Giới thiệu tuyển tập " Thời tôi mặc áo lính của nhà văn Nguyễn Quang Hà

18:22 23/04/2023

Chiều ngày 23/4, tại Tạp chí Sông Hương, Chiều 23/4, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức chương trình giới thiệu tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.

Nhà văn Nguyễn Quang Hà tai buổi giới thiệu tuyển tập " Thời tôi mặc áo lính"

Bộ tiểu thuyết " Thời tôi mặc áo lính "  gồm 4 cuốn, dày hơn  2500 trang do NXB Thanh Niên ấn hành với nhiều tác phẩm như Lửa kinh thành, Nhật ký Đông Sơn, Tiếng thở dài của đất, Sông dài như kiếm, Vùng lõm, Thân Trọng Một, Người điệp báo quả cảm…

Bộ tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng từ năm 1967 đến năm 1975. Và hiện thực cuộc chiến được kể lại với bút pháp trần thuật, gần như là ghi chép lại cuộc sống thời chiến. Bởi vậy tiểu thuyết Nguyễn Quang Hà rất gần với thể loại bút ký, truyện ký...

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi giới thiệu sách


Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế: Hiện thực chiến tranh cách mạng trong tiểu thuyết của Nhà văn Nguyễn Quang Hà là hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt, kẻ thù hiện lên đúng bản chất xâm lược, tham tàn. Bên cạnh đó, các nhân vật thuộc về nhân dân hiện lên bình dị, sống chí tình chí nghĩa, lạc quan, bao dung, độ lượng, từ nhân dân bước vào cuộc chiến với ý chí và niềm tin tất thắng…Hình ảnh các chiến sĩ cách mạng, nhân dân cách mạng hiện lên là những người dũng cảm, gan dạ, thông minh, mưu trí, giàu lòng yêu nước, yêu thương đồng đội, người thân…

Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương tặng hoa chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà


Thông qua ngòi bút đầy ắp chủ nghĩa nhân đạo, các chi tiết nghệ thuật và hiện thực nghiệt ngã của cuộc chiến, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã tái hiện lại bao bi thương đau đớn của chiến tranh, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tinh thần bất khuất đó đã làm cho cuộc chiến thống nhất đất nước đi tới thắng lợi cuối cùng.

Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Chủ tịch Hội Nhà văn TT Huế tặng hoa chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà


Nhà văn Nguyễn Quang Hà nguyên là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, Nhà văn Nguyễn Quang Hà trong cuộc đời cầm bút hơn 60 năm đã viết nhiều thể loại: báo chí, bút ký, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Nguyễn Quang Hà đã có 30 đầu sách với 20 tiểu thuyết, 3 tập thơ, 7 tập truyện ngắn, bút ký và hơn 50 kịch bản phim truyện, phim tài liệu, nghệ thuật. Không chỉ viết văn, làm thơ, ông còn viết nhiều phóng sự dài đấu tranh với những bất công,  ngang trái được dư luận xã hội quan tâm, khẳng định phẩm giá, bản lĩnh của người cầm bút dám nói thẳng nói thật vì sự tiến bộ xã hội.

Bộ Tiểu thuyết " Thời tôi mặc áo lính của nhà văn Nguyễn Quang Hà


Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Quang Hà đều viết về chiến tranh, viết về miền đất và con người xứ Huế - nơi ông đã sống, chiến đấu thời tuổi trẻ và nơi ông chọn để sống đến cuối đời. Nhà văn Nguyễn Quang Hà được nhắc đến như một cây bút chủ lực viết về đề tài chiến tranh cách mạng của văn chương Việt Nam đương đại. Qua những trang tiểu thuyết của ông, thế hệ lớn lên sau chiến tranh càng hiểu thấu đáo về cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đầy tự hào của dân tộc.

Nhà văn Nguyễn Quang Hà trao tặng tác phẩm cho Thư viện Tổng hợp tỉnh, Trường THPT chuyên Quốc Học và Trường THPT Hai Bà Trưng 


Nhà văn Nguyễn Quang Hà có đến 8 năm sống và chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên (1967-1975) - là nơi được xem là ác liệt nhất, là vùng giáp ranh, tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Ông tận mắt chứng kiến những hành động dũng cảm, trí thông minh, tinh thần chịu đựng gian khổ, Đức hi sinh của cán bộ chiến sĩ quân giải phóng, chính điều này đã thôi thúc ông cầm bút và trở thành một trong những nhà văn hiếm hoi chủ yếu viết về chiến tranh trên văn đàn hiện nay.

 

Nhà văn Nguyễn Quang Hà từng hai lần đạt giải ký báo văn nghệ. Tác phẩm " Thân Trọng Một - con người huyền thoại " Và tiểu thuyết " Vùng Lõm " Được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam...

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vào chiều 02/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của Trường Đại học Chaing Rai Rajabhat phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức  khai mạc triển lãm các tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan. Cuộc triển lãm cũng là dịp  nhằm giới thiệu mỹ thuật và văn hóa Thái đương đại đến với cộng đồng người Việt.

  • Khi tác giả Lai rai món Huế đến nhà với tập bản thảo trong tay, thấy tôi đang bưng bê rổ gừng xắt lát, anh nói ngay: “Làm mứt chị nhớ đừng dùng nước máy ngâm gừng, luộc gừng, mà phải dùng nước sông, nước mưa, nước giếng, gừng mới sáng đẹp”!? 

  • Tối ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT - Huế phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Huế  đã tổ chức Liên hoan âm nhạc các thành phố kết nghĩa bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chi Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bắc Ninh.

  • SHO - Hưởng ứng tuần lễ trưng bày tôn tượng Phật ngọc Trần Nhân Tông tại Huế, vào chiều 19/3, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Hướng Thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành. 

  • SHO - Chiều ngày 18/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Văn phòng đại diện NXB Văn học Đà Nẵng - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức chương trình Đêm đàn bà, giới thiệu 2 cuốn sách của  của nhà thơ Đinh Hoàng Anh, tại Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay.

  • SHO - Chiều 16/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tổng kết bế mạc đợt thâm nhập thực tế sáng tác về đề tài Biển đảo quê hương năm 2013 tại trụ sở 26 Lê Lợi, Tp Huế.

  • Sáng 14/3, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT TT- Huế, Hội Nhiếp ảnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà và Đặng tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Ít ai biết rằng, cầu Trường Tiền - biểu trưng của thành phố Huế thơ mộng lại liên quan tới một võ tướng xứ Nghệ. Và cái tên Trường Tiền cũng xuất phát từ một xưởng đúc tiền nổi tiếng một vùng của võ tướng này.

  • Chiều ngày 13/3/2003, tại trường Đại học Sư phạm Huế, Nhà Xuất bản Văn học - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng kết hợp với Chi hội Khoa học lịch sử - Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức ra mắt, giới thiệu hai cuốn sách mới xuất bản là  “Đặng Huy Trứ - Nhà tri thức chân chính của dân tộc và thời đại” và “Đặng Văn Hòa vị dân chí kế”.

  • SHO - Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Huế. 

  • SHO - Chiều ngày 7/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Hội Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm tranh các nữ họa sỹ Thừa Thiên Huế lần thứ XVII.

  • SHO - Gợi - Đó là tên phòng tranh của nhóm các họa sỹ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Cà phê Tranh DAMA.TRY gallery phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 02/3 tại số 42 Hải Triều, Huế.

  • Chiều ngày 27/02/2013, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15 A Lê Lợi - Huế, Ban điều hành Trung  tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu một sử liệu quan trọng liên quan đến đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” - do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày.

  • Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “Mùa xuân, tuổi trẻ và tổ quốc”.

  • Trong chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, vào tối ngày 23/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Sở văn hóa thể thao & du lịch Thừa Thiên Huế, Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay đã phối hợp tổ chức Đêm thơ Mùa xuân – Tuổi trẻ & Tổ quốc.

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (13 tháng giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế, Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, Trường Đại học sư phạm Huế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế  đã phối hợp tổ chức đêm thơ giao lưu sinh viên - học sinh Huế.

  • Viếng mộ thi nhân là một hoạt động thường niên vào mỗi dịp Nguyên Tiêu của văn nghệ sĩ Cố đô Huế, nhằm tri ân các thế hệ đã đóng góp cho nền thơ ca của tỉnh nhà và đất nước. 

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (12 tháng giêng năm Quý Tỵ), Phòng Văn hóa & Thông tin, Đoàn TNCS HCM thị xã Hương Trà phối hợp với Câu lạc bộ thơ Sông Bồ đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Mùa xuân – Tuổi trẻ và Tổ quốc”.

  • Chào mừng Xuân mới 2013 và Tết Quý Tỵ, triển lãm “Tháng Giêng” đã được khai mạc vào chiều 5/2, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương.

  • Sáng 05/02,  nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của nhà thơ, liệt sỹ Ngô Kha, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Thành đoàn Huế cùng bạn bè thân hữu và gia đình của Ngô Kha đã tổ chức buổi ra mắt tập sách Ngô Kha - hành trình thơ, hành trình dấn thân & ngôi nhà vĩnh cửu tại hội trường của Thành đoàn Huế.