Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.
Hồi ký hơn 300 trang kể về cuộc đời của bà Trần Thị Thủy - mẹ của tác giả Huệ Ninh - một cá nhân bình thường trong xã hội từ những năm 1950 đến những năm cuối thế kỷ 20. Nhưng sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm lại đến từ những thứ tưởng rất bình thường đó. Không tô vẽ cho bản thân, không nhằm mục đích xây dựng hình ảnh hay truyền cảm hứng gì đó, cũng chẳng có dụng ý gây tò mò như hồi ký của những người nổi tiếng, “Thời xuân sắc” đơn giản là hồi ký của một người muốn nhìn lại cuộc đời mình, thủ thỉ kể cho chính mình và con cháu nghe. Có lẽ, bà cũng chẳng có ý định xuất bản sách nếu không có một cô con gái là nhà văn!
Huệ Ninh - người chấp bút đã cố gắng để giữ nguyên cách kể, giọng kể và ngôn ngữ của mẹ mình, một người lao động chân chất, mộc mạc. Tài năng trong trường hợp này không phải ở sự sáng tạo mà ở khả năng giữ được linh hồn của hiện thực, khắc họa một hiện thực “nguyên chất”, như nó vốn có. Mọi thứ được kể rất hồn nhiên, không dụng ý chọn lựa chi tiết mà chỉ đơn thuần ghi lại những biến cố đời mình. Trong dòng kể ấy, những thứ ngẫu nhiên được nhắc đến lại vô tình trở thành những “hạt bụi vàng của tác phẩm”. Cuốn sách đưa bạn đọc đến với những năm tháng biến động và đi qua những biến cố dữ dội, bởi mỗi số phận cá nhân cũng chứa một phần lịch sử. Cùng với đó là rất nhiều câu chuyện về chồng, về con, về những thứ lặt vặt đời thường. Ngẫu nhiên mà trở thành tất yếu, đời thường mà trở thành nghệ thuật, vô tình mà chạm đến tầng sâu hiện thực.
Với tác phẩm này, nhà văn Huệ Ninh đã góp phần khẳng định một lối viết sức hấp dẫn trong đời sống văn học - những thể loại “non - fiction”. Khi trí tưởng tượng của nhân loại đã mở rộng đến vô cùng thì những yếu tố hư cấu, kỳ ảo cũng dần trở nên bão hòa. Khi cuộc sống đã đầy rẫy những thứ xa hoa phù phiếm, những kiểu đỏm dáng mệt nhoài, con người ngày càng có xu hướng muốn tìm đến sự thật theo một cách giản đơn. Và những tác phẩm như “Thời xuân sắc”, mong rằng sẽ ngày càng nhận được sự chào đón của độc giả.
Theo Thanh Tâm - Thời Nay
Ở sách mới, Phan Triều Hải nhớ về thành phố gắn chặt với ký ức tuổi thơ, còn Du Tử Lê hoài niệm những thanh âm của phòng trà xưa.
Những quê hương trên trái đất này đều là nhỏ bé như những dấu chấm trên bản đồ, nhưng trong tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về những kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu đầu đời. Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại buổi giao lưu giới thiệu sách “Những quê hương bé nhỏ: Congo, Burundi, Thuỵ Sĩ và Việt Nam” tối ngày 18/7, tại Hà Nội.
Từng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng cuối năm 2015 đến 2016, năm 2017 bắt đầu suy thoái, nhưng bất ngờ, vào những ngày giữa năm 2018, hai đề tài du ký và lịch sử bất chợt trở lại thị trường sách trong nước.
Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.
Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.
Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn.
Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen của hai tác giả Chu Hồng Vân và Vũ Thu Hà được ra mắt. Cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen tập hợp những câu chuyện chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng từng thấy mình phải đối mặt.
"Trở về từ cõi sáng", "Mật mã sự sống", "Trải nghiệm cận tử" góp phần để độc giả khám phá ý nghĩa cuộc sống.
Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trang trọng ngày 15/6, tại Hà Nội.
Tác giả Lê Bá Thự tái hiện cuộc sống quê ông ở thế kỷ trước với cảnh bắt tôm, bắt cá, làm ruộng, chăn trâu...
Trong lịch sử dân tộc Việt, bên cạnh các bậc anh hùng, tráng sĩ, không thể không nhớ đến Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, Học sĩ Nguyễn Thị Lộ...
Tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của văn đàn Việt Nam thế kỷ 20 từng một thời gây tranh cãi về giá trị thuần phong mỹ tục.
"Thần thoại Hy Lạp", "Một nhận thức về văn hóa Việt Nam" là hai trong ba tác phẩm sẽ ra mắt độc giả vào cuối tháng 5.
Người xưa có câu rất thấu lý: “Khôn văn điếu, dại văn bia”, tôi nhớ đại khái, không hiểu có sai chữ nào không.
12 truyện ngắn được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm về Sài Gòn - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.
Thời gian qua, nhiều nhà văn đã mạnh dạn “hoài cổ” với những truyện, tiểu thuyết lịch sử - đề tài thường không dễ, bởi nhìn người xưa, việc xưa qua lăng kính ngày nay, nếu không khéo sẽ có những ý kiến trái chiều.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018).
Xưa nay hiếm có những người trong làng văn mà giỏi võ, trong làng võ lại viết văn hay. Chính vì thế, khi nhà văn múa võ và võ sư viết sách thường gây nên những “cơn sốt” thu hút sự chú ý của nhiều người.