Những ngọn núi linh thiêng trên mảnh đất di sản miền Trung thường gắn liền với những huyền thoại đẹp, mang âm hưởng tiêu dao. Tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, bạn hãy thực hiện chuyến du hành tâm linh khám phá một trong số những ngọn núi linh thiêng, đó là Bạch Mã Sơn.
Nằm ở vị trí giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, núi Bạch Mã mang trong mình biết bao điều kỳ thú.
Cao gần 1.500m, đỉnh Bạch Mã từng được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ví như “ngọn núi ảo ảnh” – một ngọn núi như ảo ảnh sa mạc, thấy và gặp rồi, vậy mà định chạm vào thì nó bỗng chốc tan biến. Ðể lên được tới đỉnh, phải leo qua nhiều quãng dốc. Từ trên đỉnh núi, bạn như vượt lên trên mây bởi mây chỉ bay lưng chừng núi. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả không gian rộng lớn toàn cảnh đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và cả ánh sáng huyền ảo của Cố đô Huế, thành phố Đà Nẵng lúc đêm về. Ngay trong các căn biệt thự cổ trên đỉnh Bạch Mã, bạn cũng có thể nhìn ra một vùng rừng núi chập chùng và lãng đãng mây, bầu trời lồng lộng và biển mênh mông. Được thiên nhiên ưu đãi, Bạch Mã quanh năm khí hậu mát mẻ, ôn hòa tương tự như Sapa hay Đà Lạt.
Hành trình đến Bạch Mã mang lại nhiều cảm xúc khó tả khi bạn phiêu lưu khám phá những bí ẩn nằm sâu trong lòng núi. Trên núi có con suối trong vắt, nhiều ngọn thác ngoạn mục, Ngũ Hồ tuyệt đẹp – nơi có năm hồ nước nối tiếp nhau được hình thành từ một con suối lớn với hình dáng uốn lượn, mỗi hồ một vẻ, trông vô cùng đẹp mắt. Hay thác đỗ quyên cao 400m quanh năm tung nước trắng xóa xuống các khe suối đỏ rực màu hoa đỗ quyên hòa cùng thác Bạc giống như một dải lụa trắng lấp lánh giữa núi rừng xanh bạt ngàn.
Từ thời Pháp thuộc, người ta đã biết đến Bạch Mã như một khu nghỉ mát, an dưỡng tuyệt vời của miền Trung với một hệ thống gồm 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông... được xây dựng nhằm phục vụ việc tham quan, nghỉ dưỡng của giới quan chức người Pháp và nhà giàu thời bấy giờ. Ngày nay, tại Bạch Mã, những biệt thự cổ kiểu Pháp chỉ còn lại dấu tích đổ nát do chiến tranh và thời gian tàn phá. Tận dụng những biệt thự ít bị hư hỏng, người ta trùng tu, tôn tạo thành khu nghỉ ngơi dành cho du khách. Biệt thự thường chỉ cao hai tầng với cầu thang vòng và hành lang khá rộng mát, cửa sổ lớn quay ra phía đỉnh núi, sàn gỗ mát mẻ, thoáng đãng.
Bạch Mã nay trở thành điểm hành hương mới tại miền Trung kể từ khi xuất hiện Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, công trình xây dựng năm 2006, tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có từ đời Trần. Quả đồi nơi Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc hiện lên giữa lòng hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài đến hút mắt, có long chầu hổ cứ, có thủy bảo sơn bao.
Trước khi đặt chân lên 172 bậc tam cấp dẫn lên tam quan chùa, bạn phải lên phà qua hồ Truồi rộng lớn. Chuyến phà làm khách hành hương có cảm giác như mình đang rũ sạch bụi trần để chuẩn bị bước vào cõi Phật. Bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi… quần tụ trên khu đồi nguyên sinh, dưới chân đỉnh núi Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng.
Bước chân vào chùa, khách hành hương sẽ cảm nhận được vẻ hùng vĩ và trang nghiêm của chánh điện, tổ đường, trai tăng, những mái chùa cong vút in hình trên nền trời xanh hay những ngọn núi mây trắng vờn quanh. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo.
Theo Tin tức du lịch
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.