Giai thoại quanh ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng ở Huế

15:00 14/11/2013

Nếu như ở các địa phương khác việc thờ cúng loài chó chỉ mang ý nghĩa là thần canh cổng, trông coi nhà cửa, giúp trừ tà, cầu phúc, thì việc thờ cúng "Thiên Cẩu" ở hai thôn Phổ Trung, phổ Đông, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mang một ý nghĩa khác hẳn: Thờ chó đá gắn liền với những giai thoại ly kỳ về "linh khuyển" được trời ban xuống trần gian, được nhân dân trong thôn truyền miệng cho con cháu từ đời này sang đời khác. 

Miếu "Thiên Cẩu" được đặt ngay đầu thôn Phổ Đông.

Cách trung tâm TP. Huế không xa, dọc theo quốc lộ 49, sau rất nhiều lời hỏi thăm với vô số ngã rẽ chúng tôi tìm về hai thôn Phổ Trung và Phổ Đông. Ghé vào một quán nước ven đường, khi nghe chúng tôi hỏi về miếu thờ "linh khuyển", chủ quán cho biết: "Ở làng này có nhiều thôn lắm, nhưng mà miếu thờ Chó đá thì chỉ có ở hai thôn là Phổ Trung và Phổ Đông thôi, miếu được đặt ngay đầu thôn, dưới có một bệ thờ, trên có mái che để bảo vệ cho "ngài". Trong miếu có đĩa dâng, nhang đèn, trầu cau, ngày rằm, mùng một bà con tới đông lắm".

Theo lời chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến miếu thờ ngài "Thiên Cẩu", đó là hai ngôi miếu tuy nhỏ nhưng được chăm nom cẩn thận. Nếu như miếu thờ ở làng Phổ Đông là hình tượng chó đá màu vàng, với dáng ngồi khoan thai, tai dựng, mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng há, lưỡi lè, thì tượng chó đá ở làng Phổ Trung có màu đen, hơi nhổm bằng bốn chân, đuôi vắt vẻo, được dân làng che bằng một tấm khăn đỏ. Theo lời những bậc cao niên trong hai thôn miếu thờ "linh khuyển" đã tồn tại cách đây hàng trăm năm, từ thời các vị vua nhà Nguyễn trị vì.

Khi chúng tôi thắc mắc tại sao, người dân trong thôn lại thờ cúng loài chó làm con vật linh thiêng của thôn, thì được những người trong thôn Phổ Đông giải thích: "Theo lời người xưa kể lại, ngày ấy, do các điện thờ linh thiêng làng đối diện chiếu qua nên trong làng không có người đỗ đạt, thành danh. Các bô lão trong làng thỉnh ngài "Thiên Cẩu" về làng chính là để trấn giữ làng và phá thế "chiếu" của làng bên kia". Cụ Bùi Thị Con, năm nay đã ngoài 80 tuổi nói: "Thực hư câu chuyện đó như thế nào tui cũng không rõ nhưng các thế hệ sau này đều đỗ đạt thành danh và có công ăn việc làm".
Tại thôn Phổ Trung, chúng tôi gặp ông Võ Văn Mừng, người thường xuyên nhang khói miếu "Thiên Cẩu", ông  kể cho chúng tôi nghe nguồn gốc việc thờ cúng "ngài" đã có cách đây trên 100 năm. Xưa kia, dân làng Phổ Trung đều rất nghèo, không hiểu tại sao trong làng thường xuyên xảy ra hỏa hoạn. Những ngôi nhà tự nhiên bốc cháy mà không có lý do. Một hôm, trong ngôi nhà nhỏ của một người đàn ông làm nghề chài lưới, khi ông đang ăn cơm thì ngôi nhà bỗng dưng bốc cháy phừng phừng, ông chài hoảng quá liền hô hoán, cả làng ầm ầm kéo đến, người dùng xô, kẻ múc nước chuyền tay nhau dập lửa nhưng lạ thay, lửa gặp nước lại cháy càng hăng, người dân Phổ Trung thấy vậy thì kinh hồn bạt vía, ngỡ rằng gia đình ông Chài đang bị trời đày, liền bỏ chạy toán loạn. Bỗng dưng, một con chó trắng lao tới, sủa lên ba tiếng, ngọn lửa ngay lập tức được dập tắt trước sự ngỡ ngàng, sửng sốt của dân làng.

Ngày hôm ấy, vị trưởng làng Phổ Trung biết có điềm kỳ lạ bèn mời một thầy pháp về làm lễ lên đồng khấn tế. Sau một hồi làm lễ cũng bái, hai mắt thầy pháp trợn ngược, thần sắc phiêu linh, thầy phán rằng: "Các ngài bề trên thấy dân làng Phổ Trung cực khổ, cuộc đời trầm luân trong dòng nước đục, bèn phái vị "linh khuyển" xuống trần gian giúp đỡ chúng sinh". Nghe vậy, dân làng vô cùng sung sướng, liền lấy ngày mà gia đình ông Chài bị cháy là ngày "Thiên Cẩu" đồng thời cung kính lập miếu thờ, thỉnh "ngài" về đầu làng với mong muốn được "ngài" che chở".

Miếu thiêng không được mạo phạm

Các bậc cao niên của làng Phổ Trung cho biết, từ xa xưa những người trong làng rất tin vào sự linh thiêng của miếu "Thiên Cẩu", niềm tin mãnh liệt ấy được truyền từ đời này sang đời khác, họ cho biết, miếu thờ đã tồn tại  hàng trăm năm, trải qua nhiều biến cố, gắn bó với những thăng trầm của mảnh đất này nên nó kết tinh, tập trung linh khí của dân làng. Ông Võ Văn Mừng giải thích: "Không phải ngẫu nhiên mà dân làng lại tin tưởng vào sự linh thiêng của miếu "Thiên Cẩu" như vậy. Những câu chuyện gieo nhân nào gặp quả ấy và sự trừng phạt khi mạo phạm đến ngài "Thiên Cẩu" luôn được khẳng định và lan truyền đến tận ngày nay".

Ông Mừng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện từ thời ông bà ông kể lại: "Chuyện kể rằng, khi nhân dân thôn Phổ Trung lập miếu thờ "Thiên Cẩu" đã tạc một bức tượng “ngài” rất to bằng đá cẩm thạch đẹp đẽ, với dáng ngồi khoan thai, cao quý đầy uy nghiêm, miếu nằm ngay vị trí đắc địa của làng, hướng ra đường lớn. Trải qua mấy trăm năm, mặc cho những đổi dời của đất trời, tượng ngài "Thiên Cẩu" vẫn uy nghi, hoành tráng. Năm 1962, khi anh em Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Diệm thường xuyên đi lại từ  khu căn cứ Tân Mỹ (Thuận An) lên TP. Huế khi đi qua làng Phổ Trung, lần đầu nhìn thấy bức tượng "Thiên Cẩu", Ngô Đình Diệm mê mẩn.

Là em trai Diệm, Ngô Đình Cẩn nổi tiếng là tên bạo chúa miền Trung gian ác, khét tiếng tàn bạo, bên cạnh đó y còn là tay chơi nổi tiếng, chỉ nhìn qua bức tượng chó đá bằng cẩm thạch, y biết rằng đây là báu vật quý bèn sai quân lính đập phá miếu, bứng mang đi trong sự xót tiếc của người dân Phổ Trung. Chỉ một năm sau ngày Ngô Đình Diệm cướp đi bức tượng ngài "Thiên Cẩu", ông bị ám sát và qua đời. Người dân Phổ Trung có niềm tin rằng, Ngô Đình Diệm bị ám sát vì đã gây ra những tội ác tày trời khiến người dân phải sống cuộc sống lầm than, phần khác họ cũng tin rằng chính vì mạo phạm đến ngài "Thiên Cẩu" nên Diệm có kết cục bi thảm như vậy".

Bên cạnh câu chuyện về sự mạo phạm của anh em nhà họ Ngô, ông Mừng còn kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện khác về sự trừng phạt của miếu thiêng: "Sau ngày miếu bị đập phá, dân làng Phổ Trung dù cuộc sống khó khăn, vẫn gom góp nhau được một số tiền lớn, xây lại miếu thờ “ngài” và đưa tiền cho một ông thợ kép ở trong thôn  làm lại tượng ngài "Thiên Cẩu". Ngày qua ngày, khi ông thợ kép làm xong bức tượng dân làng ai cũng tức giận vì với số tiền lớn mà tượng "Thiên Cẩu" chỉ là viên đá lớn được tạo hình sơ sài, cẩu thả, phía dưới khắc một hàng chữ.

Vài ngày sau, khi vợ con ông thợ kép đi chợ ngang qua miếu thờ ngài, liền bị một hòn đá lớn từ đâu lăn tới nhằm vào khiến hai người ngã đùng, mẹ cụt tay, con gãy chân. Tối hôm ấy, khi ông thợ kép đang ngủ liền nhìn thấy bóng dáng một chú bạch cẩu chờn vờn quanh người, rồi phán: "Ngươi vì lòng tham mà bớt xén tiền của bà con cung kính lên ta, nay ta phạt vợ con ngươi không còn lành lặn". Ông thợ kép vì quá nể sợ liền hứa với bạch cẩu sẽ tạc lại một bức tượng mới, bức tượng còn tồn tại đến tận ngày nay”. Kể cho chúng tôi nghe xong về những giai thoại về ngài "Thiên Cẩu" ở làng, ông Mừng cũng cho biết thêm: “Rất khó để chứng minh được sự màu nhiệm trong tín ngưỡng của bà con trong thôn, nhưng khi có niềm tin, con người sẽ thoải mái và an tâm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn".  


Theo Bảo Bình (Người đưa tin)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • (SHO). Bộ VHTTDL vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc tổ chức Lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

  • (SHO) Bộ VHTTDL vừa có ý kiến thẩm định Báo cáo KTKT phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết của Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.

  • (SHO) Sáng nay, 19/2/2014, ông Trần Thanh Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, yêu càu cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tượng đài 11 cô gái Sông Hương.

  • Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.

  • Những cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm, tóc bạc trắng, lưng còng, rưng rưng lệ khi được dòng họ vinh danh nàng dâu hiếu thuận.

  • Hòa trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân mới, hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ - Tổ quốc, tối ngày 15/2/2014 ( tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền, Phòng Văn hóa huyện đã tổ chức chương trình thơ nhạc đầy cảm xúc.

  • (SHO) - Đêm thơ đã có sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà thơ đến từ Liên hiệp Các Hội VHNT tỉnh, Hội thơ Hương Giang, CLB Hương Thơ Xứ Huế, CLB thơ Hương Xuân, CLB thở Thuận Lộc, CLB thơ Bến Hẹn – Huế, CLB thơ Tam Giang. Tất cả tạo nên một không gian giao lưu, kết nối những tiếng vọng thơ nồng nàn trong đêm xuân rằm tháng Giêng...

  • Hàng chục năm qua, ngư dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã gắn bó với nghề “theo đuôi tôm, cá” trên phá Tam Giang. Nhờ cần mẫn mưu sinh và sự dám nghĩ, dám làm mà trong thôn xuất hiện nhiều “triệu phú” với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng... 

  • Nằm phía Đông Nam Kinh thành Huế, khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều địa điểm tâm linh độc đáo của Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.

  • Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tối ngày 13/02 (14 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Nghinh Lương Đình (Huế) đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ và Tổ quốc.

  • Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).

  • Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc (đại diện tại Thừa Thiên – Huế) cho biết, hoàng tử Vĩnh Diêu, vị hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn qua đời tại Houston, bang Texas, Mỹ lúc 12 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12-2.

     

  • Tuy khá bận rộn, nhưng Giám đốc NHCSXH tỉnh Trương Công Lân vẫn dành thời gian  Đoàn cán bộ truyền thông ở mãi tận Hà Nội, thực hiện một chuyến đi và viết về huyện A Lưới, miền đất biên giới bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

  • Có gần 300 người theo nghiệp dạy học, nên làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) còn được gọi là “làng gieo chữ”.

  • Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…

  • Hiện tại trong 6 lăng vua Nguyễn ở Huế đang còn tồn tại 10 con ngựa đá rất đẹp ở sân chầu dẫn vào khu mộ với nhiệm vụ canh giữ “hồn” xưa của vua.
     

  • 30 năm qua, anh lặng lẽ chăm chút ngựa như chăm chút con mình, cái nghiệp trông coi ngựa gắn người với ngựa cũng từ đó. Anh nói, cái nghề này, nếu không yêu nghề thì phải bỏ thôi, chứ công việc hoàn toàn khác hẳn, đòi hỏi phải tinh mắt, biết lắng nghe, siêng năng, cần cù…

     

  • Cổng Ngọ Môn Quan là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, đồng thời cũng là cổng chính và là bộ mặt của Đại Nội. Ý nghĩa của cổng Ngọ Môn là gì? Có phải là lối ngựa đi?

     

  • Quầy thư pháp Tràm hoa vàng của bà Trần Thị Cúc nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân và du khách yêu thư pháp. Họ đến để được nhìn ngắm nét bút tài hoa của người phụ nữ duy nhất ở mảnh đất cố đô theo nghiệp viết thư pháp.