Chiều ngày 23/4, tại Tạp chí Sông Hương, Chiều 23/4, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức chương trình giới thiệu tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà tai buổi giới thiệu tuyển tập " Thời tôi mặc áo lính"
Bộ tiểu thuyết " Thời tôi mặc áo lính " gồm 4 cuốn, dày hơn 2500 trang do NXB Thanh Niên ấn hành với nhiều tác phẩm như Lửa kinh thành, Nhật ký Đông Sơn, Tiếng thở dài của đất, Sông dài như kiếm, Vùng lõm, Thân Trọng Một, Người điệp báo quả cảm…
Bộ tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng từ năm 1967 đến năm 1975. Và hiện thực cuộc chiến được kể lại với bút pháp trần thuật, gần như là ghi chép lại cuộc sống thời chiến. Bởi vậy tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà rất gần với thể loại bút ký, truyện ký...
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi giới thiệu sách |
Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế: Hiện thực chiến tranh cách mạng trong tiểu thuyết của Nhà văn Nguyễn Quang Hà là hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt, kẻ thù hiện lên đúng bản chất xâm lược, tham tàn. Bên cạnh đó, các nhân vật thuộc về nhân dân hiện lên bình dị, sống chí tình chí nghĩa, lạc quan, bao dung, độ lượng, từ nhân dân bước vào cuộc chiến với ý chí và niềm tin tất thắng…Hình ảnh các chiến sĩ cách mạng, nhân dân cách mạng hiện lên là những người dũng cảm, gan dạ, thông minh, mưu trí, giàu lòng yêu nước, yêu thương đồng đội, người thân…
![]() |
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương tặng hoa chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Thông qua ngòi bút đầy ắp chủ nghĩa nhân đạo, các chi tiết nghệ thuật và hiện thực nghiệt ngã của cuộc chiến, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã tái hiện lại bao bi thương đau đớn của chiến tranh, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tinh thần bất khuất đó đã làm cho cuộc chiến thống nhất đất nước đi tới thắng lợi cuối cùng.
![]() |
Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Chủ tịch Hội Nhà văn TT Huế tặng hoa chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà nguyên là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, Nhà văn Nguyễn Quang Hà trong cuộc đời cầm bút hơn 60 năm đã viết nhiều thể loại: báo chí, bút ký, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Nguyễn Quang Hà đã có 30 đầu sách với 20 tiểu thuyết, 3 tập thơ, 7 tập truyện ngắn, bút ký và hơn 50 kịch bản phim truyện, phim tài liệu, nghệ thuật. Không chỉ viết văn, làm thơ, ông còn viết nhiều phóng sự dài đấu tranh với những bất công, ngang trái được dư luận xã hội quan tâm, khẳng định phẩm giá, bản lĩnh của người cầm bút dám nói thẳng nói thật vì sự tiến bộ xã hội.
![]() |
Bộ Tiểu thuyết " Thời tôi mặc áo lính của nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Quang Hà đều viết về chiến tranh, viết về miền đất và con người xứ Huế - nơi ông đã sống, chiến đấu thời tuổi trẻ và nơi ông chọn để sống đến cuối đời. Nhà văn Nguyễn Quang Hà được nhắc đến như một cây bút chủ lực viết về đề tài chiến tranh cách mạng của văn chương Việt Nam đương đại. Qua những trang tiểu thuyết của ông, thế hệ lớn lên sau chiến tranh càng hiểu thấu đáo về cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đầy tự hào của dân tộc.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà trao tặng tác phẩm cho Thư viện Tổng hợp tỉnh, Trường THPT chuyên Quốc Học và Trường THPT Hai Bà Trưng |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà có đến 8 năm sống và chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên (1967-1975) - là nơi được xem là ác liệt nhất, là vùng giáp ranh, tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Ông tận mắt chứng kiến những hành động dũng cảm, trí thông minh, tinh thần chịu đựng gian khổ, Đức hi sinh của cán bộ chiến sĩ quân giải phóng, chính điều này đã thôi thúc ông cầm bút và trở thành một trong những nhà văn hiếm hoi chủ yếu viết về chiến tranh trên văn đàn hiện nay.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà từng hai lần đạt giải ký báo văn nghệ. Tác phẩm " Thân Trọng Một - con người huyền thoại " Và tiểu thuyết " Vùng Lõm " Được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam...
Phương Anh
SHO - Chiều ngày 11/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim Đức tại Việt Nam lần thứ 3 và lần thứ 2 tại thành phố Huế, buổi họp báo diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí - Số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 7/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh - ảnh với chủ đề “Biển đảo quê hương”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Đây là thành quả đợt đi thực tế sáng tác của các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế tại biển đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
SHO - Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, chiều ngày 30/8 (14/7 Âm lịch), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức buổi Lễ Cài hoa hồng và chương trình văn nghệ mừng Vu Lan, diễn ra tại số 15 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh thêu “Tâm Kinh mùa báo hiếu” của nghệ nhân Lê Văn Kinh, diễn ra tại 15 Lê Lợi, thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 26/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học Quảng Điền 2012, buổi bế mạc diễn ra trên du thuyền trong không gian thơ mộng của Phá Tam Giang.
SHO - Chiều ngày 18/8, Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc (Hương Thủy) năm 2012, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin thị xã Hương Thủy.
SHO - Tiếp sau cuộc Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại thành phố Hồ Chí Minh hết sức thành công, tối 16/8, buổi Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại Đà Lạt đã được tổ chức tại khán phòng Nhà Sáng tác VHNT Đà Lạt, số 2 Yên Thế. Đến dự, có đông đảo các cộng tác viên của Tạp chí tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng…, từ Trường đại học Đà Lạt, đại diện các Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại Đà Lạt, Bảo Lộc - Lâm Đồng…
SHO - Chiều 15/6/2012, Phòng triển lãm tranh “Màu trong sương” đã được tổ chức khai mạc tại sảnh đường Khách sạn Đà Lạt Hoàng Gia, 80A đường Nguyễn Chí Thanh, Đà Lạt.
SHO - Chiều ngày 11/8, tại Nhà hàng Đất Phương Nam, số 46 đường Huỳnh Tịnh Của, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dịp để Tạp chí Sông Hương gửi lời tri ân đến các cộng tác viên, những người đã gắn bó, góp phần làm nên văn hiệu của Tạp chí trong từng giai đoạn phát triển.
SHO - Sáng ngày 11/8, Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy phối hợp với Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc năm 2012, diễn ra tại xã Thủy Bằng, Hương Thủy.
SHO - Chiều ngày 03/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật viết về đề tài Nông thôn mới năm 2012.
Chiều ngày 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế và UBND huyện Phong Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Trẻ năm 2012, diễn ra tại hội trường UBND huyện.
Chiều ngày 25/7, Liên hiệp các hội VHNT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác Mỹ thuật 2012 với chủ đề Biển đảo quê hương.
SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.
SHO - Chiều 20/7, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Khai mạc trại sáng tác mỹ thuật Biển đảo quê hương và phòng triển lãm tranh Gặp gỡ tháng bảy của các họa sỹ Hà Nội và Thừa Thiên Huế, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 15/7, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Thư gửi con” của TS. Thái Kim Lan, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế.
SHO - Tối ngày 14/7, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
>> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 về việc thành lập Bảo tàng Văn hoá Huế trên cơ sở nâng cấp Nhà bảo tàng Huế.
SHO - Là một trong ba công trình phục vụ tế lễ do nhà Nguyễn lập ra gồm: Đàn Nam Giao để tế Trời, Đàn Xã Tắc để tế Đất và Đàn Âm hồn để tế vong hồn những người hy sinh vì nước trong ngày Kinh đô thất thủ 23/5 Ất Dậu -1885. Quan trọng là vậy nhưng đến thời điểm này, Đàn Âm hồn vẫn chưa được các cơ quan chức năng công nhận là di tích và đang bị xâm hại...