5 năm sau khi nữ tác giả Svetlane Alexievich nhận giải Nobel văn học cho những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, bằng sự nỗ lực lớn đã tiếp tục giới thiệu các tác phẩm của bà. Hai cuốn sách được dịch và giới thiệu mới là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm” do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện.
Các dịch giả tham gia chia sẻ với bạn đọc trong tọa đàm tại Đường sách Nguyễn Bình hôm 18/7/2020. - Ảnh: TL
Cũng trong dịp này, một tọa đàm về những cuốn sách của nữ tác giả người Belarus cũng đã được tổ chức với sự chia sẻ của các dịch giả Phan Xuân Loan và Phạm Ngọc Thạch. Tọa đàm vừa diễn ra tại Đường sách Nguyễn Bình, Q1, TP Hồ Chí Minh với tên gọi “Những giọng nói không tưởng”.
3/5 cuốn sách trong bộ sách đoạt giải của Svetlane Alexievich được dịch mới và in lại có chỉnh sửa bổ sung với tinh thần lao động nghiêm cẩn và cầu thị từ các dịch giả bởi Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam - Đơn vị tổ chức buổi tọa đàm. Hai cuốn do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm”. Cuốn thứ ba, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl” trước đây đã được dịch giả Nguyễn Bích Lan chuyển ngữ và giới thiệu, tuy nhiên, do một số lí do mà chị chưa tiếp cận được bản thảo gốc tốt nhất, toàn vẹn nhất từ tác giả. Về điều này, đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cho biết: Năm 2016, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl” được dịch giả Nguyễn Bích Lan chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Anh mang tên “Voices from Chernobyl” của Keith Gessen, dựa trên nguyên tác được phát hành năm 1997. Năm 2013, tác giả Svetlana Alexievich đã cho tái bản tác phẩm này với sự chỉnh sửa, bổ sung đáng kể: cụ thể, bà đã bổ sung một chương tác giả tự phỏng vấn bản thân và phần “Thay cho lời kết” cùng một số câu, đoạn trong các cuộc độc thoại; bà cũng thay đổi hầu hết tên các cuộc độc thoại trong tác phẩm. Bởi thế, bản dịch tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Keith Gessen mà Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành năm 2016 không có phần chỉnh sửa - cập nhật này”. Sau đó, tiếp thu ý kiến của độc giả, “sự cố” đã được khắc phục và một bản dịch hoàn thiện, sát tinh thần của tác giả hơn được phối hợp thực hiện bởi chính dịch giả Nguyễn Bích Lan cùng dịch giả Phạm Ngọc Thạch, vốn là một chuyên gia dầu khí và cũng là một dịch giả tiếng Nga quen thuộc. Trong dịp này, cùng với sự ra mắt 2 tác phẩm mới của Svetlana Alexievich, Nhà xuất bản Phụ nữ đã in lại bản dịch mới của “Lời nguyện cầu Chernobyl”, với tinh thần trung thành hết mức có thể với nguyên tác và phần cập nhật đầy đủ.
Nhất quán về bút pháp với thể loại văn xuôi tư liệu của bộ sách “Những giọng nói không tưởng”, trong “Những nhân chứng cuối cùng”, Svetlana Alexievich chọn cách ghi lại lời những “nhân vật trẻ em” khi họ đã trưởng thành. Đây là một công việc hết sức khó khăn. Và tác giả đã làm như thế với cả trăm câu chuyện trẻ thơ, được kể lại bởi những người mà khi Chiến tranh Vệ quốc nổ ra, họ mới từ 4, 5 đến 12 tuổi. Hơn một trăm câu chuyện của những đứa bé sống ở Belarus – nằm sát biên giới Ba Lan, là nước đầu tiên trong khối Liên bang Xô viết bị phát xít Đức bất ngờ tấn công ngày 22/6/1941 đã được tái hiện trong cuốn sách.
“Người Nga chưa bao giờ lãng quên những năm tháng nặng nề nhất với số phận dân tộc mình. Bảy mươi hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, những tượng đài vẫn tiếp tục được lưu dấu. Bởi những người cựu binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc đã già lắm rồi, họ đến dự cuộc duyệt binh Chiến thắng mỗi năm một thưa dần. Con cháu họ cũng đã lớn, kí ức của các nhân chứng ngày càng ít đi này đang dần phôi phai. Và ở thế giới vẫn còn chiến tranh của chúng ta, những câu chuyện của các “nhân chứng cuối cùng” này, được gia cố thêm bằng những tượng đài kia, là một nỗ lực nhắc nhở”, dịch giả Phan Xuân Loan chia sẻ.
Còn “Những cậu bé kẽm” lại được nữ dịch giả này mô tả như “một lịch sử khác, một lịch sử được viết lại bằng câu chuyện của những người lính trở về từ chiến tranh và những người mẹ nhận con trở về từ những quan tài kẽm”.
Có thể nói, bộ sách của Svetlana Alexievich đã đề cập trực diện đến những vấn đề của nhân loại. Và việc Ủy ban Nobel lần đầu tiên vinh danh những tác phẩm ở thể phi hư cấu cũng đã mang lại những nhìn nhận mới về thể loại này.
Coi đây là hoạt động quan trọng nhất của đơn vị mình năm 2020, Bà Khúc Thị Hoa Phượng – Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đánh giá về bộ sách: “Đây là loạt sách khiến nhân loại phải "rúng động" với hàng ngàn bài phỏng vấn các nhân chứng và những người trong cuộc... của những sự kiện bi thảm nhất của nước Nga, cũng là của nhân loại… như Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Xô viết - Afghanistan, sự sụp đổ của Liên Xô, thảm họa hạt nhân Chernobyl...”.
Việc dịch và giới thiệu những tác phẩm của Svetlana Alexievich tại Việt Nam có ý nghĩa lớn và mang lại những ảnh hưởng nhất định về khuynh hướng viết phi hư cấu trong một số tác giả Việt Nam thời gian gần đây, cũng như việc nhìn nhận về thể loại này tại Việt Nam trong bạn đọc và giới phê bình văn học.
Vực dậy các hoạt động xuất bản và giới thiệu tác phẩm văn học là một khó khăn không chỉ với Việt Nam trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp trên toàn thế giới. Ngành xuất bản đóng băng và gặp những trở ngại về kinh doanh khi các hội chợ sách và hoạt động giới thiệu sách đều bị hoãn hoặc hủy. Có thể nói việc phát hành, giới thiệu cũng như tiến hành quảng bá các tác phẩm của Svetlana Alexievich là một nỗ lực của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam trong việc kết nối với bạn đọc ở thời điểm hiện nay.
Loạt sách 5 cuốn từng được nhận giải thưởng Nobel Văn chương năm 2015 của nữ nhà văn Svetlana Alexievich gồm: “Chiến tranh không có gương mặt phụ nữ” (1983), “Những nhân chứng cuối cùng” (1985), “Những cậu bé kẽm” (1989), “Lời nguyện cầu Chernobyl” (1997) và “Thời Second Hand” (2013). Trước đây, “Chiến tranh không có gương mặt phụ nữ” đã được Nhà sách Tao Đàn dịch và giới thiệu. Hiện còn cuốn “Thời Second Hand” dù đã có bản quyền nhưng đơn vị xuất bản chưa xin được giấy phép xuất bản tại Việt Nam. |
Theo Hải Hồ - VNQĐ
Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.
Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.
Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.
Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).
Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.
Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.
NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.
“Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.
Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.
Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.
Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).
Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).
Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.
Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.
Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.
Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...
Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.
Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.