Giữ lấy nếp làng

14:57 23/09/2011
Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Ở góc độ nào đó, có thể khẳng định, nông thôn nước ta vài năm trở lại đây đã có những bước chuyển mình đáng kể. Đó là sự chuyển mình về đời sống kinh tế, cơ sở hạ tầng, đặc biệt người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin, nâng cao trình độ tri thức. Hệ thống phát thanh, truyền hình đã giúp người dân cập nhật thông tin, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật có chất lượng... Điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng sủa khắp nẻo đường làng... Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển như thế những người từng sinh ra và lớn lên từ làng quê vẫn đau đáu trong lòng khi nông thôn đang đánh mất dần đi bản sắc của mình từ nếp sống cho đến kiến trúc làng quê.

Nguồn: channelvn.net

Thực tế đã nhiều năm nay, đi tìm cho làng quê Việt một mô hình phát triển nhằm giữ hồn cốt của nó vẫn đang được các cơ quan chức năng thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc thực hiện vẫn chỉ dừng ở vài nét chấm phá và xây dựng mô hình theo kiểu “quyết toán kinh phí đề án”. Bởi bất cập lớn nhất lại chính là quy hoạch nông thôn vẫn đang ở mức “dò đường”. Nhắc đến vấn đề này, người ta lại nhớ đến người kỹ sư tài danh Hoàng Như Tiếp từng thành công khi thiết kế Khu Tam Thiên Mẫu ở Hưng Yên. Mặc dù công trình đã được thiết kế cách đây 40 năm nhưng đến giờ vẫn được coi là hình mẫu lý tưởng. Một “hương trấn” của Trung Quốc tại nước ta. Tuy nhiên, với nhiều lý do mà mô hình chưa được hoàn thiện và từ đó đến nay mô hình nông thôn dẫu được nhắc đến nhiều song vẫn chưa có một mô hình nào thống nhất. Chính vì lẽ đó, bộ mặt nông thôn dù đã thay da đổi thịt nhưng cảm nhận chung vẫn là sự “lủng củng” về kiến trúc. Hình ảnh một kiến trúc nhà vài ba tầng độ xộ, cổng kín tường cao bên luỹ tre làng dường như không là điều lạ lẫm. Ngay như Làng cổ Đường Lâm thực tế vẫn đang diễn ra. Sự phá vỡ kiến trúc làng quê đối với không ít người dân như lẽ thường tình chỉ vì họ có nhu cầu ở nhà rộng hơn, thuận tiện hơn...

Nhiều người con xa quê khi trở về làng trong lòng vô cùng tiếc nuối khi những nét đặc trưng làng Việt đã biến mất. Quá trình đô thị hóa đã làm cho kiến trúc làng Việt bị phá vỡ, biến dạng. Những làng lúa, làng hoa ngày ấy, giờ là những khu đô thị, khu chung cư cao tầng đông người; nhiều nơi không còn tìm đâu ra cây đa giếng nước mái đình… Những con đường làng ẩn mình dưới luỹ tre xưa đã được thay bằng con đường bê tông phẳng lỳ, nhà cao tầng đua chen mọc san sát bên đường. Trước đây, ở làng quê, mỗi nhà chỉ cách nhau cái “giậu mồng tơi”, rất dễ tìm đến nhau để chia sẻ, giờ được ngăn cách bằng tường cao, tình làng nghĩa xóm cũng theo đó mà nhạt dần. Nhiều làng quê vùng ven đô, do giá đất lên cao ngất ngưởng nhiều gia đình đua nhau bán cả đất vườn, theo đó những làng nghề truyền thống “vang bóng một thời” cũng vì thế mà biến mất.

Bên cạnh đó, nếp sống làng quê nay cũng đã có nhiều thay đổi. Nét đẹp văn hóa làng xưa là tính cố kết cộng đồng. Người làng, người quê thường chân chất, mộc mạc nhưng trọng nghĩa, trọng tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau... Thế nhưng khi nông thôn thay đổi thì nếp làng và tình làng nghĩa xóm cũng ít nhiều phai nhạt. Ảnh hưởng của lối sống Tây hóa mô hình gia đình đa thế hệ ở nông thôn cũng đang mất dần. Nhiều làng quê nghèo giờ rơi vào cảnh đìu hiu thiếu vắng người trẻ tuổi, phụ nữ. Chủ yếu là người già, trẻ con nương tựa vào nhau. Một cuộc sống như thế rất khó duy trì nếp sinh hoạt gia đình, dòng tộc như xưa…Và hơn thế, các sinh hoạt văn hoá cộng đồng ngày càng thưa vắng hoặc mai một dần và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông thôn...

Đành rằng, khi xã hội phát triển, nông thôn cũng thay đổi để thích nghi thời cuộc mới. Song để sự phát triển đó không mang tính tự phát, phá vỡ nét đẹp truyền thống của làng quê rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Từng có ý kiến cho rằng, để bảo vệ làng Đường Lâm, di tích lịch sử đã có vài trăm tuổi tại sao chính quyền và cơ quan chức không quy hoạch bên cạnh đó một ngôi làng mới liên thông với làng cổ. Qua đó, người dân vừa bảo tồn được làng cổ vừa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Hơn thế, họ còn có thể tận dụng làng cổ để làm du lịch tốt hơn, tạo thu nhập ổn định thường xuyên cho người dân.

Làm gì để vừa xây dựng văn hoá mới vừa giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời…Thiết nghĩ, có lẽ một trong những điều cần quan tâm nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về kiến trúc và không gian văn hóa làng... Hy vọng với việc triển khai thực hiện tổng thể Đề án “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” sẽ tạo ra nhiều đổi thay cho nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và nhất là sẽ gìn giữ, dung dưỡng những nét đẹp văn hoá của làng quê Việt.

Theo Đinh Loan – DBND






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong tháng Năm này, cả nước tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.

  • Dư luận đang lo lắng về việc rớt giá thê thảm của khối C. Khối C đã thật sự bị sĩ tử thẳng thừng từ chối, điều đó cho thấy rằng xã hội đang quay lưng… đằng sau đó có những hệ lụy gì?

  • Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

  • Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.

  • Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.

  • “Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.

  • Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.

  • I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.

  • Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.

  • Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.

  • Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

  • Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.

  • Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

  • Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.

  • (Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.

  • Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.

  • Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.