Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2018 để ngỏ nhiều hạng mục

09:21 28/12/2018

Sáng 26/12/2018 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tổng kết hoạt động năm, trao giải thưởng văn học 2018 và kết nạp hội viên mới.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (giữa) nhận giải Thành tựu Văn học trọn đời - Ảnh: Hà Nội Mới

Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018 do Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Nguyễn Thị Thu Huệ trình bày có đoạn: Năm 2018 Hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động. Nhưng về cơ bản, BCH Hội là một tập thể dân chủ, tôn trọng sự khác biệt, thống nhất hành động và gắn kết với hội viên bằng tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề. Trong năm, Hội vẫn duy trì được kế hoạch công tác đã đề ra, tổ chức các buổi tọa đàm văn học, các chuyên đề mở rộng hàng tháng thiết thực, bổ ích và tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, mở trại sáng tác cho hội viên...

Lễ trao giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội luôn được bạn đọc và giới chuyên môn mong đợi. Vì đây là một giải thưởng có chất lượng, có uy tín, giữ được bản sắc riêng. Nhà thơ Trần Quang Quý, Phó Chủ tịch thường trực, Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn Hà Nội chia sẻ: Tình hình sáng tác văn học và tác phẩm văn học vẫn là mối quan tâm hàng đầu của giới văn học. Giải thưởng văn học cũng là một kênh để đo đếm tình hình đó cũng như chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Tác phẩm "Diệt vong" - Ảnh: Internet

Về giải thưởng văn học năm 2018, Hội đồng Văn xuôi đã đọc, sàng lọc và tập trung vào những cuốn sách nổi trội trong năm như: Ngày mai sương muối - tiểu thuyết của Trương Tư Tần Quỳnh,Cuộc cờ - tiểu thuyết của Phạm Quang Long, Chuyện ngõ nghèo - tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, Thời tôi sống của Trần Mai Hạnh, nhưng sau nhiều cân nhắc Hội đồng không tiến cử cuốn nào vào vòng chung khảo. Hội đồng Lý luận phê bình sau khi đọc kĩ không chọn tác phẩm nào vào vòng chung khảo. Hội đồng Thơ tiến cử 2 tập thơ Thức cùng sen trắng của Bế Kim Loan, Chấm nhỏcủa Lê Nguyễn Yên Phong nhưng cũng không tác phẩm nào dành được số phiếu quá bán. Hội đồng Văn học dịch đưa hai dịch phẩm vào xét giải: Diệt vong của Thomas Bernhard, Hoàng Đăng Lãnh dịch, Chốn cô độc của linh hồn của Yiyun Li, Khánh Trang dịch. Và cuốn Diệt vong đã được chọn.

Như vậy, giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay còn nhiều hạng mục để ngỏ như một sự “mất mùa” của văn học Thủ đô nhưng qua đó cũng thêm một lần khẳng định chất lượng của giải thưởng này.

Cũng trong buổi lễ, Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải Thành tựu Văn học trọn đời cho nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ông đã được biết đến với nhiều cuốn tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, văn hóa như: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Miền hoang tưởng... Trước đó, nhà văn cũng đã giành được các giải thưởng như: Giải thưởng Thăng Long (UBND TP Hà Nội), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội. Năm 2018, tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèocủa Nguyễn Xuân Khánh cũng đoạt giải Sách Hay, hạng mục Tác phẩm văn học. Thành tựu Văn học trọn đời là giải thưởng xứng đáng tôn vinh những cống hiến của nhà văn lão thành sinh năm 1933 này.

Nhân dịp này, Hội Nhà văn Hà Nội làm lễ kết nạp 34 hội viên mới, trong đó có 8 hội viên văn xuôi, 23 hội viên thơ, 2 hội viên văn học dịch, 1 hội viên lý luận phê bình.

Theo Tuấn Lam - VNQĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.

  • Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.

  • Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).

  • Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

  • “Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!

  • Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

  • Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim…  Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.

  • “Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...

  • Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.

  • Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.

  • Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.

  • Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.

  • Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.

  • “Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.

  • Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn  “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.

  • Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.

  • “Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.

  • “Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.

  • “Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.