xây dựng năm 2006, tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có từ đời Trần. Quả đồi nơi Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc hiện lên giữa lòng hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài đến hút mắt, có long chầu hổ cứ, có thủy bảo sơn bao.
Trước khi đặt chân lên 172 bậc tam cấp dẫn lên tam quan chùa, bạn phải lên phà qua hồ Truồi rộng lớn. Chuyến phà làm khách hành hương có cảm giác như mình đang rũ sạch bụi trần để chuẩn bị bước vào cõi Phật. Bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi… quần tụ trên khu đồi nguyên sinh, dưới chân đỉnh núi Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng.
Bước chân vào chùa, khách hành hương sẽ cảm nhận được vẻ hùng vĩ và trang nghiêm của chánh điện, tổ đường, trai tăng, những mái chùa cong vút in hình trên nền trời xanh hay những ngọn núi mây trắng vờn quanh. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo.
Theo Tin tức du lịch
Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
(SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến năm 2020 du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.
Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.
Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt
(SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.
(SHO) - Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013
Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của 8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".
(SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…
Đó là kiến nghị của lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.
Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.
(SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.
(SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.
(SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.