Đời sống sau sự (tự) cách ly

10:04 03/07/2020

JEAN-CLET MARTIN   

Trong thời điểm cách ly và tự cách ly này, thế giới tái khám phá ra chiều kích mang lại cho nó một phương hướng nhất định.

Ảnh: internet

Việc hạn chế đi ra ngoài đặt chúng ta vào “các ranh giới”, vào một thế giới mà sự mở rộng của nó liên tục hướng về một thế giới khác, những thế giới vốn bị lõm sâu vào hằng hà sa số những nơi chốn. Đây rõ ràng là ý nghĩa mà Deleuze đã đem lại cho khái niệm giải lãnh thổ hóa (déterritorialisation).

Chúng ta không nên hiểu khái niệm này của Deleuze như thể hàm ý một sự du hành hay một sự di cư kiểu đời sống du mục (nomadisme). Theo Deleuze, đó là một cuộc du hành tại chỗ, tại một nơi chốn, và du mục không nhất thiết phải là một cuộc vượt qua sa mạc. Nó là thứ khiến ta phải biết cách làm sao để ở lại, để lưu lại, biết tiếp tục sống trong sự chán sống, trong một đời sống đang chuẩn bị tàng hình. Sự di cư này, đưa ta vào trong sự mở rộng tự thân của thế giới, không nhất thiết biến việc giải lãnh thổ kia buộc phải gắn liền với mặt đất, với địa hình. Ta không cần phải trốn chạy đi đâu cả. Không có cuộc du ngoạn hay lữ hành nào ở đây cả.

Không gian thực, thứ phân tách chúng ta hàng ngày, có thể luôn được phân chia thành những kinh nghiệm mới mẻ về nơi chốn. Chính tính phân định ranh giới của nơi chốn này lại luôn hứa hẹn cho mọi sự khai mở, mọi sự trở lại với cùng một chỗ, mọi sự thu mình lại trong một góc. Tuy nhiên, việc làm này, đặt trong thời đại toàn cầu hóa, không phải là điều gì đó có tính thụt lùi, mà ngược lại, thay vì di cư, việc ở một chỗ, việc hạn chế đi ra ngoài, việc tự cô lập, tự cách ly lại không ngừng làm thay đổi bản thân ta, liên tục khiến ta tìm kiếm lại ý nghĩa của cái mà người Hy Lạp cổ đại gọi là Đạo lý (Ethos).

Nơi chốn hay môi trường có khả năng tự chia tách, tự phân lập thành vô tận các phân đoạn, các khoảng cách này thực sự đã đào xới cho một kiểu hành vi, một căn nguyên đạo đức mới. Nơi chốn ấy giống như một loại tàu điện ngầm, ở đó con tàu sẽ đi từ nhà ga này đến nhà ga kia trong thời kỳ hậu tận thế, hậu tư bản. Mỗi nhà ga xuất hiện ở đó như một thế giới với nét đặc trưng riêng. Và giả như cuộc hành trình như thế luôn đứng trước sự rình rập của những hiểm họa, người ta sẽ luôn trang bị cho mình sự thận trọng. Sự thận trọng chính là sự chuẩn bị bố trí cho tính cách, hành vi và thói quen mà ta thực hiện ở một nơi chưa từng bao giờ biết đến.

Những ranh giới, ở đây, là dịp để ta học cách sống lại trong những nơi chốn thân thuộc. Đó không chỉ là những nơi chốn tự nhiên mà còn là nơi chốn nhân tạo, để sống trong một hình thức hiếu khách mới mẻ, luôn chào đón cái mới, cái xa lạ. Sự thích nghi ở một chỗ này, thích nghi một nơi chốn, một vị trí có thể chỉ ra sự thay đổi về cơ thể, thay đổi về nhân dạng. Việc sống trong một mét vuông cần đến rất nhiều những mánh khóe để ta có thể hình dung về một thứ nhà ga không gian thực sự ở đó. Thay vì đi cư, ta phải liên tục tái định cư, liên tục tái chế. Tái định cư phương thức tồn tại của chúng ta không gì khác hơn chính là căn nguyên tất yếu để mang lại cho một nơi chốn tất cả tiềm năng của nó, sự vô tận của các ngưỡng mà nó thiết lập giữa những không gian không thể chung đụng với nhau.

Một con muỗi trong suốt cuộc đời của nó di chuyển không quá một trăm mét. Và toàn cầu hóa đã mang những con muỗi từ Trung Quốc đến các nơi chốn khác, gieo dịch bệnh đến những nơi này, ở đó ta phải đối mặt với một không gian rõ ràng sẽ tự thay đổi hoặc tự hủy diệt. Vì thế, chúng ta phải tìm thấy lại nguồn năng lượng riêng của từng lãnh thổ, từng vùng đất, gieo trồng, chăm bón cho nơi cư lưu (o#kos), hang ổ của chúng ta. Và ta đừng bao giờ quên đi ý nghĩa về tình thân hữu dành cho những người cũng đang chiếm giữ một nơi chốn riêng, những người đang thu mình lại trong cõi riêng của họ.

Đây là những gì mà Đạo lý (Ethos) có thể có nghĩa như một căn nguyên có khả năng tìm thấy cơ cấu tổ chức của nó, đẩy lùi lại những giới hạn vốn làm ta mất tự chủ trước thời giờ bận rộn, xa cách. Việc mở ra cho ta một khoảng thời gian là lúc mà sự tự cách ly dạy ta cách khám phá nó. Thế giới đã thay đổi. Virus đã làm ta hiểu rằng đời sống là độc địa. Sinh khí và độc địa tìm thấy mối liên hệ phổ biến của chúng trong một thế giới mà ta phải học cách để vượt qua mỗi mét vuông như một không gian vô tận. Điều này không xuất hiện trên sao Hỏa, tương lai rồi sẽ tốt đẹp hơn, nhưng ở trong một hành trình khủng khiếp hơn, trong một sự trải mở mênh mông hơn, ngay đây và bây giờ, trong một nơi chốn mà ta đang tái khám phá, và là nơi mà trại tế bần cùng lòng hiếu khách sẽ cần đến một phương thức tồn tại mới. Tất nhiên điều này sẽ không thể làm ta thôi nhìn về những vì sao.

Tuệ Đan lược dịch từ La vie après le confinement
Nguồn: diacritik.com (23/03/2020).  
(TCSH374/04-2020)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • YURI KUDIVOV

    Tủ sách của tòa soạn báo "Thời mới" chúng tôi vừa nhận được một tác phẩm của PETER WRIGHT "THE SPY CATCHER"(Người bắt gián điệp). Cuốn sách nầy đã bị tẩy chay khỏi Anh Quốc. Hơn thế nữa, chính quyền Anh đã ra lệnh săn lùng cuốn sách ấy.

  • LUIS SUARDIAZ

    Cách dây một phần tư thế kỷ, nhà văn Pê Ru, Mario Vargas Llosa (Mario Vacgác Luxa) đã khơi dậy lòng nhiệt tình của đọc giả và các nhà phê bình bằng tác phẩm lừng lẫy "Thành phố và bầy chó".

  • Lúc giải Nobel về văn học được trao tặng cho ông Iosif Brodsky, người đã sống ở Mỹ từ 15 năm vừa qua, báo chí phương Tây cho rằng như thế từ nay những tác phẩm của nhà thơ ấy sẽ không bao giờ được xuất bản ở nước Nga nữa. Thế nhưng chúng tôi được biết Tạp chí "Thế Giới Mới" sẽ xuất bản một vài tác phẩm của Iosif Brodsky trong một ngày gần đây. Thông tín viên Gennady Zhavoronkov đã phỏng vấn Oleg Chaukhautsev, trưởng bộ môn thơ của Tạp chí.

  • VIỄN PHƯƠNG

    Vào ngày 06/03/1927, tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Colombia, Gabriel García Márquez ra đời. Và 55 năm sau đó, tên của ông được xướng lên tại Viện Hàn Lâm Thụy Điển dành cho giải Nobel Văn học năm 1982.

  • LGT: Trong số các tên tuổi văn học đang được phục hồi triệt để ở Liên Xô, Mikhail Bulgakov (1891 - 1940) là một trong những nhà văn đang được quần chúng bạn đọc ái mộ nhất, có thể nói một tác giả "siêu thời thượng". Có người gọi Bulgakov là một "Gogol thế kỷ XX".

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Nhân chuyến bay ngang qua Nhật, gặp mùa hoa anh đào, tôi ghé vào Tokyo chơi một ngày. Trong quán ăn sushi thắp đèn lồng, tôi làm quen với một người bạn Nhật. Anh là giảng viên đại học ngành lịch sử, làm thêm nghề hướng dẫn du lịch. Nói chuyện về thiền và thơ haiku, anh kể cho tôi nghe một câu chuyện thú vị. Sau này, mỗi khi nhìn thấy hoa anh đào, tôi đều nhớ anh, mong có dịp trở lại chốn cũ.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Như chúng ta biết, vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị từ năm 1945, nhưng cho đến giữa thập niên 1950, mong muốn và tính toán cho việc đưa Hoàng thái tử Bảo Long lên ngôi chấp chính vẫn còn âm ỉ.

  • NINA BOREVSKAYA

    Một chủ đề đã một thời bị cấm
    Tôi lấy làm sung sướng vì lúc viếng thăm Thượng Hải tôi được tiếp xúc với nữ sĩ Wang Anyi một nhà văn có tác phẩm được đọc nhiều. Bà thuộc vào thế hệ đang ở vào những năm 30 tuổi.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG
                      Bút ký

    Helsinki là thủ đô của Phần Lan - đất nước nằm về phía cực Bắc địa cầu, diện tích gần bằng Việt Nam, nhưng dân số chỉ hơn 5 triệu người.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    … Cohen lớn lên ở một khu dân cư trên sườn đồi Mount Royal, gần sông Saint-Laurent (St. Lawrence) thơ mộng, chảy qua Montréal, Québec… Sinh ngày 21 tháng 9 năm 1934 trong một gia đình gốc Do Thái, bên ngoại có dòng máu Nga, Leonard chịu ảnh hưởng nhiều của thân phụ…

  • HIỆU CONSTANT

    (SHO) Nói đến Nhà thờ Đức bà thì hầu như ai cũng đã từng nghe. Qua tác phẩm bất hủ của Victor Hugo, nhưng nơi đây cũng là địa điểm yêu thích mà bất kỳ khách tham quan nào ghé Paris cũng cố gắng dừng chân!

  • Viện khoa học Weizmann là một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về nghiên cứu và sáng tạo, một không gian lý tưởng cho việc hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học đa ngành. Người sáng lập viện là nhà hóa học, chủ nhân của patent “pure axeton”, cũng là nhà lãnh đạo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, Chủ tịch Tổ chức Phục quốc Do Thái và Tổng thống đầu tiên của Israel - Azriel Weizmann (1874 –1952).

  • Trong bài nói chuyện tại Yale Political Union1 ngày 23/4 năm nay, Meena Alexander bắt đầu với một trích dẫn từ bài luận năm 1821 của Shelley, “Sự biện hộ của thơ ca”. Kết luận – “Thi nhân là những nhà lập pháp không được thừa nhận của thế giới” – dẫn đến cuộc tranh luận sôi nổi. Sau đây là phiên bản đã sửa chữa đôi chỗ của bài nói chuyện mà Meena đã trình bày.

  • THÁI KIM LAN

    Thôi Hộ viết "hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"? Ở đâu thời nào Tây hay Đông, thì hoa vẫn nở, đào vẫn chớm nụ trong gió xuân.

  • ELENA PUCILLO TRUONG

    Mệt mỏi! Chiếc xe lửa liên tục dằn xóc tạo nên những va đập trên lưng làm toàn thân tôi ê ẩm. Có lúc cơn mệt nhọc đã làm tôi thiếp đi trong một giấc ngủ ngắn, rồi giật mình thức giấc vì cái đầu lắc lư, đập lên thành toa, đau điếng.

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Phải chăng, chiến tranh vẫn là chủ đề quan tâm nhất của xã hội phương Tây? Theo dõi đời sống văn học Pháp trong những năm trở lại đây, cho phép chúng ta khẳng định rằng, phần đa các tác phẩm đạt giải thưởng lớn đều có xu hướng lật lại quá khứ để lý giải những căn bệnh của xã hội đương đại.

  • Ông Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở nước này và là một trong những nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20, đã qua đời ở tuổi 95. Tổng thống Nam Phi đương nhiệm ông Jacob Zuma nói sẽ cử hành quốc tang với nghi lễ trọng thể nhất với Nelson Mandela. Toàn nước Nam Phi sẽ treo cờ rủ từ thời điểm này cho đến hết lễ tang. "Đất nước chúng ta mất đi người con vĩ đại nhất. Toàn thể dân tộc ta mất đi một vị cha đáng kính", Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma thông báo trong bài diễn văn đọc trên truyền hình trước toàn thể nhân dân.

  • ĐOÀN CẦM THI
          (Đọc “Yersin: dịch hạch & thổ tả” của Patrick Deville)

    Patrick Deville sinh năm 1957, tác giả của mười tiểu thuyết, giải thưởng Femina năm 2012, được coi là một trong các nhà văn Pháp hàng đầu hiện nay. Theo giới phê bình nghiên cứu, tác phẩm của Patrick Deville đã góp phần cách tân tiểu thuyết Pháp đương đại. Tiểu thuyết “Yersin: dịch hạch & thổ tả” của Patrick Deville vừa ra mắt độc giả Việt Nam.

  • Hai nhà văn Angiêri nổi tiếng Bulaiđ Đuđu và Muluđ Asur đến thăm tòa soạn Tạp chí "Văn học nước ngoài".

  • Nhà văn và ký giả Hoa Kỳ Patrick Smith, vị khách của Đại Hội 8 những nhà văn Xô Viết, đã tiếp nhận nhiều lời mời từ những đồng nghiệp Nga suốt thời kỳ ông lưu lại Moscow.