Hai đêm cuối Liên hoan phim Đức tại Huế: đầy chất nhân văn và bịn rịn buổi chia tay

11:07 06/10/2011
SHO - Hai đêm cuối 4 và 5/10, Liên hoan phim Đức tại Huế chuyển địa điểm chiếu từ Trung tâm Văn hóa Thông tin về Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế. Khán giả Huế vẫn tiếp tục đội mưa đến với phim Đức.

Phòng chiếu phim tại Liễu Quán chật kín người xem

Phim chiếu ở Liễu Quán đầu tiên là Thu Vàng của đạo diễn Jan Tenhaven, kể lại câu chuyện có thật về 5 vận động viên tuổi trên cả xưa nay hiếm, từ 80 đến 100 tuổi, tham gia Thế vận hội thể thao hạng nhẹ cho người cao tuổi tại Lahti (Phần Lan). Những con người đã đi qua không biết bao nhiêu biến tấu cuộc đời, vẫn say đắm với thể thao. Một trong những vận động viên ném đĩa là ông Alfred đã 100 tuổi. Tuổi đã cao như thế, nhưng tham vọng của ông không vơi đi: “Tôi không thích giải nhì. Tôi thích giải nhất hơn”. Và ông đã ra sức luyện tập cho cuộc thi. Không chỉ riêng ông, nhiều vận động viên khác tuổi tác đã cao như thế cũng say mê tập luyện. Và câu chuyện tập thể thao của họ khiến cho người xem ngạc nhiên.

Thứ nhất, lần đầu tiên công chúng Huế nhận ra rằng, 100 tuổi chưa hẳn đã là già, là không còn làm gì được. Thứ hai, người ta nhận ra rằng việc chiến thắng bản thân còn quan trọng hơn cả huy chương đem lại. Thứ ba, một nền điện ảnh có riêng hẳn một phim cho người già, với diễn viên 100 tuổi, đó là một nền điện ảnh đầy ắp chất nhân văn.

     Bộ phim "Thu vàng"

 "cá sấu ngoại ô 2"


Đêm cuối cùng, công chúng Huế đến Liễu Quán để xem phim “Cá sấu ngoại ô 2”, phỏng theo một cuốn truyện thiếu nhi cùng tên khá thành công ở Đức. Những nhân vật chính là nhóm cá sấu gồm 7 thành viên thiếu niên thông minh, can đảm và rất thích phiêu lưu. Câu chuyện xoay quanh nhà máy, nơi bố mẹ Olli và Maria làm việc, sắp sửa phải đóng cửa: Không hiểu do đâu mà máy móc không hoạt động nữa và công việc đứng im tại chỗ. Giải pháp duy nhất đối phó với việc thất nghiệp đe dọa là chuyển nhà sang thành phố khác. Điều đó có nghĩa là băng nhóm của bọn trẻ phải giải tán. Chúng quyết định điều tra nguyên nhân của việc máy móc ngừng chạy: hai anh em sinh đôi nhà Boller đang làm việc trong nhà máy gần đây có những biểu hiện rất đáng nghi. Cả nhóm thống nhất với nhau sẽ theo dõi hai anh em nhà này và đã lần ra được mưu kế của họ, tuy nhiên, để có chứng cớ, các em phải dũng cảm đối mặt với những tình huống nguy hiểm. Tình tiết hấp dẫn, vui nhộn đã đưa khán giả từ tràn cười này đến tràn vỗ tay khác, đôi lúc thót tim lại vì lo cho sự an nguy của các bạn trẻ.

Đông đảo khán giả cố đô đội mưa đi xem phim tại Liễu Quán


Bộ phim khắc họa nhân vật cậu bé Hannes và hai chị em Olli và Maria không ngại rủi ro quyết vạch trần các âm mưu thâm độc tìm cách trà trộn vào nhóm của họ cũng như việc vạch ra âm mưu của những kẻ phá hoại nhà máy nơi cha mẹ của họ đang làm việc. Cuối cùng sự dũng cảm, thông minh của nhóm cá sấu đã tìm ra sự thật, lật tẩy những kẻ phá hoại và đưa nhà máy đi vào hoạt động bình thường.

Với 88 phút trình chiếu, bộ phim đã lôi cuốn đông đảo khán giả mọi lứa tuổi tại cố đô Huế mặc dù trong thể loại là
Phim cho trẻ em (từ 6 tuổi), đủ biết công chúng Huế yêu thích xem phim Đức thế nào.

Đêm cuối cùng (5/10), khán giả đông đến mức ban tổ chức phải tăng cường ghế ngồi ra ngoài hành lang khán phòng, nhưng vẫn không đủ chỗ, nhiều người đã phải đứng xem.

Liên hoan phim Đức khép lại ở Huế nhưng đã lưu lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng Huế. Các phim đã đem lại cho dân cố đô một không gian văn hóa Đức đặc trưng, trong đó sự hài hước kiểu Đức khiến công chúng Huế thấy khá gần gũi với mình. Đời sống nước Đức với những cách thức văn hóa ứng xử, văn hóa tình cảm, chất nhân văn trong các câu chuyện... đã khiến công chúng Huế hiểu thêm về nước Đức hơn.


Về phương diện khán giả, trong tiết trời mưa gió do ảnh hưởng các cơn bão số 5, số 6, số 7, thế nhưng rất đông công chúng đã đội gió đội mưa đi xem. 5 đêm chiếu phim ở Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã thu hút trên 5000 khán giả. Trong 2 đêm ở Liễu Quán, dù số ghế rất hạn chế, chỉ 200 ghế/buổi chiếu, nhưng công chúng đã đi đông hơn số ghế mà Ban tổ chức chuẩn bị.

Nếu nói về Liên hoan phim Đức tại Huế, tất cả đã có thể gói gọn trong hai chữ : THÀNH CÔNG!


PV












Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.

  • Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.

  • Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.

  • Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.

  • Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với  Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.

  • Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES,  đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương,  trường Tiểu học Kim Long (Huế).

  • Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.

  • Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.

  • Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.

  • Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.

  • Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.

  • Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.

  • Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô-  Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.

  • Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu... 

  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.

  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.