Chiều ngày 27 – 09 – 2013, tại trụ sở của Tạp chí Sông Hương, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tác phẩm “Ngủ giữa trùng sơn” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang. Đến dự có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình lý luận, đông đảo bạn đọc cùng phóng viên báo chí.
Các nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phạm Nguyên Tường và tác giả Lê Vũ Trường Giang tại buổi ra mắt sách
Lê Vũ Trường Giang là một tác giả hiện đang rất trẻ nhưng đã định hình cho mình một phong cách độc đáo trên văn đàn hiện nay. Là người viết đều trong nhiều thể loại như văn xuôi, thơ, phê bình, nghiên cứu văn hóa, ở thể loại nào Lê Vũ Trường Giang cũng đưa ra được những cái nhìn khác biệt của mình. Với sự khác biệt đó anh đã cộng tác với rất nhiều báo, tạp chí uy tín như Sông Hương, Văn Nghệ, Văn nghệ Quân Đội, Tiền Phong, Người đại biểu…
“Ngủ giữa trùng sơn” là tập truyện ngắn đầu tay của Lê Vũ Trường Giang, bao gồm chín truyện ngắn được triển khai với nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Những tác phẩm trong tập truyện này hầu hết dựa trên nền tư duy lịch sử, lấy lịch sử làm căn cốt để từ đó hướng tới những khả thể hư cấu, tạo ra những cách lý giải khác biệt về lịch sử và con người.
Nhận định về tác phẩm này, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho rằng: “Có nhiều cái khó cho một người viết trẻ trong bối cảnh văn học dung hợp nhiều trào lưu sáng tạo như hiện nay. Đi theo lối viết truyền thống hay hướng tới thi pháp hiện đại là cả một sự lựa chọn khó khăn. Nhưng trong chín truyện ngắn này, Lê Vũ Trường Giang đã thể hiện được sự vững vàng trong lối viết khi anh chọn cả hai hướng đi, vừa truyền thống vừa hiện đai. Lối viết truyền thống, đề tài lịch sử là căn nền để từ đó tác giả kết hợp nhiều thủ pháp của văn học hiện đại, hậu hiện đại như phân mảnh, lắp ghép, liên văn bản…”
Bất kể ở dòng thi pháp nào, truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang luôn thấm đẫm màu sắc của huyền thoại, nhà văn tìm về với huyền thoại, với lịch sử như đi tìm những tiếng nói đã mất, lôi kéo chúng về với thực tại để tạo ra những va chấn khác nhau. Trong những truyện ngắn mang dấu ấn của lối viết hậu hiện đại, tác giả trưng ra một thế giới của những đổ vỡ, chấn thương, thể hiện sự hoài nghi về chân lý và sự nỗ lực trong việc tìm đến cho truyện ngắn những kiểu cấu trúc lạ.
![]() |
Nhà văn Nguyên Quân tại buổi giới thiệu sách |
Tại buổi giới thiệu sách, nhà văn Nguyên Quân cho rằng: “Một tác giả trẻ lựa chọn đề tài lịch sử là cả một sự mạo hiểm, nó đòi hỏi bản lĩnh của người viết về kiến thức lịch sử, về cách biến lịch sử thành những hình tượng hư cấu làm sao để không trượt ra khỏi những cách lý giải sai lầm về quá khứ là một điều vô cùng khó khăn. Truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang đã thể hiện được sự vững vàng, cái thành công ở Ngủ giữa trùng sơn là việc người viết lấy lịch sử như một sự lựa chọn ban đầu nhưng nó không bị đóng khung trong cái chết của lịch sử mà bằng sự liên tưởng, sự tung tẩy của ngôn ngữ và khả năng nối kết không gian của nhà văn, Lê Vũ Trường Giang đã bước đầu vượt qua được những điều khó khăn của một người viết trẻ khi đi vào vùng đất mà người ta tưởng chừng như chỉ có những người viết từng trải mới thử sức mình…”
Nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng gọi “Ngủ giữa trùng sơn” là chín đoản khúc buồn về quá khứ. Cũng trong cách nhìn của nhà phê bình văn học này thì khi người viết trẻ viết lịch sử thì thường họ phải chịu một áp lực của sự “hoài nghi kép” từ phía độc giả, giới phê bình và chính ngay trong bản thân người cầm bút. Nhưng ở đây, theo Bùi Việt Thắng thì Lê Vũ Trường Giang đã thoát xa cái gọi là nệ thực, nghĩa là sự trung thành với lịch sử được quan niệm khác đi, sử chỉ là cái cốt, văn mới là cái hồn để tạo nên những câu chuyện có hồn cốt về quá khứ.
Là một thạc sỹ chuyên ngành lịch sử nhưng khi bước vào khai thác đề tài này, Lê Vũ Trường Giang đã thoát ra khỏi những kiểu nhìn khô cứng về lịch sử; dựa trên vốn kiến thức về quá khứ, về những điều tưởng chừng đã ngủ yên, tác giả làm sống lại, thậm chí hướng những điều tưởng chừng như xưa cũ trở nên có sức ám ảnh hơn, mở ra được nhiều chiều hướng ý nghĩa mới bởi tính chất lấp lửng của hình tượng, biểu tượng và ngôn từ.
![]() |
Nhà phê bình Trần Huyền Sâm tại buổi ra mắt sách |
Cũng trong buổi ra mắt sách, nhà phê bình Trần Huyền Sâm còn nhận thấy ở những truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang ngầm ẩn một không khí của tiểu thuyết, nghĩa là theo Trần Huyền Sâm, nếu Trường Giang nối những thông điệp của mình dài hơn, kéo không gian ra rộng hơn, tìm kiếm nhiều cách khai thác hình tượng hơn thì cách tư duy truyện ngắn của Trường Giang sẽ là cách tư duy của tiểu thuyết. Tiểu thuyết là địa hạt đòi hỏi sự làm chủ bút lực thực sự nên dù sao tiểu thuyết vẫn là một thể loại đòi hỏi sự công phu và trường độ của sức tưởng tưởng.
Trên báo Thừa Thiên Huế, nhà văn Trần Nguyên Sỹ cho rằng Ngủ giữa trùng sơn là truyện ngắn không những hay nhất tập mà còn là cái ngưỡng cho đến nay tác giả vẫn chưa vượt qua. Tác phẩm này đã đoạt giải truyện ngắn hay trong năm (2010) của Tạp chí Văn nghệ Quân Đội. Và cũng thời điểm này truyện ngắn Giọt úa đại ngàn của Trường Giang cũng được Tạp Chí Sông Hương trao giải nhì cho cuộc thi truyện ngắn nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ ở vùng đất cố đô.
Trả lời phỏng vấn của nhà văn Phong Điệp trên báo Văn nghệ trẻ, nhà văn Lê Vũ Trường Giang cho rằng người trẻ viết truyện lịch sử thường bị hoài nghi nhưng bản thân những người viết trẻ lại luôn hoài nghi lịch sử, lịch sử chỉ là sự thật tương đối. Chúng tôi còn quá trẻ để hiểu hết lịch sử nhưng chúng tôi tin rằng mình nuôi được một ngọn lửa cảm thức lịch đại để khi cần hóa thân vào đó và kể lại những câu chuyện thời nảo thời nao.
![]() |
Nhà phê bình văn học Phan Tuấn Anh tặng hoa chúc mừng nhà văn Lê Vũ Trường Giang |
Gửi lời tri ân tới bạn đọc, trong buổi ra mắt sách của mình, nhà văn Lê Vũ Trường Giang cũng đã tâm sự về nhiều cái khó trong quá trình viết. Nhưng trước hết đối với anh thì người viết phải đưa cái đẹp, cái hay lên trên hết. Anh cũng hi vọng rằng sẽ có những bứt phá mới của nền văn học mà những người trẻ đang tạo dựng.
PV
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).
Chiều ngày 14/7, tại văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2016 nhằm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.
Sáng 13/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (khóa XV) nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; thảo luận và cho ý kiến về Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020.
Sáng 29/6, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 11/6, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Sáng 11/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”.
Năm 2016, thành phố Huế của Việt Nam cùng 127 thành phố đến từ 21 quốc gia khác trên khắp các châu lục được đưa vào chiến dịch mạng xã hội Thành phố Xanh tôi yêu do cộng đồng bình chọn của WWF tổ chức từ 26-4. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thành phố lọt vào danh sách này.
Sáng 28-5, hội đồng họ Phạm VN phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945) tại TP Huế.
Chiều ngày 18/5, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm bộ sưu tâp áo dài xưa mang tên “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” của Tiến sĩ Thái Kim Lan và nghệ thuật sắp đặt đa phương tiện của Veronika Witte.
Sáng ngày 07 tháng 5, Khoa ngữ văn, Trường đại học khoa học – Đại học Huế đã tổ chức cuộc hội thảo: Thành tựu văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016). Hội thảo là sự gặp gỡ của nhiều kiến giải, nhận định từ các nhà nghiên cứu phê bình văn học về những thành tựu của văn học Việt Nam kể từ năm 1986 cho tới nay.
Tối 24/4, tại giảng đường I, Trường đại học Sư phạm Huế đã diễn ra lễ Bế mạc Liên hoan Âm nhạc Bắc miền Trung năm 2016.
Sáng 24/4, Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc trưng bày “Cổ vật nghìn năm kể chuyện”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2016. Đây là lần đầu tiên những dụng cụ lao động, trang sức có niên đại hơn 2.000 năm, kết hợp cùng đồ gốm cổ triều Nguyễn được trưng bày phục vụ du khách tại Huế.
Sáng ngày 23/4, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2016.
Chiều ngày 21/4, tại Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra Lế khai mạc triển lãm sách với chủ đề “ Huế - Trăm năm đời sách”. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Festival Huế 2016 và kỷ niệm ngày sách Việt Nam 21/4.
Chiều ngày 1/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, những người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các cựu nữ sinh Huế đã tổ chức Chương trình văn nghệ “Hãy yêu nhau đi”.
Chiều ngày 30/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh "NIỆM" để tưởng nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhân 15 năm ngày mất của nhạc sỹ (01/4/2001 - 01/4/2016).
Hòa trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Bính Thân; hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 14, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội Thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016 với chủ đề “Xuân về trên quê hương vào tối ngày 21/2”.
Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Bộ môn Lý luận Văn học, Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp tổ chức nhân một năm ngày mất của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 20/2/2016 tại Phòng Hội thảo, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế.
Sáng ngày 28/01, tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt cộng tác viên, tặng thường tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2015.
Chiều ngày 17-01-2015 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A-Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra buổi tọa đàm Đinh Cường- Thi sĩ của hoài Niệm trong Hội Họa.