Hải Bằng - thi sĩ lính

09:23 28/04/2010
MINH KHÔI…Hải Bằng là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày mới vào Việt Minh anh được phiên vào Trung đoàn 101 nổi tiếng vùng Trị Thiên, hành quân qua khắp các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, Ba Lòng, Cam Lộ, Do Linh... Rồi anh sang chiến đấu tại mặt trận Lào, về Thanh Hóa… Trong lai cảo thơ của anh để lại còn có những trường ca chưa in như “Đoàn quân 325”, “Bài thơ rừng hoa Chăm pa”, “Lòng em theo tiếng khèn”…

Nhà thơ Hải Bằng - Ảnh: tienphong.vn

Nhà thơ Hải Bằng về cõi vĩnh hằng đã hai năm rồi mà bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng anh đang còn hưng phấn, đọc thơ, kể chuyện tiếu lâm ở đâu đó. Nhiều nhà thơ nhà văn Huế bảo rằng, Hải Bằng mất, làng văn Huế trống đi một khoảng lòng khó bù đắp. Vì ở đâu có Hải Bằng là ở đó có đọc thơ, tặng thơ, có cười vui, hờn giận, có mắng mỏ để rồi ôm nhau khóc. Có người nhận xét Hải Bằng đậm chất “mệ” (theo cách gọi những người trong Hoàng tộc cũ, vì nhà thơ Hải Bằng là chắt nội của vua Hiệp Hòa). Riêng tôi cứ nghĩ anh mãi mãi là tâm hồn trẻ nhỏ, bộc trực và nhạy cảm. Cười đấy khóc đấy, nhưng công việc thì đam mê, miệt mài, làm đến khô người vẫn không chịu buông bút. Đúng hơn phải gọi Hải Bằng là một thi sĩ lính. Chất lính trong anh đậm đặc, phát lộ từng ngày cả trong thơ và trong cuộc sống.

Lúc sinh thời ai nói cái gì sai lập tức bị Hải Bằng mắng, bất kể đó là ai. Một lần đi dự lễ cải táng hài cốt một nữ sĩ nổi tiếng từ Hà Nội về Huế, thấy ông phó chủ tịch mặc áo cộc tay sắp bước lên dâng hương, Hải Bằng đứng sau kéo ông lại, nghiêm mặt nhắc: “Người Huế đi dự tang lễ không ai mặc áo cộc tay cả, ông về thay áo đi rồi lên thắp nhang”. Một lần khác trong dịp chúc Tết văn nghệ sĩ, do ghét chất giao đãi của một vị quan tham khi ông này đến bưng ly rượu đến chúc Tết mình, Hải Bằng đọc ngay hai câu thơ: “Em ơi chớ rót rượu nồng/ Cái say cứ để tự lòng say lên!”. Chất lính trong Hải Bằng đậm đặc đến độ, anh coi mọi người đều thân thiết như trong đơn vị thời kháng chiến, nên ông thấy cái gì thích thì “tao hí” một cách hồn nhiên. Cuộc đời anh kiếm ăn từng bữa nuôi con vô cùng vất vả, nhưng thơ, tạo hình rễ cây thì anh giàu có vô cùng, ban tặng bạn bè thoải mái hàng ngày!


Chất thi sĩ lính Hải Bằng bộc lộ từ năm 1945, khi anh 15 tuổi, bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý của gia đình quan lại hoàng tộc để xin gia nhập Vệ Quốc Đoàn. Chỉ có tấm lòng cách mạng, lãng mạn cách mạng quyết liệt, mới từ giã cuộc sống riêng để cất bước lên đường dấn thân như vậy! Chính cái chất thi - sĩ - lính ấy đã làm cho anh một đời lao đao, khốn khổ. Nhưng cũng chính cái chất lính ấy tạc nên chân dung thơ Hải Bằng bộc trực, nhạy cảm, nhân từ và quyết liệt. Hải Bằng là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày mới vào Việt Minh anh được phiên vào Trung đoàn 101 nổi tiếng vùng Trị Thiên, hành quân qua khắp các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, Ba Lòng, Cam Lộ, Do Linh... Rồi anh sang chiến đấu tại mặt trận Lào, về Thanh Hóa… Trong lai cảo thơ của anh để lại còn có những trường ca chưa in như “Đoàn quân 325”, “Bài thơ rừng hoa Chăm pa”, “Lòng em theo tiếng khèn”.

Lúc sinh thời, mỗi lần nhắc đến thời trai trẻ anh lại giở những trang bản thảo thơ đã nhòe mưa rừng và năm tháng, rưng rưng đọc cho tôi nghe. Rồi anh khóc giàn dụa nước mắt như một đứa trẻ. Thời chống Mỹ, anh gắn bó với vùng đất lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh. Bài thơ “Cồn Cỏ” là một trong những bài thơ hoành tráng nhất, xúc động nhất viết về đảo Cồn Cỏ anh hùng trong những ngày bão lửa. Năm 1965, bài thơ được giải thưởng báo Văn nghệ do nhà thơ Xuân Diệu làm chánh chủ khảo. Bài thơ được các chiến sĩ đảo trang trọng khắc treo lên phòng truyền thống cho đến tận hôm nay. Ở Huế sau ngày giải phóng tôi đã nghe anh đọc bài thơ “Cồn Cỏ” ở các buổi sinh hoạt thơ đến hàng trăm lần, mà lần nào cũng sục sôi, quyết liệt. Cả khi anh bị bệnh ung thư vòm họng vừa được chạy chữa, có đêm thơ khán giả yêu cầu, anh gầy như que củi, vẫn đứng lên đọc cả trăm câu thơ hùng hồn, sang sảng. Bài thơ đọc xong được cả hội trường vỗ tay rào rào tán thưởng nhiều lần, còn anh thì phải cấp tốc lên phòng cấp cứu bệnh viện. Tôi bảo anh: “Lần sau anh cứ đọc nho nhỏ, người ta đủ nghe là được, đọc to thế hại lắm”. Anh trừng mắt mắng tôi: “Cậu nhà thơ mà chẳng hiểu gì cả! Thơ nó buộc phải đọc như thế, không thể khác được. Thà chết vẫn phải đọc to như tiếng súng!” Đó là chất lính ròng Hải Bằng. Chất thi sĩ ròng Hải Bằng... Đảo nhìn lên trời rộng / Đá quật máy bay nhào / Đảo nhìn xuống biển sâu /Đá dìm tàu giặc Mỹ...

                        ... Đảo Cỏ xanh đảo Cỏ
                        Cồn gang dựng cồn gang..
                        ... Súng ngửng lên đầu gió
                        Đảo anh hùng - Việt Nam


Năm 1950, vừa tròn 20 tuổi, trong đợt theo bộ đội đi chiến dịch ở vùng Cam Lộ, Do Linh (Quảng Trị), Hải Bằng (lúc đó gọi là Văn Tôn) thấy trong đám xác chết của quân địch, có một nữ y tá người Pháp. Trong túi cô cứu thương còn có bức thư của bà mẹ cô từ Pháp gửi qua, nhắn con gái hãy trở về Pháp với mẹ. Xúc động trước thân phận người con gái bị bọn thực dân đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhà thơ đã làm bài thơ dài “Gửi em nữ cứu thương người Pháp”. Bài thơ được chép tay, được học thuộc, lan truyền nhanh chóng trong các đơn vị bộ đội trên chiến trường Bình - Trị - Thiên và gây nên sự xúc động sâu sắc... Chiều nay tiếng súng anh ngừng nổ / Thấy xác em nằm trên đống cỏ khô / Đắp cho em màn trấn thủ / Ngậm ngùi anh đọc những dòng thư / Thư buồn mẹ nhắn em về nước… Bài thơ có tầm tư tưởng quốc tế lớn, có cách nhìn về chiến tranh rất nhân đạo và hiện đại. Thôi em nằm đó anh đi trận / Giết kẻ thù chung cướp nước anh / Đem lại ngày mai hai dân tộc / Một bình minh tươi sáng hơn.

Chất thi sĩ lính Hải Bằng trong bài thơ vào thời đó thật trung thực và mới mẻ. Đáng tiếc do cách nhìn thiển cận, cực đoan, ngay hồi đó bài thơ đã bị đưa ra mổ xẻ, phê phán, kiểm thảo tác giả với lý do “thương xót kẻ thù”. Vì thếbài thơ đáng quý ấy đã không được in vào các tập thơ kháng chiến, thế hệ trẻ sau này không được đọc. Ngay những đoạn tôi trích dẫn trên cũng từ trí nhớ của nhà thơ Nhất Lâm, một người lính Quảng Trị thời chống Pháp, đọc cho nghe.

Chất thi sĩ lính Hải Bằng còn thể hiện trong một câu chuyện thơ cảm động xảy ra cách đây gần 50 năm. Năm 1952, chiến sĩ văn nghệ Văn Tôn đang ở chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị), thuộc Phòng Chính Trị phân khu Bình Trị Thiên. Hai người bạn thân cùng làm văn nghệ là Văn Tôn và Trần Quốc Tiến (sau này là họa sĩ) được phân công về Trung đoàn 95 theo mùa chiến dịch, tức phải xa chiến khu. Để kỷ niệm thời gian được rừng che chở, hai người hẹn nhau làm mỗi người một bài thơ, bỏ vào cái hũ sành nút lại rồi đem chôn xuống rừng Ba Lòng gọi là làm tin. Bây giờ đã 50 năm rồi, không biết thơ trong cái hũ có còn không.

Còn câu chuyện cảm động mà Hải Bằng kể gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Tháng 7 -1989, ngày lập lại Hội văn nghệ Quảng Trị (sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên), trong đêm sương Thành Cổ Quảng Trị Bải Bằng, Trần Quốc Tiến hai người bạn cùng chôn thơ ở rừng Ba Lòng ôm lấy nhau, nức nở đọc những câu thơ nửa thế kỷ chôn dưới đất. Đêm đó tôi đã không cầm được nước mắt trước cái tình thơ cao cả, lãng mạn đẹp của đời lính. Thơ để in ra, để đọc lên, để chép tặng, chuyện thơ đem chôn để tặng rừng thì Hải Bằng là thi sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện! Bài thơ được anh chép lại kiểu tự xuất bản bằng vi tính để tặng bạn bè, chứ đến bây giờ vẫn chưa in thành sách. Bài thơ dài 100 câu, gọi tên là “Trăm năm rừng cũ”... Chiều hôm nay ta tròn hai mươi tuổi / Xa quê hương lên lãng mạn với rừng / Súng chuyền tay gác tháng năm chờ đợi / Trên đỉnh đèo ta bước giữa không trung. Mới 20 tuổi mà đã nghĩ đến cháu chắt trăm năm sau: Cháu chắt ơi! Cố là Tôn- thi sĩ / Của rừng xanh từ độ ấy trăm năm / Hãy nối đuôi để lo bồi thế hệ / Cho kiếp sau thơ chẳng phai tàn. Chiến khu mang tuổi đời ta đó / Tiếng từ quy chia gió chạnh đêm dài / Tiếng mang nai, tiếng cọp gầm man rợ / Tiếng lá cành- Sương rụng buốt hai vai.. Và khổ kết thật cảm động:

                        Áo bạc năng rồi nhờ ai miếng và
                        Để cho ta yên giấc dưới mồ sâu
                        Thơ ta đây, nếu còn xanh sắc lá
                        Xin núi rừng cho trổ bóng ngày sau

Mỗi lần lên thăm mộ anh trên núi Tam Thai - Huế, dưới tán rừng thông vút gió, tôi như nghe tiếng anh đang đọc những câu thơ gửi con cháu, gửi rừng năm mươi năm trước. Haỉ Bằng ơi, chất trẻ thơ, chất thi sĩ lính trong anh còn đọng mãi trong tâm khảm bạn bè và người yêu thơ như bóng rừng đã trổ.

Huế, 6- 2000
N. M
(137-07-00)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG ANH 

    (Bài viết này, là nén hương lòng tôi thắp dâng lên linh hồn của anh Đơn Phương thân quý!)

  • LGT: Cho đến nay văn học Hậu hiện đại ở Việt Nam vẫn đang là một hấp lực đối với người sáng tạo lẫn phê bình, nhất là giới viết trẻ. Sông Hương đã từng có một chuyên đề sớm nhất về vấn đề này vào số tháng 7/2011.

  • BÙI VIỆT THẮNG  

    Bản thảo tập truyện Nhiệt đới gió mùa tôi nhận được từ nhà văn Lê Minh Khuê qua email cá nhân, in ra 115 trang A4, co chữ 12, đọc phải hết sức chăm chú vì mắt mũi có phần kém sút khi tuổi đã ngoại lục tuần.

  • VĂN GIÁ

    NHÀ VĂN VÕ THỊ XUÂN HÀ - Sống và làm việc tại Hà Nội. Quê gốc: Vỹ Dạ, Huế. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 8). Trưởng Ban Nhà văn Trẻ, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (khoa Toán Lý). Tốt nghiệp thủ khoa khóa 4 Trường viết văn Nguyễn Du.

  • HỒNG NHU 

    Tạp chí Thơ số tháng 10 năm 2012 in bài “Hiểu và dịch bài thơ Đường Khúc Lương Châu như thế nào” của Phạm Thức. Tôi liền đọc ngay vì nói chung về Đường thi hàng nghìn bài nổi tiếng và nói riêng về tác giả là một nhà thơ tài danh: Vương Hàn.

  • THƯ PHÙNG QUÁN GỬI TÔ NHUẬN VỸ

    Sự thay đổi, tiến bộ của Việt Nam sau năm 1975 là to lớn và rõ rệt, đặc biệt trên lãnh vực đặc thù như Văn học, nếu nhìn lại những “vết sẹo” của một thời quá khứ để lại trên cơ thể nền Văn học, mà tiêu biểu là đối với nhà thơ Phùng Quán.

  • GS. VŨ KHIÊU 

    Lần này Vạn Lộc cho in trên 72 bài thơ Đường luật. Đối với Vạn Lộc, đây là một sự táo bạo và cũng là một thử thách với chính tài năng của mình.

  • TRẦN NGHI HOÀNG 

    “mảnh|mảnh|mảnh”, chỉ nhìn tập thơ, chưa cần đọc gì hết, đã thấy là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình với bố cục táo bạo và vững vàng. Không offset bảy màu, không chữ nổi giấy tráng glassy, chỉ đơn giản hai màu đen và trắng. Đơn giản, nhưng rất công phu với khuôn khổ 12,5 x 26.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY*

    Tố Hữu là nhà cách mạng - nhà thơ.
    Cách mạng và thơ ca thống nhất hài hòa trong một con người. Một đời, Tố Hữu đồng thời đi trên Đường Cách MạngĐường Thơ. Với Tố Hữu, Đường Thơ và Đường Cách Mạng đồng hành như nhập làm một trong Đại lộ Đất nước, Nhân dân, Dân tộc vĩ đại trên hành trình lịch sử cách mạng.
    Đường đời Tố Hữu cùng là sự hòa nhập hai con đường này.

  • PHẠM PHÚ PHONG - HOÀNG DŨNG

    Trang viết đầu tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời của người cầm bút. Đó là điểm mốc, là bước chân đầu tiên đặt lên con đường hun hút xa, đầy lo ngại nhưng cũng hết sức hấp dẫn.

  • NGÔ MINH

    Tôi gọi là “thầy” vì thầy Lương Duy Cán (Hà Nhật) dạy văn tôi hồi nhỏ học cấp 3 ở trường huyện. Tôi viết Chuyện thầy Hà Nhật làm thơ vì thầy vừa ra mắt tập thơ đầu tay Đá sỏi trên đường(*) khi thầy đã U80.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Đọc Hồng Nhu - Tuyển tập, Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • TRẦN THÙY MAI

    (Đọc Đi tìm ngọn núi thiêng của Nguyễn Văn Dũng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2012)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Những buổi chiều tôi thường nhìn lá trước sân nhà cuốn bay theo gió. Chợt nghĩ, cái lẽ tự nhiên đó đã đẩy đưa một con người vào khúc quành của cuộc sống. Bởi tâm hồn ông quá nhạy cảm trước mọi sự, và ông có một lối diễn đạt chân thật, bình dị, gần gũi mà rất chua chát.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lâu nay, trên thi đàn bon chen vẫn thấp thoáng những bóng chữ u mê phóng chiếu cốt cách thiền. Người ta quen gọi đó là thơ thiền.

  • TRẦN HỮU LỤC

    Những trang văn đầu tiên của Trần Duy Phiên phản ánh cách nghĩ, cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và đất nước. Khi đang còn theo học tại trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động.

  • NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI THƠ MỚI BÀN VỀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THƯ

    NGUYỄN HỮU SƠN

  • TRẦN THỊ VÂN DUNG

    Đứng trước mỗi cuộc đời, mỗi con người có những trải nghiệm khác nhau, cách chia sẻ khác nhau. Mỗi nhà thơ là một cái tôi nội cảm, hòa nhập vào thế giới xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc.