(SH) - Huế đang nỗ lực xây dựng một môi trường du lịch tươi đẹp, thân thiện nhằm tạo ra ấn tượng đối với khách du lịch bốn phương. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có nhiều hành vi của những người làm du lịch đi ngược với mục tiêu này.
Môi trường du lịch trước đường vào Đại Nội rất nhếch nhác. Ảnh: Q.Phong
Từ những cách hành xử phản cảm
Mới đây, một tờ báo đưa tin về hành vi ném lại tiền boa của một tài xế xích lô Huế vào mặt một nữ du khách người Pháp, chỉ vì chê quá ít (hai mươi nghìn đồng). Thông tin về cách hành xử thiếu văn hóa này đã không chỉ gây sốc đối với bản thân du khách mà còn tác động mạnh đến những du khách khác đang có ý định đến với Cố đô Huế. Bản thân những người dân Huế sống trong thành phố du lịch này cũng không khỏi cảm thấy xấu hổ.
Thời gian qua, mặc dù chính quyền địa phương, ngành văn hóa có nhiều nỗ lực và quyết tâm để chấn chỉnh môi trường du lịch, tuy nhiên hiệu quả không được như mong muốn. Bằng chứng là, những cách hành xử như trên vẫn hàng ngày hiện diện ở một thành phố du lịch như Huế, có thể kể ra đây như tình trạng tài xế xe taxi lái vòng vòng để tăng giá tiền cước hoặc cố tình viện lý do thiếu tiền để ăn bớt tiền thối lại cho khách. Ở chợ Đông Ba, một trung tâm thương mại lớn và thu hút khá đông du khách đến tham quan mua sắm cũng đang xảy ra tình trạng chèo kéo, thách giá và gần đây theo như phản ánh của một số du khách tham quan còn xảy ra tình trạng ép du khách đổi tiền ngoại tệ và cố tình đổi thiếu.
Tuyến đường vào cửa Ngăn, nơi có mật độ du khách tham quan tấp nập nhất của Huế, dù điểm đỗ xe Nguyễn Hoàng được chỉnh trang song cảnh tượng kinh doanh buôn bán nhốn nháo vẫn hiện diện. Đó là tình trạng người dân bỏ các sạp bán hàng lưu niệm chiếm dụng vỉa hè dành cho người đi bộ, tình trạng tranh giành, chèo kéo của một nhóm đông thợ nhiếp ảnh với khách du lịch ở khu vực này cũng khiến nhiều du khách phiền lòng, có người còn kéo cả du khách xuống lòng đường để chụp ảnh làm cho việc lưu thông qua đây rất dễ xảy ra tai nạn. Tình trạng cò mồi du khách để ăn tiền hoa hồng tại các cửa hàng bán đặc sản Huế là hậu thuẫn cho những cơ sở sản xuất đặc sản kém chất lượng hoạt động và khiến du khách vừa mất tiền, vừa không mua được các mặt hàng đặc sản có chất lượng tốt nhất.
Đến những việc cần làm ngay
Những hình ảnh thông tin về cách ứng xử xấu xí kia của những người làm du lịch theo kiểu chụp giật có thể trở thành những “phát súng” bắn vào môi trường du lịch và để lại những hệ lụy rất lớn, trên thực tế dù không phải phổ biến nhưng một khi nó được truyền nhau thì có khi lại tác động rất tiêu cực đến tâm lý của số đông người dân.
Chấn chỉnh tình trạng này là hết sức cần thiết, bởi điều này quyết định đến sự phát triển bền vững, thậm chí sống còn của ngành du lịch Huế. Tất nhiên, cần phải có những giải pháp hữu hiệu. Đầu tiên, những người làm du lịch cần phải qua các lớp đào tạo ngắn hạn, thậm chí cấp chứng chỉ để được hành nghề trong môi trường thành phố du lịch, những khóa đạo tạo này sẽ trang bị cho những người làm du lịch nhưng nguyên tắc đạo đức và cách ứng xử đối với du khách. Nếu vi phạm, tùy mức độ có thể xử lý và rút giấy phép hoạt động trong một thời gian nhất định. Lâu nay, ngành văn hóa đã công bố số điện thoại nóng để tiếp nhận thông tin phản ảnh, nhưng để du khách có thể phản ảnh kịp thời, số điện thoại này phải được niêm yết ở nhiều địa điểm khác nhau, ở nơi dễ quan sát. Những thông tin của du khách phản ảnh sau khi được tiếp nhận cần được xử lý nhanh chóng và thỏa đáng để du khách thấy họ được bảo vệ. Một vấn đề cần phải làm ngay là tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ, giữ gìn môi trường tại các địa điểm du lịch, và kiên quyết xử lý những hành vi chèo kéo, lấn chiếm lòng lề đường, xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan và môi trường đô thị.
Theo Thanh Quang (baothuathienhue.vn)
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).
Chiều ngày 14/7, tại văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2016 nhằm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.
Sáng 13/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (khóa XV) nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; thảo luận và cho ý kiến về Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020.
Sáng 29/6, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 11/6, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Sáng 11/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”.
Năm 2016, thành phố Huế của Việt Nam cùng 127 thành phố đến từ 21 quốc gia khác trên khắp các châu lục được đưa vào chiến dịch mạng xã hội Thành phố Xanh tôi yêu do cộng đồng bình chọn của WWF tổ chức từ 26-4. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thành phố lọt vào danh sách này.
Sáng 28-5, hội đồng họ Phạm VN phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945) tại TP Huế.
Chiều ngày 18/5, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm bộ sưu tâp áo dài xưa mang tên “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” của Tiến sĩ Thái Kim Lan và nghệ thuật sắp đặt đa phương tiện của Veronika Witte.
Sáng ngày 07 tháng 5, Khoa ngữ văn, Trường đại học khoa học – Đại học Huế đã tổ chức cuộc hội thảo: Thành tựu văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016). Hội thảo là sự gặp gỡ của nhiều kiến giải, nhận định từ các nhà nghiên cứu phê bình văn học về những thành tựu của văn học Việt Nam kể từ năm 1986 cho tới nay.
Tối 24/4, tại giảng đường I, Trường đại học Sư phạm Huế đã diễn ra lễ Bế mạc Liên hoan Âm nhạc Bắc miền Trung năm 2016.
Sáng 24/4, Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc trưng bày “Cổ vật nghìn năm kể chuyện”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2016. Đây là lần đầu tiên những dụng cụ lao động, trang sức có niên đại hơn 2.000 năm, kết hợp cùng đồ gốm cổ triều Nguyễn được trưng bày phục vụ du khách tại Huế.
Sáng ngày 23/4, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung năm 2016.
Chiều ngày 21/4, tại Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra Lế khai mạc triển lãm sách với chủ đề “ Huế - Trăm năm đời sách”. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Festival Huế 2016 và kỷ niệm ngày sách Việt Nam 21/4.
Chiều ngày 1/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, những người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các cựu nữ sinh Huế đã tổ chức Chương trình văn nghệ “Hãy yêu nhau đi”.
Chiều ngày 30/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhóm họa sỹ Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh "NIỆM" để tưởng nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhân 15 năm ngày mất của nhạc sỹ (01/4/2001 - 01/4/2016).
Hòa trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng xuân Bính Thân; hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 14, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội Thơ Nguyên Tiêu Bính Thân - 2016 với chủ đề “Xuân về trên quê hương vào tối ngày 21/2”.
Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Bộ môn Lý luận Văn học, Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp tổ chức nhân một năm ngày mất của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 20/2/2016 tại Phòng Hội thảo, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế.
Sáng ngày 28/01, tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt cộng tác viên, tặng thường tác phẩm hay và đồng hành cùng các chương trình Sông Hương năm 2015.
Chiều ngày 17-01-2015 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A-Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra buổi tọa đàm Đinh Cường- Thi sĩ của hoài Niệm trong Hội Họa.