Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Sông Hương giới thiệu bài viết “Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người”. Bác Hồ đã ở lại giữa lòng dân tộc bằng tình nhân văn, sự khiêm tốn và tấm lòng vì lợi ích chung. Một đức tính đã được hình thành từ nhỏ.
“Từ Tín hiệu một vì sao đến Hẹn gặp lại Sài Gòn” chia sẻ nhiều kỷ niệm khó quên về đoàn làm phim trong thời gian quay ở Huế gắn với nội dung phim, về một gia đình nề nếp đạo lý và một con người đặc biệt từ nhỏ đã hướng tâm thái mình về vận mệnh của đất nước. Để thấy rõ hơn quãng đời tuổi trẻ của Bác Hồ trên đất Huế thực sự là nền tảng của lòng yêu nước, gây dựng ý chí giải phóng áp bức và phát xuất con đường cứu nước mới mẻ đầy thực tiễn.
Thế giới vẫn chưa qua cơn khốn đốn từ đại dịch siêu hình virus corona, nhân loại nỗ lực vượt lên nguy biến và cơ bản đã có độ lùi nhìn xa hơn về sự sinh tồn của con người cũng như nơi cư trú Địa Cầu. Nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn khi thế giới chưa tìm ra vacine, nhưng ở nguyên lý song hành với khoa học lượng tử là: Ý niệm thiện lành, tôn trọng “mẹ tự nhiên” sẽ mang đến lợi ích thiết thực, để có thể “tự kháng” với những loại virus khác. Bài viết “Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly” đã tìm đến nơi an trú bình yên - đó là “ngôi chùa nội tâm”. Như là sự nhắc thức hòa nhập vào cõi thanh nhiên. Như một bến đợi cho sự quay về lẽ nhi nhiên của tánh không bất tuyệt, về khởi thủy “miền-có-không” cũng là hạnh phúc lấp lánh ở cuối nguồn.
Mục văn xuôi, truyện ngắn “Mầm xanh trong kẽ đá”. Không gian núi rừng mênh mông nhưng éo le trong tình duyên, cuộc sống chật vật, khắc nghiệt trước đại ngàn và những cám dỗ đời thường đã kéo họ về nhiều ngả. Những khuôn mặt hiền như nắng trước hoàng hôn vẫn ở lại ngóng chờ người trở về từ lầm lỗi và từ cõi siêu linh như một niềm sống vô hình. Tiếp đó là truyện ngắn “Vị thần trên nóc nhà rông” mang hơi thở thần thoại, song trước hết là sự thật của những cuộc săn nghiệt ngã. Trong tiến trình săn voi và thuần hóa để trở thành loài hữu ích cho con người, bao nhiêu nước mắt và máu hòa lẫn trong niềm hoan ca và đâu đó là nỗi lặng im của thần linh. Câu chuyện vang vang như tiếng tù và lúc chiều xuống đêm về giữa rừng thẳm với loài thú kiêu hùng đang tiếc nuối một thời xanh.
“Đọc Kafka” để thấy ông đã phá rào cái thực tại này để dung thông vào những thực tại khác, có cả hiện hữu của cái chết và hư vô. Và cả niềm hoài nghi, hẳn nó thuộc về người đọc khi tự nhốt mình trong ngục tù của ngôn ngữ và e sợ nhìn về những “miền tối siêu linh”. Mục “Huế dòng chảy văn hóa” giới thiệu bài viết về lễ Sách lập Đông cung cho vị Hoàng thái tử cuối cùng của nền quân chủ Việt Nam, “tuy tuổi còn thơ, ấy mà đã biểu lộ ra cái khác thường”. Nhưng thế cuộc đổi thay, danh phận là người kế nhiệm vua Bảo Đại sau này của Hoàng thái tử Bảo Long cũng biến đổi.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
- Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người - VÕ VÂN ĐÌNH
- Từ “Tín hiệu một vì sao” đến “Hẹn gặp lại Sài Gòn” - PHẠM HỮU
*
VĂN
- Mầm xanh trong kẽ đá - NGUYỄN LUÂN
- Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly - TRẦN KIÊM ĐOÀN
- Chiếc cầu ghế gỗ An Bang - LỮ MAI - TRẦN THÀNH
- Vị thần trên nóc nhà rông - ĐỖ TIẾN THỤY
THƠ:
- PHAN TRUNG HIẾU:
+ Tự cảm
+ Trước tuổi mình
- LÊ HÒA
+ Dưới tàn cây độ lượng
- ĐÔNG TRIỀU
+ Buổi sáng trong bốn mét vuông
+ D’ran chiều mưa
- NGUYỄN THANH HẢI
+ Tìm đâu hạt mưa nguyên
+ Độc hành trên la lả tiếng chim
- LỆ HẰNG
+ Tiếng hót cuối cùng
- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
+ Trên bàn mổ
+ Một lần nữa
+ Tô Thùy Yên
- HẢI TRUNG
+ vần cũ 3. Kiều
+ vần cũ 2. từ iphon
+ vần cũ 1. ca Huế trên sông
- HOÀNG VŨ THUẬT
+ Đêm oải hương
+ Thiếu nữ
- NP PHAN
+ E rằng...
+ Một ngày chợt đến
- ĐỖ QUYÊN
+ Thế thôi
+ Chiếc gối
- NGHIÊM QUỐC THANH
+ Đoản khúc trầm
+ Ta nào đâu bất biến
NHẠC:
- Ký ức gọi tên - Nhạc: NGUYỄN VĂN VŨ; Thơ: TRẦN HOÀNG PHỐ
- Hoa bằng lăng - Nhạc: HUY CHU; Lời: LÊ PHƯỚC QUYỀN
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Phạm Thiên Thư, có ngần ấy thôi - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
- Đọc Kafka - MAURICE BLANCHOT - ĐOÀN HUYỀN dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Lễ Sách lập Đông cung Hoàng thái tử Bảo Long - MIÊN ĐÌNH
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Từ Hoài Tấn: Thơ buổi giao mùa - HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
- Bản thể đàn bà và bản lĩnh nhà văn - NGUYỄN KHẮC PHÊ
* Bìa 1: Tác phẩm “Hương đêm” (Sơn dầu, 80cm x 150 cm) của họa sĩ Lê Đức Tùng
* Bìa 2: Tác phẩm “Sương về phố” và “Bình yên một sớm” của NSNA Văn Đình Huy
* Bìa 3: Tác phẩm “Sương sớm chùa Thiên Mụ” của NSNA Nguyễn Văn Trực; Tác phẩm “Mùa phượng nở” của NSNA Xuân Mai
- Minh họa: Họa sĩ Phan Thanh Bình; họa sĩ Đặng Mậu Tựu
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy.
Ban Biên tập
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.