Fantine, Cosette và chiếc đòn gánh Việt Nam

09:57 04/09/2008
LÊ HỒNG SÂM Cách đây mươi năm, trong một cuộc phỏng vấn thân mật, chị Lộc Phương Thuỷ có hỏi tôi về những kỷ niệm đáng nhớ, liên quan đến văn học, nhất là văn học Pháp. Tôi đã kể cho chị Thuỷ mẩu chuyện nhỏ mà hôm nay tôi xin thuật lại, dưới tiêu đề phù hợp với một trong hai nội dung của hội thảo Fantine, Cosette và chiếc đòn gánh Việt .

Tôi làm quen với Những người khốn khổ của Victor Hugo từ khi còn rất bé, chưa biết chữ. Cha tôi, một nhà nho, vào các buổi tối, thường kể lại cho chị em chúng tôi một số tác phẩm người đã đọc qua bản dịch chữ Hán. Chúng tôi say mê theo dõi những câu chuyện ly kỳ của nàng Schéherazade, chúng tôi hồi hộp nghe về cuộc đời của Jean Valjean (mà cha tôi luôn phát âm là Giăng-văn-Giăng), của Cosette (mà cha tôi cũng việt nam hoá cái tên thành Cô - rét - tội nghiệp, đã "cô", lại còn "rét"!)
Sau đó, tôi đi học, ở trường làng, trường huyện, rồi trường trung học ở Hà Nội. Bây giờ đến lượt chị em chúng tôi, mỗi khi về nghỉ hè, luân phiên đọc báo, đọc sách cho cha vào các buổi trưa. Và tôi đọc lại cho người nghe câu chuyện về Jean Valjean, Fantine, Cosette... qua bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh Những kẻ khốn nạn.
Rồi chiến tranh bắt đầu; như nhiều bạn bè nữ sinh, chúng tôi rời thủ đô, tiếp đó rời gia đình tại vùng quê để đi tham gia kháng chiến. Vào mùa thu năm 1950, ở Hà , nhiều cán bộ trong cơ quan Dân vận tỉnh - thanh niên, phụ nữ, Tôn giáo vận v.v... được huy động tham gia dân công, chuyển lương thực để chuẩn bị cho một chiến dịch. Tôi ở trong số cán bộ này, và được giao phụ trách một nhóm khoảng hai mươi chị đều là dân thành thị tản cư ra vùng tự do, tạo nên một "phố" nhỏ ven đồi đất đỏ, không xa cơ quan tỉnh, "phố" Xích thổ. Kỷ luật rất nghiêm: xâm xẩm tối mới lên đường, đi ban đêm, sáng ra tìm nơi trú ẩn trong các làng, bản ven rừng hoặc vào hang, động, nghỉ ngơi lấy lại sức và tránh bị máy bay phát hiện, bởi việc chuẩn bị chiến dịch phải được giữ bí mật. Tuy là người thành phố không quen vất vả nhưng chúng tôi còn rất trẻ, ít nhiều đều đã tập gồng gánh (trước đó mấy tháng, tập gánh nước lên đồi, tôi đã phải đền chiếc nồi hông cho bà chủ nhà), hai mươi cân gạo đường trường chẳng phải điều gì quá sức, và cả nhóm khởi hành rất vui vẻ.
Nhưng sau hai ba ngày, tôi bắt đầu gặp khó khăn trong việc phụ trách nhóm: vào giờ cả đoàn tập hợp để lên đường, nhóm chúng tôi luôn luôn đến muộn, như thế là phải đi cuối đoàn, điều chẳng mấy dễ chịu, khi xuyên rừng, lại vào ban đêm. Mấy hôm liền cứ đến giờ là tất tả đi tìm, đi gọi mà vẫn phải xếp hàng sau các nhóm khác, tôi vừa lo vừa tò mò, liền để ý quan sát các chị. Và cuối cùng, tôi cho rằng mình đã khám phá ra nguyên nhân của sự chậm trễ lặp đi lặp lại ấy. Trẻ trung đầy sức sống, các chị không chịu được cảnh bó chân bó tay ngồi đợi tiếng còi tập hợp sau khi đã ngủ chán cả mắt buổi sáng, thêm một phần buổi chiều. Thế là người thì lên đồi hái sim, người vào rừng tìm quả bứa. quả vả, người lang thang nhặt lá quế, nhành quế khô để ngày mai đun nước gội đầu, và làm sao mà nhớ được giờ tập trung (thời đó, ít ai có đồng hồ đeo tay, dù là người thành thị tản cư).
Vậy là phải làm sao cho thời gian cuối buổi chiều thành bận rộn đối với các chị, và bận rộn một cách vui vẻ. Chúng tôi tập hát, đọc dăm bài thơ, quanh quẩn rồi cũng "cạn vốn". Nhớ lại những buổi tối xưa trong gia đình, tôi liền đề nghị lần lượt mỗi người kể "cái gì hay hay", tuỳ ý. Sáng kiến được hưởng ứng, và thành công vượt quá điều tôi mong đợi. Các chị kể nhiều và hay nữa: truyện Tiếu lâm, Phan Trần, Tống Trân Cúc Hoa, đến cả truyện Kiều! Người thuộc đoạn này, người thuộc đoạn kia, đoạn nào không ai nhớ nổi thơ thì kể bằng văn xuôi. Mỗi chiều, các chị hào hứng tự gọi nhau quây quần, "để nghe đoạn tiếp của câu chuyện hôm qua".
Khi đến lượt mình khó lòng khai thác được kho tàng văn học dân gian như các chị, tôi đã kể Những người khốn khổ, lòng cũng lo lo chẳng biết các thính giả không phải là nữ sinh có thích tác phẩm như chị em tôi ngày trước hay không. Và tôi đã ngạc nhiên một cách thú vị, thấy các chị cũng yêu mến Fantine, Cosette, Éponine, cũng hồi hộp, thương cảm trước số phận của họ, không khác gì Kiều, Cúc Hoa, những nhân vật quen thuộc và thân thương của các chị. Điều đáng nói nữa, là mọi sự diễn ra tốt đẹp cho đến hết đợt tải lương, nhóm chúng tôi còn được tuyên dương! (chuyện ít ai ngờ vì những trục trặc trong thời gian đầu khiến mọi người trong Đoàn tuy chẳng nói ra song chắc cũng ngại dân thành phố thiếu tính kỷ luật).
Về sau này, khi tiếp tục đi học, tiếp tục đọc Hugo, càng ngày tôi càng hiểu hơn niềm cảm mến hồn nhiên, bột phát mà các chị trong nhóm dân công của tôi dành cho các nhân vật của Những người khốn khổ. Các chị đã nhìn thấy, và đã yêu thương, ở Fantine, Cosette, Eponine, cũng như ở Kiều, ở mẹ con Cúc Hoa... em bé côi cút, người thiếu nữ đang yêu, người đàn bà bị chà đạp, người mẹ hy sinh thân mình cho con, những người nghèo, những kẻ yếu, mà Hugo bênh vực, ngợi ca.
Và, một nguyên nhân nữa của sự tiếp nhận nồng nhiệt ấy, có thể và cần phải tìm ở đặc tính mỹ học của tác phẩm. Nói như nhà huy-gô-liêng uyên bác Guy Rosa mà chúng ta vinh dự được đón ở đây, "tính thẩm mỹ hiển nhiên nhất của Những người khốn khổ là được dành cho mọi chốn, mọi người. Điều đó thể hiện trong sự đa dạng của một cách viết (...) mang đủ mọi âm điệu văn chương, từ truyện kể hồn nhiên chất phác nhất đến văn xuôi đầy chất thơ được cấu tứ huy hoàng lộng lẫy nhất"... Đó là một tác phẩm "vừa thuộc về các thể loại và hình thức văn học bình dân - tiểu thuyết đăng tải nhiều kỳ hay tiểu thuyết trinh thám - đồng thời thuộc về các thể loại và hình thái của nền văn chương lớn - sử thi hay bức tranh lịch sử".
Tôi cũng hiểu rằng, nếu như Hugo đã không lên tiếng trước các hành động thực dân của Pháp tại Nam Kỳ (trong khi ông lên án những cuộc tấn công xâm lược ở Mêhicô và Quảng Đông) thì các nhân vật của ông đã nói, và đã hành động thay ông. Và Hugo, nhà văn yêu thích sự tương phản, hẳn sẽ rất hài lòng nếu biết được rằng chính Fantine, Eponine với nỗi đau nặng trĩu, chính Cosette với xô nước mà trọng lượng "làm căng cứng những cánh tay gày guộc" đã khiến cho chiếc đòn gánh trên vai những người con gái Việt Nam trở nên nhẹ nhõm!
L.H.S
(nguồn: TCSH số 163 - 09 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN NHẬT THƯTrong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức “quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê hoặc.

  • NGUYỄN XỚNXét trên quy mô toàn cầu, vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển phi mã của công nghệ và ý thức máy tính, văn học đã biểu hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế này được mang vào thế kỷ mới một cách dễ dàng, không hề gặp một sự kiểm soát nào.

  • BÙI MINH ĐỨCLGT: Công trình khảo cứu dưới đây, phần lớn đã được công bố trong Hội thảo khoa học “Tây Sơn - Thuận Hóa và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung”. Một số báo, tạp chí đã lược trích đăng một phần bài viết. Mới đây, tác giả-bác sỹ Bùi Minh Đức (Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Mũi Học Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Đức Quốc (FachArzt HNO), nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Khoa Huế trước 1975) đã gửi cho SÔNG HƯƠNG công trình khảo cứu này (có sửa chữa và bổ sung) để độc giả tạp chí có đầy đủ tư liệu. Trân trọng những lý giải khoa học hết sức mới mẻ của tác giả, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu toàn văn công trình này.

  • BỬU NAM Gặp Trần Đình Sử trong một hội thảo lớn toàn quốc, hội thảo "Tự sự học" do anh đồng khởi xướng và đồng tổ chức, tôi xin anh một cuộc trò chuyện về tình hình lý luận và phê bình văn học hiện nay. Anh vui vẻ gật đầu và nói: "Gì thì gì không biết, chứ với Tạp chí Sông Hương, tôi không thể khước từ. Trước hết, đây là một tạp chí văn học đứng đắn, có sắc thái riêng, vả lại còn là tình cố hương, bởi dù gì thì gì tôi vẫn là người con của xứ Huế cố đô."

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa)*

  • PHẠM PHÚ PHONGNguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu... tên tuổi của anh đã nổi bật trong và ngoài nước.

  • PHONG LÊ(Nhìn từ bình diện ngôn ngữ)Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Văn học dân tộc do vậy cũng là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển theo lịch sử.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…”            Paul Valéry

  • TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.

  • NHỤY  NGUYÊN thực hiện

     

    Thi nhân Việt Nam hiện đại  - bộ bản thảo trường thiên hoành tráng về nền thi ca Việt hiện đại dự tính 4.000 trang khổ 15,5 x 20,5 cm, bao gồm 2.200 trang tiểu luận và 1.800 trang tuyển thơ của nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.

  • NGUYỄN VĂN THUẤNLTS: Nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ” bao gồm sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đến từ các trường đại học ở Huế (chủ yếu là Khoa Ngữ văn - ĐHSP Huế), với sự chủ trì của Ts. Trần Huyền Sâm. Nhóm hình thành trong tháng 6 - 2008 vừa qua với sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương và Nhà sách Cảo Thơm.

  • Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc.

  • LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

  • Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là văn học hiện đại Việt .

  • Trong thập niên 1970 danh từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, là khoa ký hiệu học.

  • Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.

  • Mới đây, trong khi tìm tài liệu ở Thư viện quốc gia, tôi tình cờ đọc bài báo thuộc thể loại văn hóa - giáo dục: “Giáo sư Vũ Khiêu - Học chữ để làm người” trên chuyên mục Trò chuyện cuối tháng báo An ninh Thế giới số tháng 9/2005, do Hồng Thanh Quang thực hiện.

  • (Muốn khẳng định cuộc đời của mình không ai không thêm vào đó chút ít huyền thoại)                                 - M. Jourhandeau -

  • Văn học, từ xưa đến nay là sự khám phá không ngừng nghỉ về con người, đặc biệt về tâm hồn con người. Khám phá đó giúp cho con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng có nghĩa là con người sẽ biết sống tốt đẹp hơn, chất lượng sống do đó sẽ được nâng cao.

  • Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yếu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.