Hà Minh Đức - tôi khao khát tìm hiểu cuộc sống

15:35 08/05/2009
Sau Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba lần đến nước Mỹ, trong năm 2002, GS. Hà Minh Đức tiếp tục ra mắt bạn đọc tác phẩm Tản mạn đầu ô. Vậy là trong khoảng 5 năm, bên cạnh một khối lượng lớn những tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình, ông đã sáng tác 3 tập thơ và 3 tập bút ký. Đó là những con số mang nhiều ý nghĩa thể hiện sự "đa năng" của một đời văn tưởng đã yên vị với nhiều danh hiệu cao quý và hơn 30 tập sách nghiên cứu, lý luận, phê bình. Tản mạn đầu ô ra đời được dư luận chú ý, quan tâm. Sau đây là cuộc trao đổi giữa PGS. TS Lý Hoài Thu với GS. Hà Minh Đức xung quanh tập sách này.


Hà Minh Đức - tôi khao khát tìm hiểu cuộc sống

- Lý Hoài Thu (L.H.T): Thưa giáo sư, với những câu thơ:
Mùa đông ơi xa cách quá chừng - Những kỷ niệm rung chuông thời thơ ấu, rồi tuổi trẻ: Anh nắm tay em dưới tán lá mưa rơi - Nước mắt chảy tràn qua đôi miệng trẻ, và khi tuổi xuân đã qua: Người già ngồi sưởi cùng với bóng, người đọc đã cảm hiểu phần nào những chiều đối cực trong xúc cảm của một hồn thơ. Nhưng thơ và ký là hai thể loại có nhiều khác biệt: một đằng là sự thăng hoa của ký ức, hoài niệm, một đằng là sự ghi chép, quan sát tỉ mỉ. Đã có đến 3 tập bút ký, xin GS vui lòng cho biết những quan niệm riêng của mình về thể loại dễ viết mà khó hay này?
- GS. Hà Minh Đức (GS.H.M.Đ): Tôi quan niệm viết ký là viết về những điều gần gũi, thân tình với cuộc sống của mình; và tôi cũng không đi tìm những đề tài quá xa xôi để viết. Trong cuộc sống, cái đời thường gần mình nhất có một sức hấp dẫn riêng. Không đột xuất nhưng có thể nói được bản chất. Trong tác phẩm ký đầu tiên Vị giáo sư và ẩn sĩ đường tôi viết lời tâm sự "cho dù là những mảnh nhỏ, mảnh vỡ của cuộc sống nhưng biết chắp nối lại theo dòng kỷ niệm và mạch tình cảm gắn bó vẫn có thể tìm thấy trong những góc lãng quên hình bóng chân thực của cuộc đời". Đến nay, và hôm nay tôi vẫn nghĩ thế. Điều lo lắng của tôi là những hạn chế của đời sống cá nhân có đủ cung cấp cho những trang viết để khỏi tẻ nhạt và đơn điệu. Không ai chọn lựa được trước những gì sẽ xẩy ra trong cuộc sống chung và riêng. Vì vậy ký không khỏi bị ràng buộc nhiều từ cuộc sống.

- L.H.T: Tản mạn đầu ô có một nội dung phong phú và bao quát được nhiều vấn đề: từ sinh hoạt của một góc phố đến những phương trời Âu-Mỹ xa xôi. Từ chân dung những nhà văn, nhà khoa học lớn đến những người lao động bình thường, từ chuyện ăn uống văn hoá tri thức... GS có chủ ý trong dàn dựng bố cục của tập sách hay không?
- GS.H.M.Đ: Không, đó chỉ là sự tập hợp có tính ngẫu nhiên theo chiều thời gian và những ấn tượng được cảm nhận. Khác với tiểu thuyết, kịch, tác phẩm thường là một cấu trúc có chủ định và nhất quán. Ký phụ thuộc vào một chuyến đi, một trận đánh, một vùng đất được khảo sát và cũng phụ thuộc vào những tản mạn của người viết trước đối tượng nhiều màu vẻ. Tuy có phần ngẫu nhiên nhưng cũng đã có sự lựa chọn. Như tôi đã nói, tôi chỉ viết về những gì gần gũi với mình. Với tôi, trong chất liệu đã có tình cảm, thái độ. Các nhà văn trong sách của tôi như Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Tô Hoài, các nhà khoa học như GS. Bùi Văn Nguyên, GS. N.I.Niculin đều là những người tôi gắn bó, kính trọng. Viết về họ tôi có ý thức phải làm sao tạo dựng được bức chân dung tổng hợp cả phần "đời" lẫn phần "đạo".

- L.H.T: Nhưng thưa GS, "đời" và "đạo" thường khó trọn vẹn đôi bề?...
- GS.H.M.Đ:
Chính vì vậy mà phải có sự thấu hiểu và cảm thông. Nhìn nhận một con người, tôi kính trọng nhất là tài năng và nhân cách. Tôi thiên về nói cái hay, cái đẹp và phần nhà văn đóng góp cho đời. Tôi chấp nhận nhiều màu vẻ của cá tính và sở thích riêng.

- L.H.T: Và những người lao động bình thường, thưa GS?
- GS.H.M.Đ:
Những người lao động lương thiện được nói đến trong tác phẩm của tôi đều có số phận riêng. Nhiều lúc ở những bước rẽ của cuộc đời, họ chỉ thiếu một chút may mắn, nếu vượt qua được ranh giới mong manh ấy, cuộc đời họ có thể đổi khác. Những người thợ, người lái xe mà tôi nói đến có thể trở thành nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ phong trào... nếu họ gặp may. Tôi trân trọng những cuộc đời bình thường đó và tôi cũng là một người bình thường. Bình thường là cái thường nhật, là hoàn cảnh gần gũi trực tiếp tạo nên tính cách. Tôi quý trọng những tấm gương toả sáng đột xuất lạ kỳ, nhưng tôi cũng quý trọng những tấm gương bền bỉ vượt lên qua nhiều năm tháng trong đời thường. Là một nhà giáo, cuộc sống của tôi trên dòng trôi bình dị nên cũng không tránh khỏi đơn điệu trên trang viết.

- L.H.T: Ngoài mối đồng cảm trước thân phận con người, Tản mạn đầu ô cho thấy vốn tri thức văn hoá, những trải nghiệm trong cuộc đời và cả sự "sành điệu" trong khoa ẩm thực đã là một vốn lớn giúp GS có thể viết nhanh, viết dễ dàng mà sâu sắc, cuốn hút về nhiều lĩnh vực khác nhau?
- GS.H.M.Đ:
Tôi viết ký lúc "về già". Vì vậy, các trang viết về cuộc đời vừa già dặn vừa như ngơ ngác. Tuổi tôi bây giờ, "lực hút vào rồi lại đẩy ra". Nhiều chuyện mới bắt gặp thấy thích thú, hăm hở muốn viết nhưng sau lại thấy ngại ngùng. Nhiều sự việc, con người tôi bắt gặp rất hấp dẫn, nhiều màu vẻ, nhưng ống kính nghệ thuật của mình quá hẹp không ôm nổi sự phong phú của cuộc đời nên đành chừng mực và cũng dần lãng quên. Đó là thực trạng của tuổi già, cái bất lực của người có tuổi trước cuộc sống. Cái chính là tôi yêu cuộc sống, yêu đất nước. Ngoài ra, tôi cũng có một vài "ưu điểm nhỏ" khác: tôi ham hiểu biết về cuộc sống, con người và những năm gần đây tôi lại được đi nhiều, kể cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà tác phẩm của tôi có nhiều địa danh như Sa Pa, Tam Đảo, Sầm Sơn, Cúc Phương, đất nước chùa Tháp (Căm pu chia), Tôrôntô (Canađa), St.Pêtécbua... Vừa qua tôi đi dọc miền trung từ Nghệ An, Huế, Quy Nhơn, rồi lên Tây Nguyên qua Plây-cu, Buôn mê thuột... Tuổi cao, phải cố gắng nhiều vì không dễ có nhiều dịp khác. Đi qua nhiều miền đất nước, xứ sở khác nhau, tôi thấy đất nước mình tươi đẹp, được thiên nhiên ưu đãi. Càng đi càng thấy cái gì cũng có thể khai thác, gửi gắm. Cũng xin nói thêm là tôi viết ký và không dám có ý "khoe" mình đi những đâu, gặp những ai, mà cái chính là để miêu tả, ca ngợi đối tượng và để bộc lộ mình.

- L.H.T: Thưa GS, nhiều người nhận xét là ký của GS đọc thú vị và hấp dẫn, đặc biệt là các chi tiết, những đoạn đối thoại, chất hài hước... Vậy đó có phải là những yếu tố chính hay không?
- GS.H.M.Đ:
Tôi nghĩ điều quan trọng là phải chú ý phát hiện phần bộc lộ và những tiềm ẩn của cuộc sống thật. Tất cả là ở đấy. Tôi chưa viết tuỳ bút và cũng ít dùng bình luận và liên tưởng chủ quan làm yếu tố chính để phát triển nội dung tác phẩm ký. Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên trước đây giàu nội lực sức suy tưởng và cảm nghĩ rất mạnh trong các tuỳ bút, bút ký chính luận và tiểu phẩm của mình. Tôi viết ký theo dạng người gửi tiền tiết kiệm, tích tụ vốn sống, tri thức đến một lúc nào đủ thì viết. Mặt khác qua những chuyến đi tôi thích viết du ký để ghi lại một kỷ niệm. Tôi rất chú trọng đến chi tiết và cố tìm ra, lọc ra những chi tiết tiêu biểu. Có chi tiết hay, bài viết gây ấn tượng thật, rất thật, hấp dẫn. Gặp tình huống có chất hài hước,tôi ghi lại chân thực chất hài hước. Tôi không cố ý gây cười một cách chủ quan.Tất cả là từ cuộc sống thật nên không thể thiếu, không thể bỏ qua.

- L.H.T: Vâng! Dù sao sự nhạy cảm trước cái hài, chất "uy - mua" vốn được coi là nét duyên "đặc thù" của con người GS Hà Minh Đức ngoài đời đã đi vào bút ký một cách tự nhiện và tạo được chất giọng riêng. Nhiều đoạn viết cứ như chơi, đọc thấy vui, mặn mà, dí dỏm. Điều này không thể có trong thơ hay trong văn nghiên cứu, phê bình... Nhưng, so với 2 tập trước, tập ký thứ 3 này hình như buồn hơn, nhất là các bài Tản mạn đầu ô, Người muôn năm ...
- GS.H.M.Đ: Không hẳn vậy. Tôi quý trọng niềm vui của mọi người nhưng là người dễ nhạy cảm với cái buồn trong đời. Trong cái được cái mất của mọi người tôi dễ xúc động với những mất mát, thua thiệt của bạn bè và mọi người. Cũng vì thế mà trang viết nhiều lúc buồn như vô cớ, nhất là trong thơ. Con người tôi nhiều lúc cứ tưởng vui mà buồn, tưởng nhàn hạ mà lại nhiều vất vả... Nhưng, xin nhắc lại tôi yêu và khao khát tìm hiểu cuộc sống.

- L.H.T: Thưa GS, hiện nay, hồi ký văn học đang "lên ngôi". Cuốn hồi ký hứa hẹn nhiều hấp dẫn như của GS bao giờ có thể ra mắt bạn đọc?
- GS.H.M.Đ:
Gần đây, tôi đã đọc nhiều hồi ký của các nhà hoạt động xã hội, nhà văn, nghệ sĩ... Tôi có suy nghĩ là ai nên viết hồi ký, có thể viết hồi ký? Ở một số nước như Anh, Mỹ, Pháp có nhiều loại hồi ký của chính khách, nhà văn, nhà báo, diễn viên điện ảnh rồi những chuyện đời bi thảm, chuyện tình éo le. Đời tư nhiều khi phơi bày trong dư luận. Chúng ta tiếp nhận có chọn lọc và chừng mực hơn. Nguyên tắc là cuộc sống cá nhân phải có ý nghĩa xã hội, giúp vào việc nhận thức xã hội. Đối với bản thân, tôi cũng có nghĩ đến hồi ký nhưng băn khoăn không biết cuộc đời mình có đủ tạo nên sự phong phú và hữu ích cho các trang viết hay không? Nếu có, trước hết là cho chính mình và những người thân.
- L.H.T: Xin cảm ơn Giáo sư.

Hà Nội, ngày 11 - 2 - 2003
LÝ HOÀI THU thực hiện
(169/03-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)

  • THÁI KIM LAN Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

  • THI THOẠI        Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011) Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).

  • MIÊN DI Không tìm thấy, và cũng đừng nên tìm ở tập thơ này một điều gì đã từng được nhiều người đồng vọng trước đây. Nó là những mảnh tiểu tự sự, những cái nhìn cô lẻ, biệt dị từ đáy thân phận và đôi khi tàn nhẫn.

  • HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỨC (Cảm nhận về tập thơ "Những kỷ niệm tưởng tượng")SHO - Lâu nay, người ta biết đến Trương Đăng Dung với tư cách là một nhà nghiên cứu lí luận văn học. Nhưng gần đây, sự xuất hiện của tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng làm xôn xao văn đàn Việt Nam đã khiến đông đảo bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng: bên cạnh một Trương Đăng Dung lí luận còn có một Trương Đăng Dung thơ.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤN Lang thang giữa hè Huế nồng nã. Bỗng nhận tin của Minh Tự: thêm một cuốn sách của Nguyễn Xuân Hoàng vừa được bạn bè góp in. Đầy đặn  360 trang sách với chân dung “người buồn trước tuổi” đằm đặm trên bìa đen trắng.

  • Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

  • LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)

  • KHÁNH PHƯƠNG Nguyễn Đặng Mừng đến với nghề viết một cách tự nhiên, mà cũng thầm lặng như cách người ta theo đuổi một lý tưởng. Ông vốn là học trò lớp ban C (ban văn chương) những khóa gần cuối cùng của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường công lập duy nhất và cũng danh tiếng nhất tỉnh Quảng Trị trước 1975.

  • …Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

  • L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.

  • Anh không thấy thời gian trôi thời gian ở trong máu, không lời ẩn mình trong khóe mắt làn môi trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời về kiếp người ngắn ngủi.(T.Đ.D)

  • HOÀNG THỤY ANH Phan Ngọc đã từng nói: Thơ vốn dĩ có cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải xúc cảm và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.

  • TRẦN THIỆN KHANH (Nhân đọc Phim đôi - tình tự chậm, Nxb. Thanh niên 2010)

  • LGT: Tuệ Nguyên, một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca. Trong chuyến xuyên Việt, anh đã ghé thăm tạp chí Sông Hương. Phóng viên Lê Minh Phong đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ trẻ này.

  • KHÁNH PHƯƠNG Lê Vĩnh Tài tự chẩn căn bệnh của thơ tình Việt Nam là “sến”, nghĩa là đa sầu đa cảm và khuôn sáo, bị bó buộc trong những lối biểu hiện nhất định. Rất nhanh chóng, anh đưa được lối cảm thức đương đại vào thơ tình, cái ngẫu nhiên, vu vơ, ít dằn vặt và không lộ ra chủ ý, dòng cảm xúc ẩn kín sau những sự vật tình cờ và cả những suy lý.

  • HỒ THIÊN LONGBạn đọc TCSH thường thấy xuất hiện trên tạp chí, và một số báo văn nghệ khác một số tên tuổi như về văn xuôi có: Lê Công Doanh, Phùng Tấn Đông, Châu Toàn Hiền, Nguyễn Minh Vũ, Trần Thị Huyền Trang, Phạm Phú Phong, Trần Thùy Mai…