TRẦN VĂN DŨNG
Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.
Hình chụp Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng (trên), và Ngọ Môn hôm nay (dưới)
Có ý kiến cho rằng bức ảnh đã bị chỉnh sửa bởi photoshop, có ý kiến cho rằng 8 bộ mái xây dựng thêm vào các đời vua triều Nguyễn sau này hoặc 8 bộ mái bị phá sập do cơn bão năm Thìn (1904), v.v.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi muốn chia sẽ ý kiến riêng của mình như sau:
Thứ nhất, tôi muốn khẳng định tấm hình về Ngọ Môn là ảnh gốc do nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862 - 1937) chụp nên không có việc bức ảnh đã được chỉnh sửa, tẩy xóa. Nhiếp ảnh gia Pierre Dieulefils đã hoạt động tại Đông Dương từ năm 1888 - 1925 và để lại một gia tài đồ sộ là hàng nghìn tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh đặc sắc về con người và phong cảnh tại các địa điểm khác nhau ở Đông Dương.
Thứ hai, sử sách triều Nguyễn ghi chép rõ: Ngọ Môn được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. Nguyên tại vị trí này trước kia là Nam Khuyết Đài, xây dựng đầu thời Gia Long. Về mặt kiến trúc, Ngọ Môn gồm hai phần chính: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng. Vì thế không có chuyện 8 bộ mái ở lầu Ngũ Phụng được xây dựng thêm bởi các vị vua sau này.
Thứ ba, đúng là vào năm 1904 ở Huế đã hứng chịu trận bão với mức độ tàn phá khốc liệt không thua kém cơn bão hồi năm 1999 làm hư hỏng nhiều công trình kiến trúc lúc bấy giờ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một dòng tư liệu nào, kể cả ca dao dân gian phản ánh sự kiện lầu Ngũ Phụng bị cơn bão phá sập. Vì vậy, giả thuyết cho rằng 8 bộ mái bị phá sập do cơn bão năm Thìn là không đáng tin cậy.
Thứ tư, dựa vào những cứ liệu thu thập được tôi phỏng đoán nguồn gốc bức ảnh này ra đời vào thời vua Thành Thái (1889 - 1907) khi Pierre Dieulefils đến Huế. Sau chuyến đi này, ông đã cho ra đời nhiều bức ảnh nổi tiếng về Huế và triều Nguyễn, đặc biệt là bức ảnh chân dung vua Thành Thái chụp vào năm 1897.
![]() |
Chân dung vua Thành Thái do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils chụp 1897 |
Thứ năm, căn cứ vào sách Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên của Quốc Sử Quán triều Nguyễn do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh dịch cho chúng ta biết được sự kiện vào năm Thành Thái thứ 12 (1900) triều đình cho phép tiến hành trùng tu lầu Ngọ Môn.
Từ đó, kết nối những thông tin có được tôi cho rằng bức ảnh nêu trên được Pierre Dieulefils chụp vào thời điểm kiến trúc Ngọ Môn đang trong quá trình trùng tu nên 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly đã được những người thợ cung đình hạ giải để tu bổ. Vì thế sau khi hoàn thành công việc trùng tu Ngọ Môn thì hệ thống cột và bộ khung gỗ chắc chắn không bị cơn bão năm Thìn (1904) phá sập, (trong khi đó cơn bão đã làm gãy cả cầu Trường Tiền). Hiện nay, chúng ta quan sát kiến trúc trang trí lầu Ngũ Phụng sẽ nhận thấy sự khác biệt của bộ mái chính giữa lợp ngói hoàng lưu ly và tám bộ còn lại lợp ngói thanh lưu ly vì nghệ thuật trang trí trên nóc có sự khác nhau nhiều về phong cách qua đợt đại trùng tu này. Đặc biệt, bức ảnh Ngọ Môn không có 8 bộ mái thanh lưu ly đã ngẫu nhiên làm cho hậu thế nhận thức được về tầm nhìn, tính sáng tạo của vua Minh Mạng và tài năng của những nghệ nhân cung đình xưa khi xây dựng Ngọ Môn: Nếu không có 8 bộ mái thanh lưu ly thì Ngọ Môn giống như một bản sao thu nhỏ của kiến trúc Thiên An Môn.
![]() |
Thiên An Môn (Trung Quốc) |
Nhưng ở đây, Ngọ Môn với mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát, thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc. Ngọ Môn xứng đáng được xếp vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.
T.V.D
(SHSDB21/06-2016)
CAO CHÍ HẢI
Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc vô cùng phong phú và đặc sắc, nhiều lễ hội cổ truyền và thuần phong mỹ tục tiêu biểu của người Việt được lưu truyền đến Nghệ thuật múa của dân tộc Việt xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm.
MAI VĂN HOAN
Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.
TRẦN ĐÌNH BA
1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.
CAO THỊ HOÀNG
1.
Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn.
VĨNH AN
Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.
TRUNG SƠN
I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.
NGUYÊN HƯƠNG
Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.
TRƯỜNG AN
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời…”
PHƯỚC VĨNH
Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức…
VÕ VINH QUANG
Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.
NGUYỄN CAO THÁI
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệp và Song thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?
HOÀI VŨ
* Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.
THẢO QUỲNH
Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.
Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
THANH BIÊN (*)
NGUYỄN THÀNH
Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)