Đón đọc Sông Hương số 375, tháng 5 - 2020

09:52 11/05/2020

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Sông Hương giới thiệu bài viết “Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người”. Bác Hồ đã ở lại giữa lòng dân tộc bằng tình nhân văn, sự khiêm tốn và tấm lòng vì lợi ích chung. Một đức tính đã được hình thành từ nhỏ. 

“Từ Tín hiệu một vì sao đến Hẹn gặp lại Sài Gòn” chia sẻ nhiều kỷ niệm khó quên về đoàn làm phim trong thời gian quay ở Huế gắn với nội dung phim, về một gia đình nề nếp đạo lý và một con người đặc biệt từ nhỏ đã hướng tâm thái mình về vận mệnh của đất nước. Để thấy rõ hơn quãng đời tuổi trẻ của Bác Hồ trên đất Huế thực sự là nền tảng của lòng yêu nước, gây dựng ý chí giải phóng áp bức và phát xuất con đường cứu nước mới mẻ đầy thực tiễn.

Thế giới vẫn chưa qua cơn khốn đốn từ đại dịch siêu hình virus corona, nhân loại nỗ lực vượt lên nguy biến và cơ bản đã có độ lùi nhìn xa hơn về sự sinh tồn của con người cũng như nơi cư trú Địa Cầu. Nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn khi thế giới chưa tìm ra vacine, nhưng ở nguyên lý song hành với khoa học lượng tử là: Ý niệm thiện lành, tôn trọng “mẹ tự nhiên” sẽ mang đến lợi ích thiết thực, để có thể “tự kháng” với những loại virus khác. Bài viết “Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly” đã tìm đến nơi an trú bình yên - đó là “ngôi chùa nội tâm”. Như là sự nhắc thức hòa nhập vào cõi thanh nhiên. Như một bến đợi cho sự quay về lẽ nhi nhiên của tánh không bất tuyệt, về khởi thủy “miền-có-không” cũng là hạnh phúc lấp lánh ở cuối nguồn.

Mục văn xuôi, truyện ngắn “Mầm xanh trong kẽ đá”. Không gian núi rừng mênh mông nhưng éo le trong tình duyên, cuộc sống chật vật, khắc nghiệt trước đại ngàn và những cám dỗ đời thường đã kéo họ về nhiều ngả. Những khuôn mặt hiền như nắng trước hoàng hôn vẫn ở lại ngóng chờ người trở về từ lầm lỗi và từ cõi siêu linh như một niềm sống vô hình. Tiếp đó là truyện ngắn “Vị thần trên nóc nhà rông” mang hơi thở thần thoại, song trước hết là sự thật của những cuộc săn nghiệt ngã. Trong tiến trình săn voi và thuần hóa để trở thành loài hữu ích cho con người, bao nhiêu nước mắt và máu hòa lẫn trong niềm hoan ca và đâu đó là nỗi lặng im của thần linh. Câu chuyện vang vang như tiếng tù và lúc chiều xuống đêm về giữa rừng thẳm với loài thú kiêu hùng đang tiếc nuối một thời xanh.

“Đọc Kafka” để thấy ông đã phá rào cái thực tại này để dung thông vào những thực tại khác, có cả hiện hữu của cái chết và hư vô. Và cả niềm hoài nghi, hẳn nó thuộc về người đọc khi tự nhốt mình trong ngục tù của ngôn ngữ và e sợ nhìn về những “miền tối siêu linh”. Mục “Huế dòng chảy văn hóa” giới thiệu bài viết về lễ Sách lập Đông cung cho vị Hoàng thái tử cuối cùng của nền quân chủ Việt Nam, “tuy tuổi còn thơ, ấy mà đã biểu lộ ra cái khác thường”. Nhưng thế cuộc đổi thay, danh phận là người kế nhiệm vua Bảo Đại sau này của Hoàng thái tử Bảo Long cũng biến đổi.
 

DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
- Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người - VÕ VÂN ĐÌNH
- Từ “Tín hiệu một vì sao” đến “Hẹn gặp lại Sài Gòn” - PHẠM HỮU
*
VĂN
-  Mầm xanh trong kẽ đá - NGUYỄN LUÂN
- Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly - TRẦN KIÊM ĐOÀN
- Chiếc cầu ghế gỗ An Bang - LỮ MAI - TRẦN THÀNH
- Vị thần trên nóc nhà rông - ĐỖ TIẾN THỤY

THƠ:
- PHAN TRUNG HIẾU:
+ Tự cảm
+ Trước tuổi mình
- LÊ HÒA
+ Dưới tàn cây độ lượng
- ĐÔNG TRIỀU
+ Buổi sáng trong bốn mét vuông
+ D’ran chiều mưa
- NGUYỄN THANH HẢI
+ Tìm đâu hạt mưa nguyên
+ Độc hành trên la lả tiếng chim
- LỆ HẰNG
+ Tiếng hót cuối cùng
- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
+ Trên bàn mổ
+ Một lần nữa
+ Tô Thùy Yên
- HẢI TRUNG
+ vần cũ 3. Kiều
+ vần cũ 2. từ iphon
+ vần cũ 1. ca Huế trên sông
- HOÀNG VŨ THUẬT
+ Đêm oải hương
+ Thiếu nữ
- NP PHAN
+ E rằng...
+ Một ngày chợt đến
- ĐỖ QUYÊN
+ Thế thôi
+ Chiếc gối
- NGHIÊM QUỐC THANH
+ Đoản khúc trầm
+ Ta nào đâu bất biến

NHẠC: 
- Ký ức gọi tên - Nhạc: NGUYỄN VĂN VŨ; Thơ: TRẦN HOÀNG PHỐ
- Hoa bằng lăng - Nhạc: HUY CHU; Lời: LÊ PHƯỚC QUYỀN

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Phạm Thiên Thư, có ngần ấy thôi - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
- Đọc Kafka - MAURICE BLANCHOT - ĐOÀN HUYỀN dịch

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Lễ Sách lập Đông cung Hoàng thái tử Bảo Long - MIÊN ĐÌNH

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Từ Hoài Tấn: Thơ buổi giao mùa - HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
- Bản thể đàn bà và bản lĩnh nhà văn - NGUYỄN KHẮC PHÊ

* Bìa 1: Tác phẩm “Hương đêm” (Sơn dầu, 80cm x 150 cm) của họa sĩ Lê Đức Tùng

* Bìa 2: Tác phẩm “Sương về phố” và “Bình yên một sớm” của NSNA Văn Đình Huy

* Bìa 3: Tác phẩm “Sương sớm chùa Thiên Mụ” của NSNA Nguyễn Văn Trực; Tác phẩm “Mùa phượng nở” của NSNA Xuân Mai

- Minh họa: Họa sĩ Phan Thanh Bình; họa sĩ Đặng Mậu Tựu

- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy.

Ban Biên tập

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.