Đối với mỹ thuật, trong nhiều năm qua, công tác lý luận phê bình vẫn bị xem là “dậm chân tại chỗ”, do có một thời gian dài chúng ta quá đặt nặng nội dung mà xem nhẹ hình thức, trong khi bất cứ nội dung nào cũng đều chứa đựng hình thức, và ngược lại. Bên cạnh đó, nhiều quan điểm nghệ thuật cứng nhắc, đã trở thành lối mòn mà chậm được thay đổi, gây nên hạn chế trong việc tiếp cận các trào lưu nghệ thuật của thế giới đương đại. Việc phê bình thì cứ phê bình, sáng tạo thì cứ sáng tạo, mạnh ai nấy làm, thiếu sự gắn kết với nhau vẫn đang tồn tại. Môi trường nghệ thuật thiếu sức lan toả cho công chúng, ví dụ tranh treo tại các galery thì hầu như bị “đóng khung” trong một không gian chật hẹp, bởi người thưởng ngoạn rất thưa thớt. Nhiều cuộc triển lãm tranh, trong đó có những lần được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, song cũng chỉ rầm rộ trong ngày cắt băng khai mạc; những ngày tiếp theo dần dần rơi vào không khí trầm mặc và quên lãng. Vậy thì rõ ràng, vai trò cầu nối giữa người sáng tạo với công chúng của những nhà lý luận phê bình đang còn nhiều khoảng trống. Một ví dụ nữa là, ở Huế đã ba lần mở trại sáng tác điêu khắc quốc tế; số tượng để lại tại các công viên là khá nhiều, và mang đầy đủ phong cách điêu khắc hiện đại của các châu lục, nhưng vớI công chúng thì vẫn cứ thờ ơ; một phần vì họ chưa hiểu hết, chưa đánh giá hết giá trị nghệ thuật của nó, và đang cần một sự định hướng về thẩm mỹ nghệ thuật. Đối với vấn đề giữa bản sắc dân tộc và tính hiện đại thì, cả người sáng tạo lẫn người phê bình hình như vẫn đang gặp nhiều lúng túng. |
NGUYỄN HUY THIỆP
Người xưa cho rằng văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh tế (kinh bang tế thế). Song, cũng thấy rõ tính chất phiêu lưu hiểm nguy của văn chương, bởi thế người xưa cũng hết lời khuyên răn đe nẹt nó.
NGUYỄN DƯ
NGUYỄN ĐÌNH THU
Xét trên những thi phẩm viết bằng chữ Hán của Đào Tấn, chúng tôi nhận thấy có đầy đủ biểu hiện của ba kiểu loại ứng xử nhà nho: hành đạo, ẩn dật và tài tử. Tuy nhiên xuyên suốt và đậm nét hơn cả vẫn là loại hình nhà nho hành đạo.
YẾN THANH
Tôi là một khối trầm tư
Hiện diện như thể một hư vô. Buồn
(thơ miên di)
(Tặng chị Ngọc - người đàn bà Huế lặng lẽ đứng sau những vầng thơ)
JACQUES SOHIER
Các chức năng của tính siêu văn bản rất đa dạng bao gồm chức năng châm biếm, chức năng đùa bỡn, chức năng mỹ học, ý thức hệ, chính trị hoặc triết học.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
(Kỳ cuối)
HỒ THẾ HÀ
Trần Vàng Sao là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ anh là tiếng nói giàu nhiệt huyết, xuất phát từ đáy lòng, hướng đến mọi người bằng giọng điệu giãi bày, tâm tình, chia sẻ. Nhưng mỗi tác phẩm của anh để lại dấu ấn thi pháp độc đáo, đặc biệt ở việc xây dựng tứ thơ và kiến trúc bài thơ, ở hình ảnh và sức liên tưởng bất ngờ.
PHẠM XUÂN NGUYÊN (thực hiện)
Năm 1990 phê bình văn học có gì được và có gì chưa được? Những người viết phê bình nào, bài viết phê bình nào, cuốn sách phê bình nào trong năm đáng khen hay đáng chê? Có thể chờ đợi gì ở phê bình sắp tới?
SƠN CA
Ngựa thép, ngay từ tên tiểu thuyết, đã tạo một cảm giác hoang dã, cứng và lạnh, ẩn chứa sự bạo liệt nhưng yếu mềm.
ĐỖ QUYÊN
(Thử một cách đọc bản thảo thơ: Trường hợp Những mùa hoa anh nói (*) của Trương Anh Tú)
NGUYỄN MẠNH TIẾN
(Lập trường Phong Hóa về xã hội nông thôn)
VŨ HIỆP
Nhà thơ Baudelaire từng viết rằng: “Tính cá nhân, sự sở hữu bé nhỏ này, đã ăn mòn tính độc đáo tập thể... Tức là người họa sĩ đã giết chết hội họa”.
PHAN TUẤN ANH
Việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc tiếp nhận văn học hậu hiện đại nói riêng cũng như các trào lưu văn nghệ phương Tây nói chung.
VĂN THÀNH LÊ
1.
Còn nhớ, bế mạc Hội Sách thành phố Hồ Chí Minh lần 8/2014, lần đầu tiên top 10 cuốn sách bán chạy gọi tên những tựa sách mà đọc lên, nhiều người viết gạo cội cứ thấy sao sao, sên sến, lòng vòng luẩn quẩn,…
NGUYỄN VĂN HÙNG
Sau 1986, đời sống văn học Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Sự giao lưu kinh tế, văn hóa, sự bùng nổ các phương tiện thông tin truyền thông gắn với nhu cầu kết nối các giá trị văn chương quá khứ đã mở rộng không gian sáng tạo cho người cầm bút và không gian đọc cho cộng đồng độc giả.
NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
Khi nghĩ về diện mạo văn chương Việt Nam 2018, tôi nhận ra sự bất lực của những tính từ. Nhìn lại một năm văn học vừa qua, theo tôi, chứng kiến quá nhiều những cuộc chuyển động, mà chuyển động nào cũng mạnh mẽ, quyết liệt, phức tạp đến nỗi không một hình dung từ nào, dù tinh vi nhất, có thể bao quát được, mô tả được chúng một cách chân xác và thuyết phục.
PHAN ĐÌNH DŨNG
Nhà văn Trần Trung Sáng, người Hội An, Quảng Nam, là một nghệ sĩ tài hoa. Anh vừa là nhà báo, nhà văn, tác giả của nhiều tập truyện, truyện kí, truyện vừa, tiểu thuyết, vừa là một họa sĩ đã từng được Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng tổ chức triển lãm trang dán giấy vào năm 1999… Có điều ngòi bút Trần Trung Sáng quả thật có nhiều duyên nợ với truyện ngắn, một thể loại văn học mà anh đã gặp gỡ, hò hẹn từ năm 17 tuổi rồi chung thủy gắn bó với nó từ bấy đến giờ.(1)
NGUYỄN SỸ TUẤN
Nhân giỗ lần thứ 5 nhà văn Võ Hồng (2013 - 2018)