TRẦN ANH SƠN
Huế mà chúng tôi nhắc đến ở đây là xứ Huế ngày xưa, thuở còn là "Đô thành Thuận Hóa” của Chúa Nguyễn.
Bài thơ "Ải Lĩnh xuân vân" và cảnh núi Hải Vân trên chiếc tô sứ do chúa Nguyễn Phúc Chu ký kiểu - Ảnh: baotanglichsu.vn
Hai bài thơ vịnh cảnh này được viết trên hai tô sứ men xanh trắng, đường kính miệng đo được 18cm, cao 8cm đáy ghi hai chữ Thanh Ngoạn theo lối triện, trong hai vòng tròn xanh. Đây là đồ sứ "ngự dụng" của vua chúa thời Lê-Trịnh-Nguyễn, đặt làm tại Cảnh-Đức trấn (Giang Tây - Trung Quốc). Tuy đặt làm ở nước ngoài, nhưng kiểu thức, họa tiết vẫn mang đậm phong cách Việt Nam, vì do chính nghệ nhân trong nước thực hiện. Thợ chuyên môn ở Cảnh-Đức trấn chỉ việc sao chép đúng nguyên mẫu đặt hàng.
Đặc biệt nhất là những đề tài vẽ về phong cảnh đất nước, kèm theo thơ văn đề vịnh của vua chúa hay các danh sĩ người Việt, loại đồ sứ này ngày nay gọi chung là "Đồ sứ men Lam Huế".
隘嶺春雲 |
Bài l: ẢI LĨNH (1) XUÂN VÂN
Việt Nam xung yếu thử sơn điên (2)
Tuyệt lĩnh hoàn như Thục đạo (3) thiên
Đản kiến vân hoành tam tuấn lĩnh
Bất tri nhân tại kỷ trùng thiên
Lãnh triêm tu phát phi đồng tuyết
Thấp tiễn y thường khởi thị tuyền
Duy nguyện hải phong xuy tác vũ
Chính nghi thiên lý nhuận tang điền
Đạo nhân thư
Dịch: MÂY XUÂN NÚI ẢI
Việt Nam hiểm trở cỏ non này
"Thục-đạo” nghìn trùng giống vậy thay
Chỉ thấy mây che ba đỉnh lớn
Nào hay người ở mấy từng đây
Không khe suối, cũng đầm khăn áo
Chẳng tuyết băng, sao buốt mặt mày
Gió biển nguyện xin thành vũ lộ
Ruộng dâu ngàn dặm tốt tươi bày.
Đạo nhân viết
順化晚市 暖烟夕照戀江濱 細听鶯啼處處春 晚市只看紅粉女 通衢不斷扆羅塵 時沽白酒能筵客 日用青錢卻便民 交易豈無衡與斗 還餘風俗葛天淳 道人書 |
Bài II: THUẬN-HÓA (4) VÃN THỊ
Noãn yên tịch chiếu luyến giang tân
Tế thính oanh đề xứ xứ xuân
Vãn thị chỉ khan hồng phấn nữ
Thông cù bất đoạn ỷ la trần
Thời cô bạch tửu năng diên khách
Nhật dụng thanh tiền khước tiện dân
Giao dịch khởi vô hành dữ đấu
Hoàn dư phong tục Cát - Thiên (5) thuần
Đạo nhân thư
Dịch: CẢNH CHỢ CHIỀU HUẾ
Khói ấm hoàng hôn quyện bến sông
Lắng nghe oanh hót bạt ngàn xuân
Chợ chiều tha thướt đàn con gái
Suối lụa tung hô nẻo bụi trần
Rượu trắng vui vầy mua đãi khách
Tiền đồng trao đổi tiện cho dân
Bán buôn lọ phải cần cân đấu
Nếp Cát - Thiên xưa vẫn thấm nhuần
Đạo nhân viết
Trong sách cũ (Đại Nam nhất thống chí - Thừa Thiên phủ do Quốc sử quán triều Nguyễn - Duy Tân ấn hành) có ghi lại được nửa bài "Ải Lĩnh xuân vân", nhưng các câu phá thừa, mỗi một câu lại khác đi hai chữ. Như vậy, hóa ra một sản phẩm nghệ thuật (sành sứ) vô hình chung lại trở thành loại văn bản đặc biệt có khả năng bảo tồn văn học cổ, khiến cho khỏi bị mai một, thất truyền.
Trước hẳn nói về "Ải Lĩnh xuân vân". Ải Lĩnh, tức là đèo Hải Vân. Một quan ải hiểm trở nhất trên con đường dân Việt về phương Nam: "Việt Nam xung yếu thử sơn điên", cái hiểm trở này làm ta nhớ đến Thục đạo - con đường đất Thục "Tuyệt lĩnh hoàn như Thục đạo thiên". Trên "cõi thục đạo” này, người vượt đèo "chỉ thấy mây giăng ba đỉnh núi lớn, nào hay người ở mấy từng đây": thực là hùng, thực là vĩ.
Sau câu luận nói về cái nỗi gay gắt của khí hậu thiên nhiên - sơn lam chướng khí, tác giả thổ lộ tâm tình qua câu kết với một lời nguyện cầu vương giả: "gió biển nguyện xin thành mưa móc, ruộng dâu nghìn dặm tốt tươi bày".
![]() |
![]() |
Bài "Thuận Hóa vãn thị " (順化晚市) viết trên chiếc tô sứ vẽ cảnh bến chợ ở Thuận Hóa xưa- Ảnh: anhsontranduc.wordpress.com |
Rồi đến bài: "Thuận Hóa vãn thị", đây là bài thơ chưa được biết đến. Ở "cảnh chợ chiều Huế", tác giả càng để lộ cốt cách và tài năng của một bậc đế vương thi sĩ - hay thi sĩ đế vương cũng thế. Bên cạnh thái độ thưởng thức trọn vẹn - thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên cẩm tú cũng như của nếp nhân sinh thuần hậu, còn là một thái độ ý thức - ý thức về trách nhiệm của bậc minh chúa, nặng lòng lo cho dân, cho nước. Thái độ thưởng thức mà ý thức này thiết tưởng khỏi cần biện giải cho thêm dông dài: tự bài thơ đã nói lên tất cả.
Điều cảm động nhất ở "Thuận Hóa vãn thị" có lẽ là cái chứng tích về một thời, thuần mỹ của nếp sống Huế ngày xưa. Cái vùng đất mà trước khi Nguyễn Hoàng vào còn được gọi là "Ô Châu ác địa”, nơi mà chúa Trịnh đã bằng lòng với ý đồ đẩy em vợ và cũng là đối thủ của mình vào chỗ chết.
Trên đây đã nói về thơ. Nay xin có đôi dòng về tác giả. Hai bài thơ ký "Đạo nhân thư" ở trên, tác giả chính là THIÊN TÚNG ĐẠO NHÂN NGUYỄN - PHƯỚC CHÂU.
Ông là vị chúa thứ 6 ở Đàng Trong, sinh năm 1674. Năm 1691 nối ngôi Nghĩa vương Nguyễn - Phước Thái, tự xưng là Đại Việt Quốc chúa. Là người ham học, tài kiêm văn võ. Dưới thời ông, chiến tranh giữa hai họ Trịnh - Nguyễn đã tạm dứt, xã hội ổn định, nông thương nghiệp rất phát triển. Lần đầu tiên ở Đàng Trong bắt đầu tổ chức khoa cử để chọn nhân tài. Đặc biệt, Minh Vương rất sùng mộ đạo Phật, có pháp danh là HƯNG LONG, đạo hiệu là Thiên Túng đạo nhân (Vị đạo nhân hoàn toàn cởi bỏ mọi ràng buộc hạn chế), cho thỉnh kinh tạng và rước danh tăng Trung Quốc qua truyền giáo. Ông mất năm 1724, đời Gia Long truy tôn là Hiển-Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế.
Xứ Huế ngày nay được thấm nhuần đạo Phật, thấm nhuần "nếp Cát Thiên thuần hậu", một phần là do công của ông.
Từ Tiên chúa Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa (1558) đến Định Vương Nguyễn - Phước Thuần, sau khi bị Hoàng - Ngũ Phúc chiếm đô thành - phải bỏ chạy vào Nam (1774), họ Nguyễn truyền nối được chín đời cộng lại 126 năm. Trong hơn hai thế kỷ, Huế là thủ phủ của Đàng Trong nước Việt, dần dần hình thành một trung tâm văn hóa lớn của dân tộc tiếp sau trung tâm văn hóa Thăng Long. Tiếc thay những công trình kiến trúc, văn vật, thư tịch... của thời đại này đến nay đã trải qua hơn 400 năm, sau những cơn binh lửa, thay bậc đổi ngôi phần lớn đã bị tiêu hủy gần hết. Ngay tại cái nôi Thuận Hóa, họa hoằn còn sót lại được vài tấm bia đá, quả chuông đồng... nhờ nương bóng cửa Từ Bi mà thoát được sự tàn phá, tranh chấp của người đời.
Trong cái họa hoằn còn sót lại, chúng tôi xin giới thiệu hai bài thơ đã dẫn có thể nói là tài liệu quý về văn sử cũng như sứ cổ, ngỏ hầu góp chút công sức vào việc bảo tồn di sản văn hóa của tiền nhân.
T.A.S
(TCSH44/01-1991)
------------------
Chú thích:
(1) Ải lĩnh: phía nam Thừa Thiên giáp giới với Quảng Nam. Trên núi có đặt cửa ải nên gọi là ải lĩnh; nhân gian còn gọi là Ngãi Lĩnh, vì núi này mọc rất nhiều cây ngãi. Năm 1826, vua Minh Mạng cho xây lại cửa ải, mặt trước đề là Hải Vân quan, mặt sau ghi là Thiên hạ đệ nhất hùng quán, từ đó phổ biến thành tên núi hoặc đèo Hải Vân cho đến nay.
(2) "Việt Nam xung yếu thử sơn diên": theo Đại Nam nhất thống chí - Thừa Thiên phủ (tập thượng) do Quốc sử quán triều Nguyễn - Duy Tân ấn hành (1910), ghi: đời vua Hiến Tôn, tuần hành Quảng Nam, qua núi Hải Vân có ngự đề bài thơ:
"Việt Nam hiểm ải thử sơn điên
Hình thế hồn như Thục đạo thiên
Đản kiến vân hoành tam tuấn lĩnh
Bất tri nhân tại kỹ trùng thiên"
Tu - Trai Nguyễn Tạo dịch: (Nha Văn hóa Bộ QGGD Sài Gòn xuất bản 1961, Tr.54) "Chót núi này là hiểm trở nhất ở Việt Nam...". Trong cuốn "Cố đô Huế” do Thái Văn Kiểm biên soạn (Nha Văn hóa Bộ QGGD Sài Gòn xuất bản 1960, Tr.127), cũng chép lại 4 câu thơ trong ĐNNTC, và dịch: "Núi này quan ải nước Nam". Theo ý chúng tôi thì hai chữ "Việt Nam" mở đầu bài thơ chỉ có nghĩa là vượt về phương Nam của đất nước. Tuy các chúa Nguyễn cát cứ đàng trong nhưng vẫn dùng quốc hiệu là Đại Việt và niên hiệu của vua Lê. Tên nước Việt Nam, kể từ thời Gia Long về sau mới có.
(3) Thục đạo: đường vào đất Thục ở Trung Quốc có 3 cửa ải rất hiểm trở: Dương Bình, Bạch Thủy và Tiên Nhân.
(4) Thuận Hóa:
Sau khi vua Chiêm Chế - Mân dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân, gồm đất từ nam sông Gianh qua hết đèo Hải Vân. Thời các chúa Nguyễn, Thuận Hóa dùng để chỉ nơi đóng dinh trấn gọi là đô thành Thuận Hóa (hoặc Huế)
(5) Cát Thiên: "Cát Thiên thị", vị vua thời thượng cổ của Trung Quốc. Theo truyền thuyết thì thời vua này trị vì dân chúng được sống trong cảnh thái bình, phong tục thuần hậu.
MAI VĂN HOAN
Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.
TRẦN ĐÌNH BA
1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.
CAO THỊ HOÀNG
1.
Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn.
VĨNH AN
Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.
TRUNG SƠN
I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.
NGUYÊN HƯƠNG
Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.
TRƯỜNG AN
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời…”
PHƯỚC VĨNH
Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức…
VÕ VINH QUANG
Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.
NGUYỄN CAO THÁI
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệp và Song thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?
HOÀI VŨ
* Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.
THẢO QUỲNH
Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.
Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
THANH BIÊN (*)
NGUYỄN THÀNH
Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)
NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT
Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).