Những ngọn núi linh thiêng trên mảnh đất di sản miền Trung thường gắn liền với những huyền thoại đẹp, mang âm hưởng tiêu dao. Tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, bạn hãy thực hiện chuyến du hành tâm linh khám phá một trong số những ngọn núi linh thiêng, đó là Bạch Mã Sơn.
Nằm ở vị trí giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, núi Bạch Mã mang trong mình biết bao điều kỳ thú.
Cao gần 1.500m, đỉnh Bạch Mã từng được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ví như “ngọn núi ảo ảnh” – một ngọn núi như ảo ảnh sa mạc, thấy và gặp rồi, vậy mà định chạm vào thì nó bỗng chốc tan biến. Ðể lên được tới đỉnh, phải leo qua nhiều quãng dốc. Từ trên đỉnh núi, bạn như vượt lên trên mây bởi mây chỉ bay lưng chừng núi. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả không gian rộng lớn toàn cảnh đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và cả ánh sáng huyền ảo của Cố đô Huế, thành phố Đà Nẵng lúc đêm về. Ngay trong các căn biệt thự cổ trên đỉnh Bạch Mã, bạn cũng có thể nhìn ra một vùng rừng núi chập chùng và lãng đãng mây, bầu trời lồng lộng và biển mênh mông. Được thiên nhiên ưu đãi, Bạch Mã quanh năm khí hậu mát mẻ, ôn hòa tương tự như Sapa hay Đà Lạt.
Hành trình đến Bạch Mã mang lại nhiều cảm xúc khó tả khi bạn phiêu lưu khám phá những bí ẩn nằm sâu trong lòng núi. Trên núi có con suối trong vắt, nhiều ngọn thác ngoạn mục, Ngũ Hồ tuyệt đẹp – nơi có năm hồ nước nối tiếp nhau được hình thành từ một con suối lớn với hình dáng uốn lượn, mỗi hồ một vẻ, trông vô cùng đẹp mắt. Hay thác đỗ quyên cao 400m quanh năm tung nước trắng xóa xuống các khe suối đỏ rực màu hoa đỗ quyên hòa cùng thác Bạc giống như một dải lụa trắng lấp lánh giữa núi rừng xanh bạt ngàn.
Từ thời Pháp thuộc, người ta đã biết đến Bạch Mã như một khu nghỉ mát, an dưỡng tuyệt vời của miền Trung với một hệ thống gồm 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông... được xây dựng nhằm phục vụ việc tham quan, nghỉ dưỡng của giới quan chức người Pháp và nhà giàu thời bấy giờ. Ngày nay, tại Bạch Mã, những biệt thự cổ kiểu Pháp chỉ còn lại dấu tích đổ nát do chiến tranh và thời gian tàn phá. Tận dụng những biệt thự ít bị hư hỏng, người ta trùng tu, tôn tạo thành khu nghỉ ngơi dành cho du khách. Biệt thự thường chỉ cao hai tầng với cầu thang vòng và hành lang khá rộng mát, cửa sổ lớn quay ra phía đỉnh núi, sàn gỗ mát mẻ, thoáng đãng.
Bạch Mã nay trở thành điểm hành hương mới tại miền Trung kể từ khi xuất hiện Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, công trình xây dựng năm 2006, tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có từ đời Trần. Quả đồi nơi Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc hiện lên giữa lòng hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài đến hút mắt, có long chầu hổ cứ, có thủy bảo sơn bao.
Trước khi đặt chân lên 172 bậc tam cấp dẫn lên tam quan chùa, bạn phải lên phà qua hồ Truồi rộng lớn. Chuyến phà làm khách hành hương có cảm giác như mình đang rũ sạch bụi trần để chuẩn bị bước vào cõi Phật. Bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi… quần tụ trên khu đồi nguyên sinh, dưới chân đỉnh núi Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng.
Bước chân vào chùa, khách hành hương sẽ cảm nhận được vẻ hùng vĩ và trang nghiêm của chánh điện, tổ đường, trai tăng, những mái chùa cong vút in hình trên nền trời xanh hay những ngọn núi mây trắng vờn quanh. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo.
Theo Tin tức du lịch
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.