Giữ lấy nếp làng

14:57 23/09/2011
Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Ở góc độ nào đó, có thể khẳng định, nông thôn nước ta vài năm trở lại đây đã có những bước chuyển mình đáng kể. Đó là sự chuyển mình về đời sống kinh tế, cơ sở hạ tầng, đặc biệt người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin, nâng cao trình độ tri thức. Hệ thống phát thanh, truyền hình đã giúp người dân cập nhật thông tin, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật có chất lượng... Điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng sủa khắp nẻo đường làng... Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển như thế những người từng sinh ra và lớn lên từ làng quê vẫn đau đáu trong lòng khi nông thôn đang đánh mất dần đi bản sắc của mình từ nếp sống cho đến kiến trúc làng quê.

Nguồn: channelvn.net

Thực tế đã nhiều năm nay, đi tìm cho làng quê Việt một mô hình phát triển nhằm giữ hồn cốt của nó vẫn đang được các cơ quan chức năng thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc thực hiện vẫn chỉ dừng ở vài nét chấm phá và xây dựng mô hình theo kiểu “quyết toán kinh phí đề án”. Bởi bất cập lớn nhất lại chính là quy hoạch nông thôn vẫn đang ở mức “dò đường”. Nhắc đến vấn đề này, người ta lại nhớ đến người kỹ sư tài danh Hoàng Như Tiếp từng thành công khi thiết kế Khu Tam Thiên Mẫu ở Hưng Yên. Mặc dù công trình đã được thiết kế cách đây 40 năm nhưng đến giờ vẫn được coi là hình mẫu lý tưởng. Một “hương trấn” của Trung Quốc tại nước ta. Tuy nhiên, với nhiều lý do mà mô hình chưa được hoàn thiện và từ đó đến nay mô hình nông thôn dẫu được nhắc đến nhiều song vẫn chưa có một mô hình nào thống nhất. Chính vì lẽ đó, bộ mặt nông thôn dù đã thay da đổi thịt nhưng cảm nhận chung vẫn là sự “lủng củng” về kiến trúc. Hình ảnh một kiến trúc nhà vài ba tầng độ xộ, cổng kín tường cao bên luỹ tre làng dường như không là điều lạ lẫm. Ngay như Làng cổ Đường Lâm thực tế vẫn đang diễn ra. Sự phá vỡ kiến trúc làng quê đối với không ít người dân như lẽ thường tình chỉ vì họ có nhu cầu ở nhà rộng hơn, thuận tiện hơn...

Nhiều người con xa quê khi trở về làng trong lòng vô cùng tiếc nuối khi những nét đặc trưng làng Việt đã biến mất. Quá trình đô thị hóa đã làm cho kiến trúc làng Việt bị phá vỡ, biến dạng. Những làng lúa, làng hoa ngày ấy, giờ là những khu đô thị, khu chung cư cao tầng đông người; nhiều nơi không còn tìm đâu ra cây đa giếng nước mái đình… Những con đường làng ẩn mình dưới luỹ tre xưa đã được thay bằng con đường bê tông phẳng lỳ, nhà cao tầng đua chen mọc san sát bên đường. Trước đây, ở làng quê, mỗi nhà chỉ cách nhau cái “giậu mồng tơi”, rất dễ tìm đến nhau để chia sẻ, giờ được ngăn cách bằng tường cao, tình làng nghĩa xóm cũng theo đó mà nhạt dần. Nhiều làng quê vùng ven đô, do giá đất lên cao ngất ngưởng nhiều gia đình đua nhau bán cả đất vườn, theo đó những làng nghề truyền thống “vang bóng một thời” cũng vì thế mà biến mất.

Bên cạnh đó, nếp sống làng quê nay cũng đã có nhiều thay đổi. Nét đẹp văn hóa làng xưa là tính cố kết cộng đồng. Người làng, người quê thường chân chất, mộc mạc nhưng trọng nghĩa, trọng tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau... Thế nhưng khi nông thôn thay đổi thì nếp làng và tình làng nghĩa xóm cũng ít nhiều phai nhạt. Ảnh hưởng của lối sống Tây hóa mô hình gia đình đa thế hệ ở nông thôn cũng đang mất dần. Nhiều làng quê nghèo giờ rơi vào cảnh đìu hiu thiếu vắng người trẻ tuổi, phụ nữ. Chủ yếu là người già, trẻ con nương tựa vào nhau. Một cuộc sống như thế rất khó duy trì nếp sinh hoạt gia đình, dòng tộc như xưa…Và hơn thế, các sinh hoạt văn hoá cộng đồng ngày càng thưa vắng hoặc mai một dần và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông thôn...

Đành rằng, khi xã hội phát triển, nông thôn cũng thay đổi để thích nghi thời cuộc mới. Song để sự phát triển đó không mang tính tự phát, phá vỡ nét đẹp truyền thống của làng quê rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Từng có ý kiến cho rằng, để bảo vệ làng Đường Lâm, di tích lịch sử đã có vài trăm tuổi tại sao chính quyền và cơ quan chức không quy hoạch bên cạnh đó một ngôi làng mới liên thông với làng cổ. Qua đó, người dân vừa bảo tồn được làng cổ vừa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Hơn thế, họ còn có thể tận dụng làng cổ để làm du lịch tốt hơn, tạo thu nhập ổn định thường xuyên cho người dân.

Làm gì để vừa xây dựng văn hoá mới vừa giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời…Thiết nghĩ, có lẽ một trong những điều cần quan tâm nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về kiến trúc và không gian văn hóa làng... Hy vọng với việc triển khai thực hiện tổng thể Đề án “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” sẽ tạo ra nhiều đổi thay cho nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và nhất là sẽ gìn giữ, dung dưỡng những nét đẹp văn hoá của làng quê Việt.

Theo Đinh Loan – DBND






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ở thời điểm này, có thể rất nhiều người đang muốn hỏi một câu: Bộ trưởng Y tế của các quốc gia trên thế giới thường từ chức vì lý do như thế nào?

  • Việt Nam cũng có sự “phân biệt chủng tộc”. Báo chí nước ngoài bảo vậy. Cái “chủng tộc” ở đây được phân định bằng hộ khẩu.

  • Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...

  • NGUYỄN CƯƠNG

    Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

  • Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

  • TÂM VĂN

    Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

  • LƯU THỦY

    Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

  • Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

  • Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.

  • Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

     

  • Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.

  • 39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn. 

  • Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.

  • Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

  • Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

  • Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

  • TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    LÊ VĂN LÂN

  • 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,  hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. 

  • HỒ TƯ

    Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.