JEAN-CLET MARTIN
Trong thời điểm cách ly và tự cách ly này, thế giới tái khám phá ra chiều kích mang lại cho nó một phương hướng nhất định.
Ảnh: internet
Việc hạn chế đi ra ngoài đặt chúng ta vào “các ranh giới”, vào một thế giới mà sự mở rộng của nó liên tục hướng về một thế giới khác, những thế giới vốn bị lõm sâu vào hằng hà sa số những nơi chốn. Đây rõ ràng là ý nghĩa mà Deleuze đã đem lại cho khái niệm giải lãnh thổ hóa (déterritorialisation).
Chúng ta không nên hiểu khái niệm này của Deleuze như thể hàm ý một sự du hành hay một sự di cư kiểu đời sống du mục (nomadisme). Theo Deleuze, đó là một cuộc du hành tại chỗ, tại một nơi chốn, và du mục không nhất thiết phải là một cuộc vượt qua sa mạc. Nó là thứ khiến ta phải biết cách làm sao để ở lại, để lưu lại, biết tiếp tục sống trong sự chán sống, trong một đời sống đang chuẩn bị tàng hình. Sự di cư này, đưa ta vào trong sự mở rộng tự thân của thế giới, không nhất thiết biến việc giải lãnh thổ kia buộc phải gắn liền với mặt đất, với địa hình. Ta không cần phải trốn chạy đi đâu cả. Không có cuộc du ngoạn hay lữ hành nào ở đây cả.
Không gian thực, thứ phân tách chúng ta hàng ngày, có thể luôn được phân chia thành những kinh nghiệm mới mẻ về nơi chốn. Chính tính phân định ranh giới của nơi chốn này lại luôn hứa hẹn cho mọi sự khai mở, mọi sự trở lại với cùng một chỗ, mọi sự thu mình lại trong một góc. Tuy nhiên, việc làm này, đặt trong thời đại toàn cầu hóa, không phải là điều gì đó có tính thụt lùi, mà ngược lại, thay vì di cư, việc ở một chỗ, việc hạn chế đi ra ngoài, việc tự cô lập, tự cách ly lại không ngừng làm thay đổi bản thân ta, liên tục khiến ta tìm kiếm lại ý nghĩa của cái mà người Hy Lạp cổ đại gọi là Đạo lý (Ethos).
Nơi chốn hay môi trường có khả năng tự chia tách, tự phân lập thành vô tận các phân đoạn, các khoảng cách này thực sự đã đào xới cho một kiểu hành vi, một căn nguyên đạo đức mới. Nơi chốn ấy giống như một loại tàu điện ngầm, ở đó con tàu sẽ đi từ nhà ga này đến nhà ga kia trong thời kỳ hậu tận thế, hậu tư bản. Mỗi nhà ga xuất hiện ở đó như một thế giới với nét đặc trưng riêng. Và giả như cuộc hành trình như thế luôn đứng trước sự rình rập của những hiểm họa, người ta sẽ luôn trang bị cho mình sự thận trọng. Sự thận trọng chính là sự chuẩn bị bố trí cho tính cách, hành vi và thói quen mà ta thực hiện ở một nơi chưa từng bao giờ biết đến.
Những ranh giới, ở đây, là dịp để ta học cách sống lại trong những nơi chốn thân thuộc. Đó không chỉ là những nơi chốn tự nhiên mà còn là nơi chốn nhân tạo, để sống trong một hình thức hiếu khách mới mẻ, luôn chào đón cái mới, cái xa lạ. Sự thích nghi ở một chỗ này, thích nghi một nơi chốn, một vị trí có thể chỉ ra sự thay đổi về cơ thể, thay đổi về nhân dạng. Việc sống trong một mét vuông cần đến rất nhiều những mánh khóe để ta có thể hình dung về một thứ nhà ga không gian thực sự ở đó. Thay vì đi cư, ta phải liên tục tái định cư, liên tục tái chế. Tái định cư phương thức tồn tại của chúng ta không gì khác hơn chính là căn nguyên tất yếu để mang lại cho một nơi chốn tất cả tiềm năng của nó, sự vô tận của các ngưỡng mà nó thiết lập giữa những không gian không thể chung đụng với nhau.
Một con muỗi trong suốt cuộc đời của nó di chuyển không quá một trăm mét. Và toàn cầu hóa đã mang những con muỗi từ Trung Quốc đến các nơi chốn khác, gieo dịch bệnh đến những nơi này, ở đó ta phải đối mặt với một không gian rõ ràng sẽ tự thay đổi hoặc tự hủy diệt. Vì thế, chúng ta phải tìm thấy lại nguồn năng lượng riêng của từng lãnh thổ, từng vùng đất, gieo trồng, chăm bón cho nơi cư lưu (o#kos), hang ổ của chúng ta. Và ta đừng bao giờ quên đi ý nghĩa về tình thân hữu dành cho những người cũng đang chiếm giữ một nơi chốn riêng, những người đang thu mình lại trong cõi riêng của họ.
Đây là những gì mà Đạo lý (Ethos) có thể có nghĩa như một căn nguyên có khả năng tìm thấy cơ cấu tổ chức của nó, đẩy lùi lại những giới hạn vốn làm ta mất tự chủ trước thời giờ bận rộn, xa cách. Việc mở ra cho ta một khoảng thời gian là lúc mà sự tự cách ly dạy ta cách khám phá nó. Thế giới đã thay đổi. Virus đã làm ta hiểu rằng đời sống là độc địa. Sinh khí và độc địa tìm thấy mối liên hệ phổ biến của chúng trong một thế giới mà ta phải học cách để vượt qua mỗi mét vuông như một không gian vô tận. Điều này không xuất hiện trên sao Hỏa, tương lai rồi sẽ tốt đẹp hơn, nhưng ở trong một hành trình khủng khiếp hơn, trong một sự trải mở mênh mông hơn, ngay đây và bây giờ, trong một nơi chốn mà ta đang tái khám phá, và là nơi mà trại tế bần cùng lòng hiếu khách sẽ cần đến một phương thức tồn tại mới. Tất nhiên điều này sẽ không thể làm ta thôi nhìn về những vì sao.
Tuệ Đan lược dịch từ La vie après le confinement
Nguồn: diacritik.com (23/03/2020).
(TCSH374/04-2020)
I. VÔLEVIC
Ở đất nước chúng tôi người ta viết rất nhiều Anne Frank, về cuộc đời ngắn ngủi đầy bi thương của cô. Rất nhiều bài báo và những bài bút ký viết về Anne Frank và tập "Nhật ký" của cô.
VAXIN BƯCỐP
IRINA RISINA thực hiện cuộc trao đổi và ghi lại trên báo Văn Học 14-5-1986.
Trong dịp kỷ niệm 70 năm Cách Mạng Tháng Mười, Nhà hát chính kịch và hài kịch Matxcơva ở Taganca lại đưa lên sân khấu một vở cũ trong kịch mục của mình.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Người bạn gái Nga đầu tiên tôi quen ở Mátxcơva là Anna Platônôpna, một cô gái có bộ tóc đen nhánh xõa lên đôi vai tròn kiểu tóc thề, đôi mày đen vẽ nhánh cong trên gương mặt lúc nào cũng tỏa ra cái chất trong sáng của tâm hồn, nói tiếng Việt thành thạo với giọng mũi thoảng nhẹ thực dễ thương.
LTS: Ông Nguyễn Thạch Giang từ Hà Nội đã gửi cho chúng tôi bài viết này kèm theo một bức thư rất chí tình. Bài viết là một tư liệu quí và thú vị, lại rất phù hợp với số báo kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết và nội dung bức thư của ông Nguyễn Thạch Giang, thay cho lời tòa soạn.
"Tôi viết văn không nhằm đoạt giải thưởng hay sự công nhận. Tôi cảm thấy vinh dự, nhưng tôi nghĩ rằng phần thưởng này là thành tích chung của các nhà văn châu Phi".
MAI KHẮC ỨNG
Tùy bút
Từ Luân Đôn máy bay của hãng hàng không British Airways đưa chúng tôi sang Boston vào chiều ngày 10 tháng 9 năm 2001. C. David Thomas, Giám đốc trường Mỹ thuật Đông Dương bên Mỹ đón chúng tôi về nhà riêng tại 20 Welster Court Neuton Centre.
Đó là tiêu đề cuộc hội thảo giữa hai đoàn nhà văn Liên Xô và Việt Nam tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Liên Xô ở Mátxcơva buổi đầu tháng 4-1987.
HIỆU CONSTANT
Reng reng… chuông điện thoại reo vang. “A lô, tôi nghe đây!” “Bọn anh vừa đến Paris rồi, hiện đang đi ăn sáng, khi mô mà kiếm quán ăn sáng ở Paris khó hỉ! Đi hoài mới thấy!”, là giọng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
NGUYỄN CHIẾN
Không bao giờ Graham Green kể về các tác phẩm của mình trước khi ông đặt dấu chấm hết và đưa chúng tới nhà Xuất bản.
Vicki Convington (sinh ngày 22/10/1952) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng của miền Nam Hoa Kỳ (Về dưới mái nhà/ Gathering Home, Chim thiên đường/ Bird of Paradise, Chuyến đêm về nhà/ Night Ride Home, và Nhà trọ cuối cho đàn bà/ The Last Hotel for Women).
DƯƠNG VĂN TƯỜNG
Truyện ký
Rời Vancouver, chúng tôi không dùng máy bay mà rủ nhau xuyên biên giới qua Mỹ bằng chiếc Acura. Nỗi buồn xa Canada vơi đi với người bạn đồng hành.
HIỆU CONSTANT
Cuộc đời và sự nghiệp
François Cheng sinh năm 1929 tại thành phố Nam Xương. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu thư pháp, giáo sư đại học tại Pháp.
LTS: Valentin Raxputin là nhà văn lớn Xô Viết năm 1987 vừa tròn 50 tuổi. Các tác phẩm của ông như "Tiền cho Maria", "Hạn chót", "Sống và nhớ lấy", "Vĩnh biệt làng Matiôra", "Cháy nhà"... nổi bật lên niềm băn khoăn lo lắng cho số phận con người.
... Mỗi lần tôi đặt dấu chấm hết cho một tác phẩm, tôi nghĩ đó là tác phẩm hay nhất mình đã viết vì nó tương ứng với tuổi mình và thời điểm đó và tôi cho rằng trong khi đi xuyên qua cuộc đời, tôi bỏ lại sau lưng những cuốn sách của mình....
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký
Ngày 14 tháng 02 năm 2012, đoàn du lịch chúng tôi từ khách sạn Ramayana ở thủ đô Vientiane của nước bạn Lào qua cửa khẩu Laosamay chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan.
A. L. BARDACH
Đạo sư hiền hòa Swami Vivekananda, vị tăng sĩ xứ Bengal đã mang phép tu yoga tới Hoa Kỳ, đang thiền định ở London, năm 1896.
Thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Nhạc Walther Giger & Camille Huyền
Tiếng hát Camille Huyền
Ghi ta Walther Giger
LGT: Ursula Wills-Jones lớn lên ở Gloucestershire và sống ở Bristol. Người dân và các địa danh ở vùng Tây - Nam nước Anh là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của bà. Bà viết truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Các tác phẩm của bà được phát trên Radio 4 của BBC và diễn ở Bristol Old Vic. Bà cũng là cộng tác viên của chuyên mục Comment is Free của tờ báo Guardian.
TRẦN HUYỀN SÂM
Ở Pháp, vào mùa thu, người ta gọi là mùa của văn học/ La rentrée littéraire. Đấy là thời điểm mà bạn đọc và báo chí xôn xao về các giải thưởng.