Phòng chiếu phim tại Liễu Quán chật kín người xem
Phim chiếu ở Liễu Quán đầu tiên là Thu Vàng của đạo diễn Jan Tenhaven, kể lại câu chuyện có thật về 5 vận động viên tuổi trên cả xưa nay hiếm, từ 80 đến 100 tuổi, tham gia Thế vận hội thể thao hạng nhẹ cho người cao tuổi tại Lahti (Phần Lan). Những con người đã đi qua không biết bao nhiêu biến tấu cuộc đời, vẫn say đắm với thể thao. Một trong những vận động viên ném đĩa là ông Alfred đã 100 tuổi. Tuổi đã cao như thế, nhưng tham vọng của ông không vơi đi: “Tôi không thích giải nhì. Tôi thích giải nhất hơn”. Và ông đã ra sức luyện tập cho cuộc thi. Không chỉ riêng ông, nhiều vận động viên khác tuổi tác đã cao như thế cũng say mê tập luyện. Và câu chuyện tập thể thao của họ khiến cho người xem ngạc nhiên. Thứ nhất, lần đầu tiên công chúng Huế nhận ra rằng, 100 tuổi chưa hẳn đã là già, là không còn làm gì được. Thứ hai, người ta nhận ra rằng việc chiến thắng bản thân còn quan trọng hơn cả huy chương đem lại. Thứ ba, một nền điện ảnh có riêng hẳn một phim cho người già, với diễn viên 100 tuổi, đó là một nền điện ảnh đầy ắp chất nhân văn.
Đêm cuối cùng, công chúng Huế đến Liễu Quán để xem phim “Cá sấu ngoại ô 2”, phỏng theo một cuốn truyện thiếu nhi cùng tên khá thành công ở Đức. Những nhân vật chính là nhóm cá sấu gồm 7 thành viên thiếu niên thông minh, can đảm và rất thích phiêu lưu. Câu chuyện xoay quanh nhà máy, nơi bố mẹ Olli và Maria làm việc, sắp sửa phải đóng cửa: Không hiểu do đâu mà máy móc không hoạt động nữa và công việc đứng im tại chỗ. Giải pháp duy nhất đối phó với việc thất nghiệp đe dọa là chuyển nhà sang thành phố khác. Điều đó có nghĩa là băng nhóm của bọn trẻ phải giải tán. Chúng quyết định điều tra nguyên nhân của việc máy móc ngừng chạy: hai anh em sinh đôi nhà Boller đang làm việc trong nhà máy gần đây có những biểu hiện rất đáng nghi. Cả nhóm thống nhất với nhau sẽ theo dõi hai anh em nhà này và đã lần ra được mưu kế của họ, tuy nhiên, để có chứng cớ, các em phải dũng cảm đối mặt với những tình huống nguy hiểm. Tình tiết hấp dẫn, vui nhộn đã đưa khán giả từ tràn cười này đến tràn vỗ tay khác, đôi lúc thót tim lại vì lo cho sự an nguy của các bạn trẻ.
Bộ phim khắc họa nhân vật cậu bé Hannes và hai chị em Olli và Maria không ngại rủi ro quyết vạch trần các âm mưu thâm độc tìm cách trà trộn vào nhóm của họ cũng như việc vạch ra âm mưu của những kẻ phá hoại nhà máy nơi cha mẹ của họ đang làm việc. Cuối cùng sự dũng cảm, thông minh của nhóm cá sấu đã tìm ra sự thật, lật tẩy những kẻ phá hoại và đưa nhà máy đi vào hoạt động bình thường. Với 88 phút trình chiếu, bộ phim đã lôi cuốn đông đảo khán giả mọi lứa tuổi tại cố đô Huế mặc dù trong thể loại là Phim cho trẻ em (từ 6 tuổi), đủ biết công chúng Huế yêu thích xem phim Đức thế nào.
Đêm cuối cùng (5/10), khán giả đông đến mức ban tổ chức phải tăng cường ghế ngồi ra ngoài hành lang khán phòng, nhưng vẫn không đủ chỗ, nhiều người đã phải đứng xem. Liên hoan phim Đức khép lại ở Huế nhưng đã lưu lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng Huế. Các phim đã đem lại cho dân cố đô một không gian văn hóa Đức đặc trưng, trong đó sự hài hước kiểu Đức khiến công chúng Huế thấy khá gần gũi với mình. Đời sống nước Đức với những cách thức văn hóa ứng xử, văn hóa tình cảm, chất nhân văn trong các câu chuyện... đã khiến công chúng Huế hiểu thêm về nước Đức hơn. Về phương diện khán giả, trong tiết trời mưa gió do ảnh hưởng các cơn bão số 5, số 6, số 7, thế nhưng rất đông công chúng đã đội gió đội mưa đi xem. 5 đêm chiếu phim ở Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã thu hút trên 5000 khán giả. Trong 2 đêm ở Liễu Quán, dù số ghế rất hạn chế, chỉ 200 ghế/buổi chiếu, nhưng công chúng đã đi đông hơn số ghế mà Ban tổ chức chuẩn bị. Nếu nói về Liên hoan phim Đức tại Huế, tất cả đã có thể gói gọn trong hai chữ : THÀNH CÔNG! PV |
Sáng ngày 27/1, Ban tổ chức giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng cho 33 tác phẩm, công trình nghệ thuật xuất sắc được sáng tác trong giai đoạn 2003- 2008.Kết quả Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV
Đoàn múa rối “Tof Théâtre”, đoàn Xiếc nghệ thuật “ Baladeu’x “ và nghệ sỹ nghệ sĩ hài kịch Bỉ gốc Việt Michelle Nguyen thuộc Phái đoàn Wallonie - Bruxelles sẽ tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2010, diễn ra từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 6 năm 2010.
Chiều ngày 21/1, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Huế 2010. Festival Huế 2010: Nơi gặp gỡ các thành phố cố đô - Điểm hẹn của Di sản Văn hóa
Chiều ngày 12/01, tại khách sạn Hương Giang, TP Huế, Ban điều hành Lễ hội đền Huyền Trân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân.
Tối ngày 9/1, tại Núi Bân, phường An Tây, UBND TP Huế đã tổ chức Lễ khánh thành Khu tượng đài Anh hùng dân tộc Quang Trung và tái hiện Lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và Trung tâm TDTT tỉnh Bình Định.
Ngày 08/01/2010, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp VHNT Thừ Thiên Huế đã tổ chức trao tặng Tặng thưởng hàng năm cho các tác phẩm-công trình xuất sắc năm 2009 cho 12 tác giả là hội viên của 6 hội chuyên ngành.
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2010), họa sĩ Nguyễn Đình Dàng đã trao tặng bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Bác Hồ gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bên ao Sen tại Hà Tĩnh cho Di tích lịch sử cấp quốc gia - Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.
Sau 2 ngày làm việc (26-27/12) tại Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008) đã thống nhất giới thiệu 37/54 tác phẩm, công trình (thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, âm nhạc, văn nghệ dân gian và văn học) để bỏ phiếu kín, chấm điểm xếp thứ hạng giải thưởng.
Chào mừng 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 21/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “ Chủ tịch Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân” tại trụ sở Bảo tàng, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 10/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 115 năm thành lập , đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và công nhận danh hiệu " bệnh viện hạng đặc biệt".
Chào mừng 58 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Đại hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 7/12, tại Trung tâm Văn hoá Liễu Quán, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ Thuật tỉnh tổ chức triển lãm “ Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2009”.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô là một giải thưởng có uy tín của tỉnh Thừa Thiên Huế, được tổ chức định kỳ 5 năm một lần.
Tối nay, 1/12, tại Nhà Văn hoá thành phố Huế, các nghệ sỹ diễn viên nhà hát TNT đến từ Luân Đôn, Vương Quốc Anh sẽ biểu diễn vở nhạc kịch Quà tặng Giáng sinh (A Christmas Carol) của đại văn hào Charles Dickens, do đạo diễn nổi tiếng Paul Stebbings dàn dựng.
Chiều ngày 24/11, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Những khoảnh khắc Cố đô.
Chiều ngày 23/11, trại Cung An Định, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã khai mạc triển lãm “Cổ vật hiến tặng, tiếp nhận mới”.
Chiều ngày 21/11, hoạ sỹ Phan Ngọc Minh đã tổ chức triển lãm cá nhân mang tên “ Minh & Heritages” (Minh và Di sản) được diễn ra tại khách sạn La RéSidenCe, số 5 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 16/11/2009, ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tiến độ thi công Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại Núi Bân thuộc phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 14/11, tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 26 Lê Lợi, đã diễn ra triển lãm tranh thiếu nhi mang chủ đề Tôn sư trọng đạo của học sinh trường THCS Chu Văn An nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 13- 14/11, sáng ngày 14/11, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Francois Fillon cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.