Sáng 26/12/2018 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tổng kết hoạt động năm, trao giải thưởng văn học 2018 và kết nạp hội viên mới.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (giữa) nhận giải Thành tựu Văn học trọn đời - Ảnh: Hà Nội Mới
Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018 do Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Nguyễn Thị Thu Huệ trình bày có đoạn: Năm 2018 Hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động. Nhưng về cơ bản, BCH Hội là một tập thể dân chủ, tôn trọng sự khác biệt, thống nhất hành động và gắn kết với hội viên bằng tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề. Trong năm, Hội vẫn duy trì được kế hoạch công tác đã đề ra, tổ chức các buổi tọa đàm văn học, các chuyên đề mở rộng hàng tháng thiết thực, bổ ích và tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, mở trại sáng tác cho hội viên...
Lễ trao giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội luôn được bạn đọc và giới chuyên môn mong đợi. Vì đây là một giải thưởng có chất lượng, có uy tín, giữ được bản sắc riêng. Nhà thơ Trần Quang Quý, Phó Chủ tịch thường trực, Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn Hà Nội chia sẻ: Tình hình sáng tác văn học và tác phẩm văn học vẫn là mối quan tâm hàng đầu của giới văn học. Giải thưởng văn học cũng là một kênh để đo đếm tình hình đó cũng như chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Về giải thưởng văn học năm 2018, Hội đồng Văn xuôi đã đọc, sàng lọc và tập trung vào những cuốn sách nổi trội trong năm như: Ngày mai sương muối - tiểu thuyết của Trương Tư Tần Quỳnh,Cuộc cờ - tiểu thuyết của Phạm Quang Long, Chuyện ngõ nghèo - tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, Thời tôi sống của Trần Mai Hạnh, nhưng sau nhiều cân nhắc Hội đồng không tiến cử cuốn nào vào vòng chung khảo. Hội đồng Lý luận phê bình sau khi đọc kĩ không chọn tác phẩm nào vào vòng chung khảo. Hội đồng Thơ tiến cử 2 tập thơ Thức cùng sen trắng của Bế Kim Loan, Chấm nhỏcủa Lê Nguyễn Yên Phong nhưng cũng không tác phẩm nào dành được số phiếu quá bán. Hội đồng Văn học dịch đưa hai dịch phẩm vào xét giải: Diệt vong của Thomas Bernhard, Hoàng Đăng Lãnh dịch, Chốn cô độc của linh hồn của Yiyun Li, Khánh Trang dịch. Và cuốn Diệt vong đã được chọn.
Như vậy, giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay còn nhiều hạng mục để ngỏ như một sự “mất mùa” của văn học Thủ đô nhưng qua đó cũng thêm một lần khẳng định chất lượng của giải thưởng này.
Cũng trong buổi lễ, Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải Thành tựu Văn học trọn đời cho nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ông đã được biết đến với nhiều cuốn tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, văn hóa như: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Miền hoang tưởng... Trước đó, nhà văn cũng đã giành được các giải thưởng như: Giải thưởng Thăng Long (UBND TP Hà Nội), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội. Năm 2018, tiểu thuyết Chuyện ngõ nghèocủa Nguyễn Xuân Khánh cũng đoạt giải Sách Hay, hạng mục Tác phẩm văn học. Thành tựu Văn học trọn đời là giải thưởng xứng đáng tôn vinh những cống hiến của nhà văn lão thành sinh năm 1933 này.
Nhân dịp này, Hội Nhà văn Hà Nội làm lễ kết nạp 34 hội viên mới, trong đó có 8 hội viên văn xuôi, 23 hội viên thơ, 2 hội viên văn học dịch, 1 hội viên lý luận phê bình.
Theo Tuấn Lam - VNQĐ
Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!, Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.
Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.
Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.
Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.
Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.
Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8.
Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).
Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.
Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...
Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.
Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.
Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.
Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.
Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời, Trên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.
Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.
Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.