HỒ VĨNH
Vừa qua Tạp chí Sông Hương số 333 tháng 11 năm 2016 có đăng bài “Làng cổ Dương Hóa” của tác giả Trần Viết Điền. Sau khi đọc bài “Làng cổ Dương Hóa” tôi thấy cần phải trao đổi và đóng góp một số ý kiến hầu làm sáng tỏ hơn ở một số chi tiết mà tác giả Trần Viết Điền đã viết.
![]() |
Ấp Trâm Bái có ghi rõ trong địa bộ xã Dương Xuân Thượng (1937) |
1. “Người Dương Hóa cùng với quân lính, tù binh Chăm tiếp tục khai khẩn vùng bán sơn địa cạnh làng, hai bên suối lớn (về sau thành sông An Cựu), hình thành một số ấp phía tây như Sơn Điền, Cử Sĩ, Trân Bái”(1). Tuy nhiên theo bản gốc chữ Hán, địa bộ xã Dương Xuân Thượng, lập ngày 15 tháng 10 năm Bảo Đại thứ 12 (1937) có ghi chép cụ thể về các ấp như sau: Cử Sĩ, Sơn Điền, Thuận Hòa và Trâm Bái(2). Như vậy địa danh Trâm Bái mới đúng theo nguyên bản, chứ không phải Trân Bái như tác giả Trần Viết Điền đã nêu.
2. “Xóm có miếu Tiên, giếng Tiên, khe Triều Tiên hành cung của bà chúa Tiên về sau gọi là ấp Tiên Tĩnh (nay là Hạ 2 làng Dương Xuân”(3), tác giả viết như vậy là không chính xác. Theo tôi, bản “Phụng tu gia phổ” của phòng Kiến Hòa Quận công; phụng tu vào tháng 06 năm Bảo Đại thứ 17 (1942) có ghi rất cụ thể về phần mộ của Kiến Hòa Quận công tọa lạc trên địa danh ấp Thiên Tỉnh “Dương Xuân Thượng xã, Thiên Tỉnh ấp” (ấp Thiên Tỉnh xã Dương Xuân Thượng)(4). Đây là sự nhầm lẫn do quá trình trích dẫn một cách gián tiếp giữa các sách, bài viết của những người đi trước mà thiếu kiểm chứng, như ấp Thiên Tỉnh viết mới đúng, nhưng tác giả Trần Viết Điền viết ấp Tiên Tĩnh lại bị sai.
![]() |
Bản gốc “Phụng tu gia phổ” có ghi ấp Thiên Tỉnh |
3. Trang 94 tác giả viết: “Dưới triều vua Tự Đức(1848 - 1883) ở làng Dương Xuân có hai vị thượng thư là ông Nguyễn Hữu Bài và ông Lê Bá Thận tranh chấp ngôi tiên chỉ của làng nên làng chia thành Dương Xuân Thượng và làng Dương Xuân Hạ”(5).Thật ra, qua nghiên cứu một tờ văn khế mua bán đất đai, được viết trên giấy dó, khổ 35x30cm, chữ Hán, cho biết làng Dương Xuân được chia thành 2 xã Dương Xuân Thượng và Dương Xuân Hạ có từ đời vua Gia Long chứ không phải dưới đời vua Tự Đức. Nội dung tờ văn khế được dịch nghĩa sau đây:
![]() |
Văn khế viết dưới đời vua Gia Long (1818) có ghi xã Dương Xuân Hạ |
“Tôn Thất Triều và vợ trình nguyên do lập giấy đoạn mãi.
Cha tôi trước đây có xin được chuẩn cho thuê một khoảnh đất tư hơn 6 mẫu 8 sào ở tại xứ Bầu Hóa thuộc địa phận xã Dương Xuân Hạ. Bốn phía chung quanh đều gần đất công điền của xã. Nay đem khoảnh đất trên bán đứt cho hoàng tử Điện Bàn Công để lấy đất này xây mộ phần cùng dựng phủ đệ và thuận giao mười nén bạc, lĩnh xong xuôi lập khế thì giao đất cho Điện Bàn Công nhận làm vật riêng truyền lại cho con cháu. Nếu ám muội giả trá thì cam chịu tội không dính líu đến người khác. Nước có luật pháp nên lập giấy bán để sử dụng. Còn đơn sớ trình xin được lưu giữ. Nay lập giấy.
Ngày 19 tháng 10 năm Gia Long thứ 17 (1818)”(6).
Với niềm tin vững chắc vào nhiệt tâm khoa học của tác giả, nên chăng tác giả Trần Viết Điền cần tham khảo và dựa vào một số văn bản gốc nhất định để hạn chế những sai sót như những điều chúng tôi vừa nêu trên.
H.V
(SHSDB23/12-2016)
------------
(1) Trần Viết Điền, “Làng cổ Dương Hóa”, Tạp chí Sông Hương, số 333, tháng 11. 2016, trang 90.
(2) Địa bộ xã Dương Xuân Thượng, tờ 78a-78b, 79a, 81a.
(3) Trần Viết Điền, bài đã dẫn, tr. 94.
(4) Bản “Phụng tu gia phổ”(chữ Hán) do anh Vĩnh Hùng cung cấp.
(5) Trần Viết Điền, bài đã dẫn, tr. 94.
(6) Lưu trữ văn bản gốc của Hồ Vĩnh. Phông văn bản - văn khế chữ Hán Nôm.
LÊ VĂN LÂN
Khi nói đến xây dựng và phát triển Huế, không ai không nghĩ đó là một “thành phố xanh”. Đó không chỉ là suy nghĩ của những nhà đô thị hiện đại mà là một chuỗi trăn trở từ những người đầu tiên xây dựng Huế, những người dân bản địa đến các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, du khách đến Huế trong và ngoài nước.
PHƯƠNG ANH
Thủy Biều - làng quê cổ kính
Ai từng đến vùng đất phù sa bãi bồi bên dòng sông Hương, hẳn không quên được cái mát mẻ, trong lành và cổ kính cùng với con người hòa nhã nơi đây; Thủy Biều, vùng đất của xứ hoa thơm quả ngọt.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
LTS: Cuối tháng 4, trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh trở lại Hà Nội, sau đợt "trốn rét", bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có ghé lại Huế. Bác sĩ định dừng chân lại đây lặng lẽ, âm thầm "trò chuyện" với những kỷ niệm thời niên thiếu của mình 65 năm trước. Thế nhưng những người mến mộ bác sĩ ở Huế lại không muốn như vậy. Và thế là những cuộc "chuyện trò" chung đã được tổ chức, tiếp ngày này sang ngày khác, giữa bác sĩ và cán bộ các ngành các giới. Dưới đây là một mẩu "chuyện trò" bác sĩ gởi lại bạn đọc Sông Hương trước khi lên đường.(S.H)
NGUYỄN VĂN UÔNG
Mùa hạ, mùa sen.
Sen kín mặt các hồ Tịnh Tâm, hồ hào thành quanh Thành Nội.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Chúng tôi không quy lại vấn đề từ đầu để khẳng định sự tồn tại của "Văn hóa Phú Xuân", nghĩa là xét xem liệu thuật ngữ "Văn hóa Phú Xuân" có một nội dung đích thực hay không; công việc này giáo sư Lê Văn Hảo đã làm xong, qua một loạt những công trình kiểm kê có tính hệ thống của ông.
Lâu nay, Huế được mệnh danh là miền đất của thi ca, đồng thời là vùng văn hóa ẩm thực lớn của cả nước. Sinh ra và trưởng thành trong môi trường đặc trưng thi vị ấy, rất nhiều phụ nữ Huế trở thành những tác gia tiêu biểu trên lĩnh vực nghệ thuật ẩm thực.
TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA
Phú Xuân - Huế là nơi có nhiều danh nhân lịch sử và văn hóa của đất nước đã sống và làm việc.
Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương trong Hội thảo nhân kỷ niệm 300 năm Phú Xuân do Thành ủy và UBND thành phố Huế tổ chức cuối 1987.
Đến Huế mà chưa thưởng thức hết những món bánh bèo, bánh nậm, lọc, ít, ram, khoái... thì quả là đáng tiếc.
LÊ VĂN LÂN
Phong trào đô thị trong chống Mỹ cứu nước được khởi đầu bằng phong trào Hòa Bình, phong trào phát triển sâu rộng ở các thành thị miền Nam, đặc biệt là Huế và Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)…
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Thần Phù là một làng lớn ở phía Nam kinh thành Huế, dưới thời Nguyễn có đơn vị hành chính là xã, thuộc tổng Lương Văn, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên.
NGUYỄN HUY KHUYẾN
Sông Hương núi Ngự từ xưa đến nay vẫn là thi tứ quen thuộc của nhiều tao nhân mặc khách du ngoạn thưởng lãm làm thơ. Ngay cả các vị vua triều Nguyễn viết về sông Hương núi Ngự cũng không ít bài. Ngoài việc nơi đây là cảnh đẹp hiếm có của đất Thần kinh, nó còn là báu vật của tự nhiên ban tặng để bảo vệ Kinh đô. Theo thuật phong thủy, Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường.
Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng đầy... hợp lý như bún bò Huế.
Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này.
Lâu nay, nhiều người ở thị xã Hương Thủy, và có những người ở địa phương khác thường gọi hai ngôi làng một ở xã Thủy Vân, một ở phường Thủy Phương hiện nay, là Dạ Lê (bao gồm làng Chánh ở xã Thủy Vân và làng Thượng ở phường Thủy Phương).
MAI KHẮC ỨNG - TỐNG VIẾT TUẤN
Giữa sân Thế Miếu trong Hoàng Thành thuộc cố đô Huế có chín đỉnh đồng lớn được gọi một tên chung là Cửu Đỉnh.
Ký sự NGUYỄN ĐĂNG HỰU
Tam Giang rộng lắm ai ơi
Ai về ngoài Sịa nhắn người năm xưa
Mỗi khi đông về, nhiều góc phố ở cố đô thơm lừng món chè nóng hấp dẫn học trò. Mùa mưa ở Huế thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng chạp, bắt đầu bằng những cơn dông đầu thu ồn ào đến những cơn mưa dầm dai dẳng, lạnh buốt xuyên suốt mùa đông.
Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).